Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho phần lớn người lao động đã giúp cho rất nhiều gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình có công với cách mạng, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn.19 Cùng lúc đó, nền kinh tế toàn cầu phát triển dẫn theo đời sống nhân dân được cải thiện, con người không còn bị cái ăn, cái mặc chi phối như vào thời kỳ đầu của đất nước, cuộc sống tinh thần ngày càng được quan tâm và chú trọng.
b. Tiêu chí về điều kiện tinh thần
Sau nhiều năm mở cửa kinh tế, toàn cầu hóa, điều kiện vật chất của người dân nước ta trở nên cải thiện hơn so với thời kỳ trước đổi mới. Phần đông, mọi người đều có cuộc sống sinh hoạt khá ổn định. Sau khi bỏ xuống gánh nặng do điều kiện kinh tế gây ra, tinh thần mọi người trở nên thoải mái, vui vẻ hơn và cũng bước vào giai đoạn chăm lo cho tinh thần của mình, quan tâm đến việc bồi đắp tình thân trong gia đình, giúp cuộc sống trong gia đình trở nên chan hòa hơn
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, cuộc sống mọi người ngày càng thuận tiện hơn, với quỹ thời gian dư ra các thành viên trong gia đình cũng trở nên chú trọng nhịp sống tinh thần của cá nhân và gia đình hơn. Khi cuộc sống ngày càng căng thẳng do khối lượng công việc tăng lên tỉ lệ thuận với sự phát triển của xã hội, thì thị trường hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm hàng hóa và dịch vụ với mục đích giúp cho mọi người được giải trí, thư giản hơn. Nhiều trò chơi ra đời để phục vụ cá nhân hay cả tập thể gia đình, giúp các thành viên gần gũi nhau hơn.
c. Tiêu chí về ứng xử trong gia đình
Nhờ vào những chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã thông qua trong nhiều năm nay, cuộc sống của trẻ em, phụ nữ, người già trong gia đình mới được cải thiện và đảm bảo khỏe mạnh nhiều hơn trước rất nhiều.
Giữa vợ chồng tồn tại mối quan hệ hôn nhân, sau khi có con sẽ tạo ra mối quan hệ huyết thống cha con, mẹ con trong gia đình. Vì thế mới nói hôn nhân là quan hệ chủ 19Ban Chấp hành Trung ương. (21/02/2005). Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Truy cập từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-49-CT-TW-xay-dung- gia-dinh-thoi-ky-cong-nghiep-hien-dai-hoa-130938.aspx
đạo trong gia đình, rồi từ đó hình thành quan hệ huyết thống. Cho nên xây dựng hôn nhân bền vững sẽ góp phần giúp gia đình yên vui, hạnh phúc. Vào ngày 19/06/2014, Quốc hội ban hành Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13, nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa vợ - chồng, bảo vệ lợi ích cho đôi bên, tạo tiền đề cho một mối quan hệ cân bằng, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.20
Trong Luật hôn nhân và gia đình cũng bao gồm các điều khoản nhằm bảo đảm quan hệ hòa thuận đầm ấm giữa cha mẹ với con, ông bà với cháu và cả anh chị em với nhau.
d. Tiêu chí về giáo dục
Luật trẻ em số 102/2016/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 05/4/2016, đã tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các quyền trẻ em, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền lợi hợp pháp cho trẻ em. Với 25 điều quy định, Luật trẻ em đã đảm bảo cho mỗi đứa trẻ sinh ra đều có thể được sống, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, vui chơi giải trí,… một cách bình đẳng không phân biệt là dân tộc hay giới tính nào. Ngay cả trẻ em vùng núi, những nơi giao thông bất tiện cũng được các đơn vị địa phương hỗ trợ cắp sách đến trường. Nhằm giảm thiểu tối đa phần trăm thất học ở các vùng, đồng thời đẩy mạnh việc gia tăng thành phần tri thức lên.
Bên cạnh bộ luật được ban hành thì chính bản thân người dân cũng nhìn rõ được tầm quan trọng của việc học, chỉ khi có kiến thức chuyên môn thì mới được tuyển dụng làm việc với mức lương cao, trở nên thành công và sống một cuộc đời khoái lạc hơn.
Nhờ vào những điều luật, chính sách được ban hành những năm này, trẻ em đã trở thành đối tượng được chú tâm bảo vệ trong xã hội, không còn phải đối mặt với nguy hiểm hay thiệt thòi, do không đủ hiểu biết hay kỹ năng ứng xử trước những tình huống đặc biệt.21 Gia đình và trường học cũng chú trọng hơn trong việc hướng dẫn trẻ