II. PHẦN NỘI DUNG
2.3.2. Giải pháp khắc phục vấn đề điều kiện vật chất
1Ban biên tập cổng Yên Bái. (29/05/2020). Tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Truy cập từhttps://www.yenbai.gov.vn/bao-ve-cham-soc-tre-em/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin- tuc.aspx?ItemID=804&l=Tinhoatdong&lv=11
2Thông tấn xã Việt Nam. (26/10/2020). Hội Người cao tuổi Việt Nam xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước. Truy cập từhttp://baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Hoi-Nguoi-cao-tuoi- Viet-Nam-xung-dang-la-cho-dua-tin-cay-cua-Dang-Nha-nuoc/411955.vgp
Thứ nhất, chính quyền, các bộ ngành cần triển khai các chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở tái cơ cấu ngành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp phải theo cơ chế thị trường, đồng thời phải bảo đảm các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng giá trị và lợi nhuận của các sản phẩm nông nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất nông nghiệp. Bên cạnh đó cần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở các vùng nông thôn như xây dựng đê điều phòng chống thiên tai, …
Thứ hai, cần đầu tư xây dựng hệ thống hệ tầng giao thông đường bộ ở các vùng khó khăn, đặc biệt là các nơi vùng sâu vùng xa để tăng sự tiếp cận của người dân ở những vùng này với các vùng kinh tế khác. Từ đó mở ra cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng quê nghèo, thuận lợi cho việc di chuyển, thông thương hàng hóa. Tạo cho người dân sự chủ động trong việc mua bán trao đổi hàng hóa, không bị phụ thuộc vào thương lái.
Thứ ba, Nhà nước cần cụ thể hóa thành chính sách không chỉ coi gia đình là đối tượng thụ hưởng chính sách mà cần xác định gia đình là đơn vị tham gia vào thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Cần thực hiện theo hướng giảm cho không và tăng cho vay ưu đãi. Nhà nước chỉ hỗ trợ về chính sách, nguồn lực và hướng dẫn, còn bản thân hộ nghèo phải cố gắng vượt khó để thoát nghèo, tránh ỷ lại vào chính quyền. Tạo điều kiện thuận cho những hộ nghèo tiếp cận với các khoản vay vốn, kéo dài thời gian cho vay, chính sách này cũng được áp dụng cho các đối tượng hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Vì khoảng cách kinh tế giữa những nhóm hộ này là không lớn, chỉ cần những biến cố nhỏ cũng khiến những gia đình này tái nghèo. Các địa phương cần nghiêm túc rà soát tình trạng chạy theo thành tích, gian dối kết quả giảm nghèo hoặc trục lợi cá nhân từ chính sách giảm nghèo, làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả giảm nghèo bền vững. Biện pháp mạnh mẽ đem lại sự thay đổi sâu sắc cho vùng nông thôn nước ta là việc triển khai
chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác.1
Thứ tư là cần ưu tiên đào tạo nghề, tạo công việc từ nguồn hỗ trợ, cung cấp thông tin về thị trường lao động, kết nối, giới thiệu việc làm cho những người nghèo ở vùng khó khăn. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho những lao động thuộc hộ nghèo, từ đó tạo ra nguồn thu nhập, thoát nghèo một cách chắc chắn.
Hình 1: Một lớp đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp 2
2.3.3. Giải pháp về vấn đề tinh thần trong gia đình
Thứ nhất là vấn đề phòng chống bạo lực gia đình. Đây không phải là việc của một cá nhân hay một tổ chức độc lập mà là công việc chung, cần có sự kết hợp đồng bộ, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan và cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng vào cuộc mới mang lại hiệu quả. Cần tăng cường vai trò lãnh đạo Chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong thực hiện phòng chống bạo lực gia đình. Nângcao hiệu quả của công tác giáo dục, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Đối tượng tuyên truyền là tất cả các thành viên trong gia đình, bao gồm cả người thực hiện bạo lực và nạn nhân của bạo lực. Tuyên truyền ngay trên ghế nhà trường để học sinh, sinh viên có thể nhận biết được các dạng của bảo lực gia đình, bởi những việc như chửi nhau, xúc phạm danh dự, nói xấu nhau cũng là
1Tìm giải pháp thoát nghèo hiệu quả. (03/08/2021). Truy cập từhttps://thaibinh.gov.vn/gnbv/tin-tuc-su-kien/tin- giam-ngheo/tim-giai-phap-thoat-ngheo-hieu-qua.html
2 Nguyên Quốc. (12/03/2018). Gắn đào tạo nghề với nhu cầu thực tế. Truy cập từ
những hình thức bạo lực gia đình chứ không chỉ riêng dùng vũ lực. Cần xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Nạn nhân bị bạo hành cần trang bị cho mình kiến thức kỹ năng để tự bảo vệ bảo vệ bản thân như: độc lập về tài chính, có nghề nghiệp ổn định, học cách làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình và nuôi dạy con cái. Đội ngũ làm công tác phòng chống bạo lực gia đình cần được đào tạo, bồi dưỡng để có đủ kiến thức, năng lực để giáo dục, tuyên truyền pháp luật, tăng kỹ năng hòa giải với các bên xảy ra mâu thuẫn khi có bạo lực gia đình. 1
Hai là, mỗi thành viên trong gia đình cần học cách tôn trọng suy nghĩ, quyết định của nhau. Sự thiếu tôn trọng sẽ gây ra những tổn thương cho người khác. Dù trình độ dân trí ngày càng được cải thiện, tuy nhiên tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn, điều này rất dễ dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người chồng đối với người vợ. Hay trong mối quan hệ của cha mẹ với con cái, nhiều bậc cha mẹ luôn bắt ép con phải làm theo những gì mình đã sắp xếp không cần biết con có thích hay không. Suy nghĩ cho rằng cha mẹ có quyền quyết định cả tương lai của con có thể dẫn đến việc con cái lúc nào cũng cảm thấy bất mãn và tìm cách chống đối, tách biệt khỏi cha mẹ.
Ba là, trong thời đại công nghệ 4.0, truyền thông là một cách lan tỏa những điều tốt đẹp. Thay vì mỗi người một thiết bị di động thì cả gia đình có thể cùng nhau xem các chương trình truyền hình. Các nhà đài phát sóng các chương trình về hạnh phúc gia đình nhằm lan truyền những thông điệp ý nghĩa. Các chương trình truyền hình sẽ giúp các thành viên trong gia đình có không gian sinh hoạt chung, xích lại gần nhau hơn. Thông qua các chương trình, cha mẹ sẽ thấu hiểu con em mình hơn và con cái cũng có sự đồng cảm với suy nghĩ của cha mẹ. Không dừng lại ở việc chia sẻ mà chương trình có thể tích hợp giúp nhân vật tìm lời khuyên, giải pháp thông qua sự góp mặt của các chuyên gia tâm lý. Điều này sẽ làm cho những mâu thuẫn trong gia đình tìm được hướng giải quyết.
1 Nguyễn Mạnh Thân. (16/04/2020). Bạo lực gia đình và một số giải pháp phòng tránh bạo lực gia đình. Truy cập từ https://phunu.khanhhoa.gov.vn/article/goc-tu-van/bao-luc-gia-dinh-va-mot-so-giai-phap-phong- tranh-bao-luc- gia-dinh.html
Hình 2: Cả gia đình cùng nhau xem TV 1
Thứ tư, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên xây dựng các điểm vui chơi giải trí cho trẻ em ở các vùng khó khăn, những nơi cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Chính quyền xã, phường, các tổ chức như Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên tạo ra các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao để giải trí, vui chơi đối với từng lứa, tạo cho thanh thiếu niên một môi trường lành mạnh, có điều kiện tiếp xúc, hoà nhập với nhóm bạn tốt, sống có lý tưởng, từ đó tránh xa những đối tượng xấu lôi kéo vào con đường sai trái
2.3.4. Giải pháp về việc ứng xử trong gia đình
Thứ nhất là ông bà, cha mẹ phải làm gương cho con cái, có trách nhiệm dạy dỗ giáo dục con cái ngay từ lúc còn thơ, không nên chỉ ỷ lại vào giáo dục của nhà trường. Bởi gia đình chính là môi trường giáo dục đầu tiên của một con người, đây sẽ là nơi đầu tiên góp phần hình thành nhân cách của mỗi đứa trẻ. Cần phải có phương pháp dạy con hợp lí, tránh nuông chiều con cái quá mức. Những cách dạy con cha mẹ có thể tham khảo từ nhiều nguồn như kinh nghiệm của những người đi trước, sách báo, mạng Internet, …
Thứ hai, các thành viên trong gia đình cần học cách chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau. Muốn hòa chung là một thể thống nhất thì mọi người phải thực sự thấu hiểu đối phương,
1 Ánh Dương. (24/05/2019).Cùng nhau quây quần xem TV là biểu hiện của một gia đình hạnh phúc. Truy cập từhttps://cafebiz.vn/cung-nhau-quay-quan-xem-tv-la-bieu-hien-cua-mot-gia-dinh-hanh-phuc-
còn khi “ông nói gà, bà nói vịt” thì gia đình sẽ chỉ toàn những tranh cãi, bất hòa. Mỗi người một ý không ai nhường ai, không ai chịu hiểu ai thì không thể cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Chia sẻ việc nhà cùng nhau là việc làm thể hiện tình cảm thiết thực nhất. Phụ nữ thường bị quy kết cho nghĩa vụ là chăm lo việc nhà, và người đàn ông thì nghĩ việc nhà hiển nhiên thuộc về phụ nữ. Chính bởi suy nghĩ lệch lạc đó mà rất nhiều người chồng thường phó mặc việc nhà cho phụ nữ. Dẫn đến những người phụ nữ cảm thấy bực bội, gây bất hòa. Vì vậy chia sẻ việc nhà trong mỗi gia đình tưởng chừng là chuyện rất nhỏ nhưng góp một phần lớn đến việc xây dựng gia đình hạnh phúc.
2.3.5. Giải pháp về vấn đề giáo dục
Thứ nhất, cha mẹ cần quản lí vấn đề sử dụng mạng xã hội của con em mình. Quy định khoảng thời gian mà trẻ em có thể sử dụng mạng xã hội, các thiết bị điện tử. Phụ huynh nên giải thích cho con về các quy định để bé hiểu rõ hơn về những gì mà con có thể và không thể chia sẻ trên các nền tảng này. Sử dụng các công cụ để kiểm soát việc sử dụng các nền tảng online như Youtube Kids, … Nền tảng mạng xã hội là nơi mà mọi người có thể tiếp xúc với trẻ. Một số người có thể để lại những bình luận gây tổn thương hoặc lời lẽ xúc phạm gây ảnh hưởng đến tâm trí trẻ. Vì vậy cha mẹ cần thảo luận với bé về vấn đề bạo lực trên mạng xã hội và hướng dẫn con những điều cần làm khi gặp phải tình huống tương tự. Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ không nên theo dõi quá mức hay là cấm việc sử dụng các trang mạng xã hội của con, thay vào đó hãy trang bị cho con những kiến thức để sử dụng chúng một cách tốt nhất.
Hình 3: Youtube Kids – Một nền tảng xem video dành cho trẻ em 1
1Bảo Trân. (17/10/2020). Cần kiểm soát triệt để nội dung YouTube cho trẻ em. Truy cập từhttps://laodong.vn/xa- hoi/can-kiem-soat-triet-de-noi-dung-youtube-cho-tre-em-845883.ldo
Thứ hai là vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội. Cần có sự tham gia quyết liệt của Chính phủ, các sở ngành, địa phương cũng như từng gia đình trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Đa dạng hóa nội dung và hình thức công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội đến rộng rãi người dân. Đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền ở lứa tuổi học sinh, đây là độ tuổi dễ bị sa ngã vào con đường tệ nạn nhất. Cha mẹ cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc quản lý, giáo dục con cái, lấy mình làm tấm gương để con trẻ noi theo, tránh xung đột trong gia đình để tạo môi trường tốt cho trẻ phát triển. Trong độ tuổi dậy thì, cha mẹ cần quan tâm đến đời tư và tâm lí của con cái để hướng cho con cái cách định hướng đúng trong các mối quan hệ. Cần phải biết con mình chơi với ai, bạn bè tốt hay xấu, tránh để bạn bè dụ dỗ. Liên kết chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng trong việc giáo dục, phòng ngừa tệ nạn xã hội. Chính quyền các xã, phường cần quan tâm hơn nữa với các gia đình nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp có dấu hiệu tham gia vào các hoạt động tệ nạn xã hội. Nhà trường cần theo dõi và phát hiện những học sinh có dấu hiệu học tập sa sút để có thể kết hợp với phụ huynh giải quyết kịp thời. 1
2.3.6. Giải pháp về y tế và chăm sóc sức khỏe
Về vấn đề ly hôn, các cặp vợ chồng trước khi kết hôn cần trang bị kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, có công việc và thu nhập ổn định. Cần nhận thức vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Mỗi người nên tự biết bỏ cái tôi, nhường nhịn nhau khi có mâu thuẫn, khi có bất đồng quan điểm cần bình tĩnh giải quyết các vấn đề. Luôn đặt con cái lên hàng đầu, tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Vợ chồng cần tôn trọng nhau, chia sẻ, lắng nghe và chung thủy để xây dựng hạnh phúc gia đình. Các ban ngành, địa phương, các tổ chức cần tăng cường các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình. Chú trọng về giáo dục đời sống gia đình thông qua các nghi lễ tôn giáo, truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lòng thủy chung, trách nhiệm của vợ chồng và trách nhiệm với con cái, xã hội. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về hôn nhân gia đình, vai trò của gia đình thông qua các cuộc họp, sinh hoạt đoàn thể ở địa phương để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Khuyến
1Lê Thị Phương. (22/06/2017). Một số giải pháp phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Truy cập từ https://soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/qlnhanuoc/Lists/PhongChongTNXH/View_Detail.aspx? ItemID=38
khích các cặp vợ chồng nên hòa giải trước khi ra tòa. Người hòa giải cần là người có quan hệ gần gũi với vợ chồng tại nơi sinh sống, bên cạnh đó họ cần có kiến thức để đưa ra lời khuyên cần thiết, hợp lí giúp hàn gắn tình cảm vợ chồng.1
1Ngọc Quỳnh. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp kéo giảm tình trạng ly hôn trong gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Truy cập từ http://svhttdl.tiengiang.gov.vn/du- lich/- /asset_publisher/q4Cf4MmQJ5eE/content/thuc-trang-nguyen-nhan-va-giai-phap-keo-giam-tinh-trang-ly- hon- trong-gia-inh-ac-biet-la-cac-gia-inh-tre-tren-ia-ban-tinh-tien-giang
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Gia đình hạnh phúc là sự hài lòng của các thành viên gia đình về tổng hòa các yếu tố khách quan, chủ quan về đời sống vật chất, sức khỏe, đời sống tinh thần, mối quan hệ trong gia đình và mối quan hệ của gia đình với dòng họ, cộng đồng. Các vấn đề liên quan đến gia đình hạnh phúc gồm có vai trò của gia đình hạnh phúc đối với xã hội và các yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc.
Trong thời gian xây dựng gia đình hạnh phúc, Việt Nam ta đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Cụ thể là đảm bảo vấn đề việc làm cho nhóm tuổi lao động, giúp ổn định đời