Lập kế hoạch kiểm thử

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm thử phần mềm đh phạm văn đồng (Trang 104 - 106)

Một kế hoạch nói chung là tài liệu về phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. Trong lĩnh vực phát triển phần mềm, kế hoạch thực hiện các dự án phần mềm có thể chứa kế hoạch kiểm thử. Kế hoạch kiểm thử thường có xu hướng kĩ thuật. trong chương này, chúng ta chủ yếu chỉ tập trung vào việc lập kế hoạch thử động, nghĩa là thực thi chương trình.

Lập kế hoạch kiểm thử là hoạt động quan trọng đối với bất kỳ tổ chức phát triển phần mềm nào muốn phát triển quy trình kiểm thử có tính chất lặp lại và quản lý dễ dàng. Lập kế hoạch nên được thực hiện sớm trong quy trình phát triển phần mềm. Một số quy trình, như quy trình V (Hình 2.2), hỗ trợ các hoạt động lập kế hoạch ngay trong giai đoạn phân tích yêu cầu và tiếp tục trong các giai đoạn tiếp theo.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, một kế hoạch phả mô tả các công việc cụ thể cần thực hiện, ai chịu trách nhiệm thực hiện, các công cụ, thủ tục, kĩ thuật sử dụng, thời gian, chi phí và nguồn tài nguyên cần thiết. Ngoài ra, kế hoạch kiểm thử còn thường xác định các mốc quan trọng (milestones). Các mốc quan trọng là các sự kiện mong đợi xảy ra tại các thời điểm trong quá trình thực hiện dự án nhằm đánh giá tiến độ của dự án. Cuối cùng, kế hoạch nên xác định các rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.

Kế hoạch kiểm thử là tài liệu phức tạp và chi tiết, thường gồm các mục cơ bản dưới đây.

- Mục tiêu kiểm thử. Cần nêu rõ tại sao phải kiểm thử, cần đạt được gì sau khi kiểm thử.

- Phạm vi kiểm thử. Cần nêu rõ các mục, chức năng, hàm, thủ tục, thành phần, hệ thống con nào cần được kiểm thử.

- Ai sẽ kiểm thử? Những ai chịu trách nhiệm thực hiện công việc kiểm thử?

- Kiểm thử thế nào? Các chiến lược, kĩ thuật, công cu, phần cứng/phần mềm nào được sử dụng?

- Khi nào kiểm thử? Lập lịch cho việc kiểm thử.

- Khi nào dừng việc kiểm thử. Không thể kiểm thử vét cạn, tức là tìm thấy mọi lỗi. Dựa vào các ràng buộc về thời gian, ngân sách, yêu cầu của khách hàng và điều kiện cụ thể khác, kế hoạch kiểm thử phải xác định rõ khi nào thì kiểm thử được xem là hoàn thành.

Kế hoạch kiểm thử có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau tùy theo chính sách của tổ chức. Thông thường, các kế hoạch kiểm thử được tổ chức một cách có thứ bậc gồm nhiều mức; độ phức tạp của sự tổ chức này phụ thuộc vào loại, kích thước, tầm quan trọng của phần mềm đang phát triển. Các kế hoạch kiểm thử thường được tích hợp với kế hoạch phát triển dự án phần mềm. Hình 7.1 minh họa sự tổ chức các kế hoạch kiểm thử. Kế hoạch kiểm thử chung có thể là một phần tài liệu riêng. Đối với mỗi hoạt động kiểm thử, có thể có một kế hoạch riêng: kiểm thửđơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống và kiểm thử chấp nhận. Mỗi kế hoạch kiểm thử cung cấp các chi tiết thích hợp cho loại hoạt động kiểm thử tương ứng. Tổ chức IEEE (Instiute of Electrical and Electronics Engineers) mô tả nhiều mẫu về các loại kế hoạch kiểm thử này [26,27,28].

Hình 4.1 Tổ chức các kế hoạch kiểm thử

Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận về kế hoạch kiểm thửchung, được gọ là kế hoạch kiểm thử. Nội dung của kế hoạch kiểm thử này dựa trên mẫu được trình bày trong tài liệu IEEE Standard for Sofware Test Documentation [28]. Kế hoạch kiểm thử chung này có thể được điều chỉnh cho phu hợp với hoạt động kiểm thử hay yêu cầu của tổ chức phát triển phần mềm.

Kế hoạch kiểm thủ chung Kế hoạch kiểm thửđơn vị Kế hoạch kiểm thử tích hợp Kế hoạch kiểm thử hệ thống Kế hoạch kiểm thử chấp nhận

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm thử phần mềm đh phạm văn đồng (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)