Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu GIA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP xây DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC ở nước TA HIỆN NAY (Trang 29 - 35)

II. PHẦN NỘI DUNG

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Mặt hạn chế

a. Tiêu chí về điều kiện vật chất

1 Tạ Thị Hương. (06/02/2018). Các chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Truy cập từ http://gopfp.gov.vn/chi-tiet-an-pham/-/chi-tiet/cac-chinh-sach-%C4%91oi-voi-nguoi-cao-tuoi-o-viet- nam-8214-3304.html

2Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 138

28

Bên cạnh những lớp người đã có thể ổn định về mặt vật chất nhờ vào sự phát triển kinh tế và tiếp tục vun đắp cho đời sống tinh thần, thì đâu đó vẫn còn rất nhiều gia đình sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn vật chất, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, nơi kinh tế khó phát triển, phương tiện khó lưu thông.

Vật chất không phải là thứ có thể mang lại hạnh phúc thật sự nhưng đấy là thứ có thể đảm bảo cho nhiều gia đình được sống hạnh phúc, đủ đầy. Con người khi thiếu thốn vật chất thì sẽ buộc phải buôn trải cho cuộc sống khó khăn, chịu nhiều áp lực như thế khiến con người ta không có thời gian cho gia đình và cũng dễ cáu giận với người thân, vô tình tạo nên những tổn thương không đáng có. Ngoài ra, cuộc sống túng quẫn dễ khiến người ta mắc vào những tệ nạn xã hội, dễ bị lừa gạt bởi bọn buôn người hay thậm chí phạm tội.

b. Tiêu chí về điều kiện tinh thần

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều đời điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử đã ra đời, phục vụ đời sống, giúp giải trí, nhưng lại có nhiều người lạm dụng quá mức, rồi lãng quên những người thân bên cạnh, thay vì dùng thời gian bên gia đình thì lại đắm mình vào điện thoại, làm gia tăng khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình, khiến quan hệ tình cảm trở nên lạnh cảm, xa cách.

Một vấn nạn nghiêm trọng rất được quan tâm trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc là bạo lực gia đình, đây không phải tình trạng hiếm có ở nước ta, và những gia đình nghèo khó thường là nơi xảy ra bạo lực gia đình. Nghèo tuy không có tội nhưng sống trong cảnh nghèo khó lâu dài sẽ hội tụ nhiều yếu tố khiến con người ta dễ mắc sai lầm chẳng hạn như: áp lực do cuộc sống vật chất, trở nên ích kỷ,… Từ đó dẫn đến những vụ bạo lực gia đình, mà nạn nhân của các vụ bạo lực thường là trẻ em, người già, phụ nữ hay đối tượng yếu đuối không có năng lực tự vệ dễ trở thành nơi trút giận cho những kẻ ích kỷ. Hiện trạng này đã làm rạn nứt, phá hoại tình cảm gia đình, làm cho quan hệ gia đình trở nên mong manh, dễ dàng tan vỡ hơn.

Ngoài ra, việc sa vào các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… cũng khiến con người ta dễ đánh mất lý trí, làm ra những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật. Điển hình, hầu hết đàn ông gây ra bạo lực gia đình đều có dính vào tệ nạn xã hội.

29

c. Tiêu chí về ứng xử trong gia đình

Tư tưởng đổi mới, khiến các thành viên trong gia đình cử xử thoải mái hơn, không còn bị ràng buộc quá nhiều bởi thứ gọi là “gia quy” như thời trước. Nhưng cũng vì thế, nhiều người quên mất việc kính trên nhường dưới là một truyền thống dân tộc quý báu cần được giữ gìn và phát huy. Nhiều ông bà, cha mẹ vì quá yêu chìu con mà không hướng dẫn, dạy dỗ con cách hành xử, khiến chúng dễ làm ra những hành vi thiếu lễ phép, không tôn trọng người lớn, lâu dần sẽ hình thành tính cách xấu, gây tổn thương cho người khác, và gây rạn nứt tình cảm gia đình.

Mối quan hệ của nhiều cặp cha con, mẹ con cũng trở nên gay gắt, khi mọi người ai cũng muốn nói nhưng không ai chịu lắng nghe. Đôi bên đều không tìm hiểu cách nghĩ của đối phương mà chỉ muốn thể hiện suy nghĩ của mình. Cha mẹ đều rất yêu thương con, muốn tốt cho con nhưng nhiều khi lại dùng cách nghĩ của thế hệ trước mà có đôi chút áp đặt. Con cái từ bé đều phụ thuộc và yêu thương cha mẹ của mình, những người cho chúng sự yêu thương đầu tiên trên cuộc đời, nhưng trong quá trình trưởng thành sẽ dần hình thành tính cách và muốn tự do làm điều mình muốn mà bỏ qua những lời khuyên hay cảnh báo từ cha mẹ vì sự bốc đồng của tuổi trẻ, hay đam mê cái tự do không có thật. Nói chung, giữa cha mẹ và con cái có lẽ đều yêu thương nhau đấy, nhưng lại không dùng cách mà đối phương mong muốn để thể hiện sự quan tâm. Sự nhường nhịn của mỗi thành viên sẽ dần mờ nhạt, nếu họ không dành quá nhiều sự kiên nhẫn với người thân sau khi buộc phải nhẫn nhịn xã giao ngoài xã hội.

d. Tiêu chí về giáo dục

Quá trình hội nhập quốc tế đã góp phần giúp cho sự phát triển của kinh tế, nền công nghệ khoa học,… nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều tác động tiêu cực do các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ma túy, buôn lậu,… cũng theo dòng lưu thông mà tràn ngập khắp xã hội. Ngày nay, gần như toàn bộ mọi người đều sử dụng điện thoại thông minh với mạng xã hội để học tập và làm việc, mà mạng xã hội chính là cái nơi tạp nham, tốt xấu lẫn lộn. Và càng nghiêm trọng hơn khi, tệ nạn xã hội xuất hiện cả trên mạng, nơi mà phụ huynh và nhà trường càng khó để phát hiện nếu con trẻ có lỡ sa vào.

Tệ nạn gây loạn cho xã hội, và những đối tượng thường bị lôi kéo là thanh niên, ở cái tuổi dễ tò mò mà nếu phụ huynh và nhà trường nếu thiếu sự hợp tác để chú ý quan

30

tâm thì rất dễ sa vào cám dỗ. Nhiều thanh niên sau khi sa vào tệ nạn xã hội, tính cách thường trở nên khó chịu, lầm lì, không màng đến người thân, thậm chí lừa tiền của gia đình để tiếp tục phục vụ cho bản thân, tình trạng này nếu diễn ra lâu dài và không được kịp thời ngăn chặn rất có thể sẽ gây ra những hối tiếc không đáng có.

e. Tiêu chí về y tế và chăm sóc sức khỏe

Suy nghĩ của lớp người trẻ tuổi về hôn nhân cũng thoáng hơn, thoáng đến mức nhiều đôi đối với hôn nhân rất dễ dãi, kết hôn nhanh mà ly hôn cũng nhanh, khiến tình trạng ly hôn ở nước ta ngày một phổ biến. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh năm 2016 thụ lý 330 vụ án ly hôn; năm 2017 con số này là 398 vụ, tăng 68 vụ = 20,6% so với cùng kỳ năm 20161.

Việc kết hôn sớm khi chưa đủ điều kiện trang trải cuộc sống sẽ dễ tạo nên những đau lòng không đáng có. Chẳng hạn như khi năng lực xã hội và nền tảng tinh thần không đủ mạnh mẽ để gánh chịu áp lực kinh tế và trở ngại từ xã hội, thì rất dễ gây ra bệnh trầm cảm, khiến tinh thần bị suy kiệt. Khi không thể chịu đựng nữa thì mối quan hệ sẽ tan vỡ Vợ chồng nếu không thể sống cùng nhau nữa thì chia tay là chuyện bình thường nhưng nếu có con rồi thì so với trước khi chia tay càng cần chăm sóc con đầy đủ hơn về mặt tinh thần, không nên tạo cho đứa trẻ cảm giác thiếu thốn tình cảm hay suy nghĩ cha mẹ không cần chúng, dẫn đến những tình cảnh đáng tiếc như sa vào các tệ nạn xã hội, bị lừa bán hay xâm hại do không ai bảo vệ. Mỗi một đứa trẻ nên được sinh ra trong tình yêu thương, trẻ con không có tội, đừng bắt chúng gánh vác sai lầm mà người lớn phạm phải.

2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế a. Tiêu chí về điều kiện vật chất

Nước ta vốn tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp đã từ rất lâu. Hình thức này gắn liền với các hộ gia đình, nhất là ở vùng nông thôn, thêm vào đó ở nông thôn cũng khó khăn hơn khi độ hiểu biết và khả năng thích nghi với thay đổi không cao như thành thị nên việc chuyển hướng ngành nghề cho những hộ gia đình làm nông nghiệp

1Nguyễn Mai Thúy. Tình trạng ly hôn gia tăng- Nguyên nhân, giải pháp, khắc phục. Truy cập từ http://www.vksquangninh.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/cac-d-o-lu-t-tu-phap-m-i/2608-tinh-trang-ly-hon- gia-tang-nguyen-nhan-giai-phap-khac-phuc

31

trong quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp chưa thể giải quyết triệt để. Song hoạt động nông nghiệp truyền thống kém hiệu quả hơn so với cách thức hiện đại, gây nhiều trở ngại cho khả năng kinh tế của các hộ gia đình nông thôn.

Bên cạnh đó, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo là những nơi kinh tế chưa phát triển, giao thông bị hạn chế do đường xá khó khăn. Giao thông vận tải không phát triển dẫn đến việc lưu thông hàng hóa trở nên khó khăn, phải phụ thuộc vào những buôn thương đến mua hàng, dễ gây ra tình trạng buôn thương ép giá nông dân, khiến thu nhập của nông dân từ nông sản thấp hơn giá trị hàng hóa, đồng thời cũng tạo áp lực kinh tế cho cả khu vực vì tình huống đều giống nhau.

b. Tiêu chí về điều kiện tinh thần

Tuy Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ các đối tượng yếu đuối trước tình trạng bạo lực gia đình, cũng như thực hiện các buổi tuyên truyền giáo dục giúp người dân mở rộng tư tưởng, phòng chống tình trạng bạo lực, nhưng ở những vùng sâu, vùng xa việc triển khai vẫn còn nhiều hạn chế do giao thông bất tiện cho việc đi lại thường xuyên, thời gian hạn chế do lộ trình dài hơn thậm chí khó đi do đường xấu hơn so với nội thành.

Mặt khác, đa số nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình là phụ nữ và không có học thức cao, tư tưởng còn cổ hủ. Họ sống phụ thuộc vào chồng nhiều hơn so với phụ nữ hiện đại, nên dễ có suy nghĩ cam chịu khi bị đánh, hay không dám phản kháng, thậm chí thà che cho con để bị đánh nhiều hơn chứ không chịu báo án cho chính quyền giải quyền.

c. Tiêu chí về ứng xử trong gia đình

Thời đại đổi mới, tạo nên sự khác biệt tư tưởng rõ rệt giữa hai thế hệ trước và sau bước chuyển thời đại. Nhiều cụ sống hơn nửa đời người với tư tưởng của xã hội cũ, không thể thích nghi với lối sống phóng khoáng của con cháu đời sau. Trong khi, các thế hệ sau bước chuyển thời đại sinh sống và học tập trong một xã hội với tư tưởng mở rộng, không chấp nhận được cách nghĩ của người xưa.

Mâu thuẫn giữa các thế hệ về tư tưởng sống do sự thay đổi của xã hội không được hòa hoãn khiến mối quan hệ trong gia đình dễ trở nên căng thẳng, hình thành nên khoảng

32

cách thế hệ. Trong một gia đình việc có khoảng cách rất dễ gây tranh cãi, khiến mối quan hệ trở nên nhạt nhòa, mong manh.

d. Tiêu chí về giáo dục

Việc mở rộng giao lưu hàng hóa giữa các nước giúp phát triển nền kinh tế, giao lưu văn hóa, nâng cao trình độ kĩ thuật khoa học,… nhưng đồng thời cũng khiến việc kiểm soát xuất nhập khẩu trở nên khó khăn hơn thời đóng cửa, vô tình tạo nên lỗ hỏng biên giới cho nhóm người buôn lậu thực hiện việc phi pháp. Hệ thống mạng lưu thông gần như triệt để, giúp đỡ cho việc học tập nhiều điều mới và cũng du nhập nhiều tệ nạn xã hội cùng những văn hóa phẩm đồi trụy vào nước ta.

Trong xã hội hiện đại, hầu hết các bậc phụ huynh đều đi làm, và có rất nhiều cha mẹ vì giấc mơ, sự nghiệp của mình mà bỏ quên con cái, khiến nhiều đứa trẻ cảm thấy cô đơn, không được quan tâm, và cũng nhiều đứa trẻ vì nguyên nhân này mà muốn tìm hiểu những thứ “mới lạ”, rồi khiến bản thân phải đối mặt với nguy hiểm như: nghiện thuốc, rượu chè, cờ bạc, ma túy, đánh nhau,… hay thậm chí bị lừa bởi bọn buôn người. Đây là những điều mà không một phụ huynh nào muốn chứng kiến, nhưng nhiều bậc cha mẹ đã trải qua cảm giác đau lòng thế này vì nhất thời lơ là, không quan tâm đến con cái của mình.

Khả năng kinh tế của phụ huynh đa phần đều ngày càng ổn đinh. Song chi phí con đi học xa cũng rộng rãi hơn, túi tiền lớn cùng với những cám dỗ nơi xa hoa, khiến nhiều học sinh, sinh viên sống xa gia đình không quản lí được bản thân, vướng vào các tệ nạn xã hội. Trước dụ dỗ, về sau đe dọa là thủ thuật, chiêu trò của các bọn lừa người. Nhiều sinh viên vướng vào rồi không có lối thoát ra, cũng sẽ có thể hủy cả tương lai của chính mình.

e. Tiêu chí về y tế và chăm sóc sức khỏe

Năm 2017, có hơn 40% các cặp vợ chồng ở dưới độ tuổi 30 (trong đó số các cặp vợ chồng từ 22 tuổi trở xuống chiếm khoảng 3%). Từ số liệu trên, ta có thể thấy được phần lớn các vụ ly hôn là của nhóm người trẻ tuổi, thường là vào 5 năm chung sống đầu

33

tiên1. Các cặp đôi trẻ tuổi thường kết hôn sớm do sự bồng bột, xúc động nhất thời của bản thân, họ bị tình yêu lúc đang nồng nhiệt che mất những hiện thực sẽ xảy ra khi cùng chung sống.

Khi bắt đầu trở thành một gia đình, nếu không chuẩn bị sẵn tinh thần chịu trách nhiệm cho cuộc sống của nhau thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn. Do còn quá trẻ nên thiếu kỹ năng, kinh nghiệm sống giữa vợ chồng, còn ham chơi nên ít quan tâm đến đối phương. Kết hôn sớm, trong khi kinh tế chưa ổn định cũng khiến cuộc sống hôn nhân gặp áp lực. Tuổi trẻ chưa trải nghiệm nhiều nên tính tình sốc nổi, cái tôi của bản thân còn quá lớn, không ai nhường ai, dễ bị cám dỗ bởi các mối quan hệ bên ngoài khi gặp khó khăn trong hôn nhân. Mâu thuẫn hình thành nhưng không được giải quyết dẫn đến đỉnh cao sự việc là ly hôn.

Một phần của tài liệu GIA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP xây DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC ở nước TA HIỆN NAY (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)