Thanh Lan Xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững thực trạng và giải pháp Truy cập từ

Một phần của tài liệu IA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP xây DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC ở nước TA HIỆN NAY (Trang 40 - 43)

http://svhttdl.tiengiang.gov.vn/lich-lam-viec-cua-lanh-ao/-/asset_publisher/LTKhIEQ3Qmto/content/xay-dung- gia-inh-hanh-phuc-ben-vung-thuc-trang-va-giai-phap

cực triển khai chính sách pháp luật về trẻ em. Xây dựng chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em, chống xâm hại trẻ em, triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn ở trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước. Tổ chức các hình thức phù hợp để lắng nghe nguyện vọng của trẻ em trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình. Bộ Y tế triển khai các biện pháp phòng chống trẻ em suy dinh dưỡng, đặc biệt là các trẻ em ở các tỉnh miền núi khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng các chính sách hạn chế tình trạng trẻ em bỏ học, đặc biệt là các em học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên xây dựng các điểm vui chơi giải trí cho trẻ em ở các vùng khó khăn, những nơi cơ sở vật chất còn thiếu thốn.27

2.3.1.5. Tiêu chí về chăm sóc sức khỏe

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và phát huy vai trò của người cao tuổi. Chăm sóc người cao tuổi cả về tinh thần lẫn vật chất. Các bộ, ngành địa phương chú trọng phát triển các ngành chuyên điều trị cho người cao tuổi trong các cơ sở y tế, có chính sách khuyến khích phát triển cơ sở chăm sóc, cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, sinh hoạt của người cao tuổi. Bảo đảm người cao tuổi có cơ hội được bình đẳng tham gia và hưởng thụ thành quả phát triển. Hội Người cao tuổi Việt Nam tiếp tục phát triển đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi, quan tâm đặc biệt đến người già neo đơn, người lớn tuổi có cuộc sống khó khăn ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.28

Lãnh đạo các cấp tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chính sách dân số. Chính quyền xã, thị trấn triển khai thực hiện, lồng ghép tuyên truyền với các hoạt động khác của địa phương, góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, nâng cao chất lượng dân số tại địa phương, đặc biệt là ở các xã vùng sâu vùng xa, ít được tiếp túc với các phương tiện thông tin đại chúng.

27Tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. (29/05/2020). Truy cập từ https://www.yenbai.gov.vn/bao-ve-cham-soc-tre-em/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx? https://www.yenbai.gov.vn/bao-ve-cham-soc-tre-em/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?

ItemID=804&l=Tinhoatdong&lv=11

28 TTXVN. (26/10/2020). Hội Người cao tuổi Việt Nam xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước. Truycập từ http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Hoi-Nguoi-cao-tuoi-Viet-Nam-xung- cập từ http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Hoi-Nguoi-cao-tuoi-Viet-Nam-xung- dang-la-cho-dua-tin-cay-cua-Dang-Nha-nuoc/411955.vgp

2.3.2. Giải pháp khắc phục vấn đề điều kiện vật chất

Thứ nhất, chính quyền, các bộ ngành cần triển khai các chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở tái cơ cấu ngành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp phải theo cơ chế thị trường, đồng thời phải bảo đảm các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng giá trị và lợi nhuận của các sản phẩm nông nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý

quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất nông nghiệp. Bên cạnh

đó cần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở các vùng nông thôn như xây dựng đê điều phòng chống thiên tai, …

Thứ hai, cần đầu tư xây dựng hệ thống hệ tầng giao thông đường bộ ở các vùng khó khăn, đặc biệt là các nơi vùng sâu vùng xa để tăng sự tiếp cận của người dân ở những vùng này với các vùng kinh tế khác. Từ đó mở ra cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng quê nghèo, thuận lợi cho việc di chuyển, thông thương hàng hóa. Tạo cho người dân sự chủ động trong việc mua bán trao đổi hàng hóa, không bị phụ thuộc vào thương lái.

Thứ ba, Nhà nước cần cụ thể hóa thành chính sách không chỉ coi gia đình là đối tượng thụ hưởng chính sách mà cần xác định gia đình là đơn vị tham gia vào thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Cần thực hiện theo hướng giảm cho không và tăng cho vay ưu đãi. Nhà nước chỉ hỗ trợ về chính sách, nguồn lực và hướng dẫn, còn bản thân hộ nghèo phải cố gắng vượt khó để thoát nghèo, tránh ỷ lại vào chính quyền. Tạo điều kiện thuận cho những hộ nghèo tiếp cận với các khoản vay vốn, kéo dài thời gian cho vay, chính sách này cũng được áp dụng cho các đối tượng hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Vì khoảng cách kinh tế giữa những nhóm hộ này là không lớn, chỉ cần những biến cố nhỏ cũng khiến những gia đình này tái nghèo. Các địa phương cần nghiêm túc rà soát tình trạng chạy theo thành tích, gian dối kết quả giảm nghèo hoặc trục lợi cá nhân từ chính sách giảm nghèo, làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả giảm nghèo bền vững. Biện pháp mạnh mẽ đem lại sự thay đổi sâu sắc cho vùng nông thôn nước ta là việc triển

khai chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác. 29

Thứ tư là cần ưu tiên đào tạo nghề, tạo công việc từ nguồn hỗ trợ, cung cấp thông tin về thị trường lao động, kết nối, giới thiệu việc làm cho những người nghèo ở vùng khó khăn. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho những lao động thuộc hộ nghèo, từ đó tạo ra nguồn thu nhập, thoát nghèo một cách chắc chắn.

Hình 1: Một lớp đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp 30

2.3.3. Giải pháp về vấn đề tinh thần trong gia đình

Thứ nhất là vấn đề phòng chống bạo lực gia đình. Đây không phải là việc của một cá nhân hay một tổ chức độc lập mà là công việc chung, cần có sự kết hợp đồng bộ, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan và cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng vào cuộc mới mang lại hiệu quả. Cần tăng cường vai trò lãnh đạo Chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong thực hiện phòng chống bạo lực gia đình.

Nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Đối tượng tuyên truyền là tất cả các thành viên trong gia đình, bao gồm cả người thực hiện bạo lực và nạn nhân của bạo lực. Tuyên truyền ngay trên ghế nhà trường để học sinh, sinh viên có thể nhận biết được các dạng của bảo lực gia đình, bởi những việc như chửi nhau, xúc phạm danh dự, nói

Một phần của tài liệu IA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP xây DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC ở nước TA HIỆN NAY (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)