Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái giai đoạn mang thai tại trại lợn nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 38)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thê giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E.coli

gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương. Theo U.K. Urban (1983), các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó theo Smith B.B. (1995) , Taylor D.J. (1995), tăng cường vệ sinh chuồng

trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Winson khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Ở Pháp các tác giả Pierre brouillt và Bernarrd faroult (2003) đã nghiên cứu và kết luận: điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.

Các nghiên cứu của A.V.Trekaxova (1983), về chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng Novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch Novocain 0,5% liều từ 30 - 40ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 88 - 10cm. Dung dịch Novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị Penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong Novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

Đàn lợn nái ngoại giai đoạn mang thai tại trại lợn Nguyễn Văn Khanh, xã Tiền Tiễn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hảnh

Địa điểm: Trang trại lợn Nguyễn Văn Khanh, xã Tiền Tiễn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Thời gian tiến hành: từ ngày 24/7/2020 đến ngày 03/01/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi của trại.

- Thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn nái.

- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái.

- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái.

- Thực giện một số các công việc theo thực tế sản xuất.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi lợn của trại.

- Cơ cấu của đàn lợn nái sinh sản tại trại.

- Một số biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái của trại.

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nguyễn Văn Khanh, xã Tiền Tiễn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi của bản thân.

3.4.2.2. Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hằng ngày * Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức dõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công tác như:

Bảng 3.1: Lịch làm việc trong tuần

Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo bảo hộ, đi ủng rồi mới vào chuồng

Lịch làm việc buổi sáng Lịch làm việc buổi chiều

6h30p Khử trùng đi đẩy cám đổ cám vào thung chở cám vào chuồng tra cám cho lợn ăn

13h30p Vào chuồng lật máng cho lợn ăn, cào phân, kiểm tra xem có con biểu hiện bất thường về sức khỏe không để còn có biện pháp kịp thời Nhanh tay cào phân và hót phân cho

vào bao tải chuyển xuống cuối chuồng kiêm tra quạt

Tắm cho lợn

Thử lợn, ép lợn Sang bầu I thử ép lợn

Xịt rửa máng ăn, xịt gầm 17h Phối tinh cho những con đã lên giống trước đó

Phun xát trùng Phun sát trùng

Kéo cám về chuồng Chở phân ra khu xử lý chất thải Tra cám 16h lấy tinh lợn chuẩn bị tinh để phối

giống

Chở phân ra khu xử lý chất thải Gấp bao và quét dọn đầu chuồng Bật giàn mát và điều chỉnh quạt

thông gió cho phù hợp với thời tiết trong ngày hôm đấy trong chuông ngày hôm đấy

Tắt giàn mát, tắt điện, chỉnh quạt

Kết thúc buổi làm việc Chở bao cám ra kho

3.4.2.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai

Nuôi dưỡng

Trong chăn nuôi thì cám đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đàn lợn, đòi hỏi người chăn nuôi đặc biệt quan tâm và chủ động trong khâu cám. Trong quá trình thực tập tại trại lợn Nguyễn Văn Khanh, xã Tiền Tiễn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Tôi đã cùng cán bộ kỹ thuật và công nhân ở trại luôn đảm bảo đầy đủ cám về tiêu chuẩn cũng như khẩu phần cám cho lợn nái chửa, lợn nái nuôi con và lợn con sau cai sữa để cho chúng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao. Cám đang được sử dụng để chăn nuôi tại trại là cám hỗn hợp hoàn chỉnh có đầy đủ và cân đối dinh dưỡng là cám của Công ty cổ phần chăn nuôi CP sản xuất, bao gồm các loại cám được sư dụng cho lợn nái mang bầu là:

- Cám HI-GRO 567S.

- Cám HI-GRO 566.

Với những loại cám nêu trên đã đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng loại lợn và từng giai đoạn phát triển của chúng.

Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn hỗn hợp HI-GRO 566 và HI-GRO 567S với khẩu phần ăn chia theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

Từ ngày phối giống đến 21 ngày mang thai cho ăn cám HI-GRO 567S, đối với nái hậu bị ăn 1,6 - 1,8 kg/con/ngày, còn với nái dạ ăn 2,0 - 2,2 kg/con/ngày.

Từ ngày 22 đến 98 ngày mang thai cho ăn cám HI-GRO 566, đối với nái hậu bị ăn từ 2,0 - 2,2 kg/con/ngày, còn nái dạ ăn 2,2 - 2,4 kg/con/ngày.

Từ 99- đến 114 ngày mang thai cho ăn cám HI-GRO 567S, đối với nái hậu bị ăn từ 2,2 - 2,4 kg/con/ngày và nái dạ cho ăn từ 2,5 - 2,8.3 kg/con/ngày.

Chuồng trại

Chuồng trại được xây dựng khép kín ngăn cách với môi trường bên ngoài, chuồng có hệ thống giàn mát, quạt thông gió, đèn chiếu sáng, trong

mỗi một ô chuồng có 1 máng ăn, cứ 2 ô chuồng gần nhau lại có một mún uống tự động,…

Toàn bộ chuồng được xây dựng theo hướng Đông - Nam đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, nền chuồng và đường đi được bê tông hóa đảm bảo sạch sẽ.

Chăm sóc nuôi dưỡng

Trong thời gian thực tập tại trại chúng tôi tham gia cùng với cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại thực hiện một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa ở chuồng nái chửa kỳ II. Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa kỳ II được bắt đầu từ khi lợn nái chửa được 5 tuần cho đến khi trước ngày đẻ dự kiến 1 tuần. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng được thực hiện như sau:

- Buổi sáng 6h30 khử trùng đi đẩy cám lên chuồng và tra cám cho lợn ăn lật máng cào phân hót phân mang xuống cuối chuồng, xịt rửa máng ăn, đi đẩy cám lên và tra cám chuẩn bị cám cho bữa chiều 11h30p kiểm tra quạt và dàn mát điều chỉnh phù hợp với nhiệt độ trong ngày tắt điện chiếu sáng ,đóng cửa và nghỉ ngơi, nếu không phải trực trưa.

- Buổi chiều sau giờ nghỉ chưa 13h30p chúng tôi vào chuồng lợn lật máng cho lợn ăn, cào phân hót phân, tắm lợn, thử lợn xem đã lên giống chưa, phun sát trùng, lấy tinh lợn, phối giống lợn (thụ tinh nhân tạo cho lợn )thu gom phân chở ra ngoài khu vực xử lý chất thải, quét dọn chuồng,kiểm tra chuồng và quạt tắt điên đóng cửa, chở bao ra kho để, và những ngày cám về thì chúng tôi bốc cám xuống kho những ngày thường thì kết thúc công việc thì nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc.

Công tác vệ sinh chuồng nái

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh

trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như:

Bảng 3.2: Lịch sát trùng chuồng trại của trại

Thứ Thứ 2 Thứ3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ bảy Chủ nhật Công việc Quét, rắc vôi đường đi quanh trại Phun sát trùng 1 lần/ngày Xả vôi sút gầm Phun ghẻ Phun sát trùng 1 ngày / lân Vệ sinh tổng chuồng giàn mát... Phun sát trùng 1 ngày/lần

(Nguồn: chủ trại Mr. Khanh - Thanh Hà - Hải Dương)

Do nhận thức được điều này, trong suốt thời gian thực tập tôi đã thực hiện được tốt quy trình phun khử trùng và vệ sinh đối với chuồng nái như sau: - Phun sát khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc VirkonTMS pha 100 g/10l nước. Phun ướt đều bề mặt chuồng.

- Dùng vôi bột rắc và quét lối đi lại trong chuồng và lối vào chuồng. - Dùng 1 bao vôi, cho vào thùng hòa với nước ngoắng đều để xút gầm. - Tổng vệ sinh chuồng: quét mạng nhện, quét đầu chuồng, cuối chuồng, thu gom bao cám về kho,…

Quy trình phun khử trùng và vệ sinh chuồng trại được thực hiện rất tốt đảm bảo có thể phòng tránh được dịch bệnh và ô nhiễm một cách hiệu quả nhất.

Công tác phòng bệnh bằng vắc xin

Định kỳ hàng năm vào tháng 3, 7, 11 tiêm phòng bệnh tai xanh; tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh giả dại begonia cho tổng đàn, tháng 1, 6 tiêm bắp 2 ml/con tẩy ký sinh trùng.

Bảng 3.3: Công tác phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại

Loại lợn Tuổi Phòng bệnh Vaccine - thuốc Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn nái hậu bị

27 tuần tuổi Khô thai Parvo virus Tiêm bắp 2

27 tuần tuổi Giả dại Aujeszky’s

disease Tiêm bắp 2

28 tuần tuổi Dịch tả Swine fever Tiêm bắp 2

29 tuần tuổi LMLM Food And

Mouth Disease Tiêm bắp 2

30 tuần tuổi Tai xanh

Porcine Reproductive And Respiratory

Syndrome

Tiêm bắp 2

31 tuần tuổi Khô thai Parvo virus Tiêm bắp 2

31 tuần tuổi Giả dại Aujeszky’s

disease Tiêm bắp 2

Lợn nái mang thai

10 tuần chửa Dịch tả Swine fever Tiêm bắp 2

12 tuần chửa LMLM aftopor Tiêm bắp 2

14 tuần chửa E. coli neocolipor Tiêm bắp 2

(Nguồn: Kỹ thuật trại Hoàng Văn Cương cung cấp và được trực tiếp tham gia)

Bảng trên thể hiện, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn của trại hằng năm đạt được 100%. Như vậy, việc tiêm phòng bằng vắc xin thường xuyên được tiến hành trong trại để phòng một số bệnh. Đồng thời việc tiêm phòng vắc xin cũng là biện pháp bắt buộc trong ngành chăn nuôi thú y, nhất là chăn nuôi trang trại với quy mô lớn tạo điều kiện ổn định số lợn trang trại.

Các công tác khác

Phát hiện lợn nái động dục

- Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh, tai vểnh lên và đứng ì lại biểu hiện phê.

- Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đi lại cắn phá, ta quan sát được vào khoản 10 - 11 giờ trưa.

- Cơ quan sinh dục có biểu hiện: âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

Sau khi phát hiện lợn nái động dục thì công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả thụ thai là thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.

Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

- Bước 1: trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất đã được xác định (sau 24 - 29 giờ).

- Bước 2: chuẩn bị dụng cụ: que thụ tinh (que phối), kéo, phanh, bông, gel bôi trơn. Nước muỗi sinh lý.

- Bước 3: chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100 ml) và số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng). Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.

- Bước 4: vệ sinh lợn nái, vệ sinh cơ quan sinh dục cái bên ngoài bằng nước và lau khô bằng khăn, lau sạch bên trong vệ sinh theo cách truyền thống dùng bông và nước muối sinh lý phanh để vệ sinh với thao tác nhẹ nhàng đưa vào âm đạo lơn và ngoáy theo vòng xoãn ốc từ trong ta ngoài.

- Bước 5: dẫn tinh bằng các khâu sau:

+ Bôi trơn que phối dẫn tinh bằng gel bôi trơn.

+ Đưa que thụ tinh vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược theo chiều kim đồng hồ khi kịch thì rút ra 2 cm, cắt đầu tuýp đựng tinh lắp vào đầu que thụ tinh cho tinh chảy vào, khi hết tinh dịch tháo tuýp đựng tinh ra và đóng nắp que dẫn tinh vào và để lưu lại trong 5 phút.

+ Rút nhẹ que dẫn tinh xoay theo chiều kim đông hồ và vỗ mạnh vào mông lợn nái một cách đột ngột để lợn đóng tử cung lại.

- Bước 6: sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái. Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những con lợn nái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục đó. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =  số lợn mắc bệnh x 100  số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi:

Tỷ lệ khỏi (%) =  số con khỏi bệnh

x 100

 số con điều trị

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm excel 2010.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái giai đoạn mang thai tại trại lợn nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)