TÊN BÀI:LẬP TRÌNH SONG SONG

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết ngôn ngữ lập trình (nghề lập trình máy tính) (Trang 123 - 124)

D. Truyền tham số dạng biến toàn cục

5. Ngữ nghĩa biểu thị

TÊN BÀI:LẬP TRÌNH SONG SONG

MÃ BÀI: ITPRG3_06.8

Một số khái niệm

Trong quá trình thực hiện chương trình thường xẩy ra một số sự kiện đặc biệt hoặc các lỗi như sự tràn số, truy xuất đến chỉ số mảng nằm ngoài tập chỉ số, thực hiện lệnh đọc một phần tử cuối tập tin... Các sự kiện đó được gọi là ngoại lệ (exception). Thay vì tiếp tục thực hiện chương trình bình thường, một chương trình con sẽ được gọi để thực hiện một vài xử lý đặc biệt nào đó gọi là xử lý ngoại lệ. Hành động chú ý đến ngoại lệ, ngắt sự thực hiện chương trình và chuyển điều khiển đến xử lý ngoại lệ được gọi là đề xuất ngoại lệ (raising the exception)

Xử lý ngoại lệ

Thông thường các ngoại lệ đã được định nghĩa trước bởi ngôn ngữ, chẳng hạn như ZERO_DIVIDE chỉ sự kiện chia cho một số không, END_OF_FILE: hết tập tin, OVERFLOW: tràn số, hay tràn stack ... Xử lý ngoại lệ là một hành vi xử lý tương ứng khi một ngoại lệ có thể diễn ra.

Ví dụ

void example () { 79

average = sum/total; ...

return ;

when zero_divide { average = 0;

printf(“ error: cannot compute average, total is zero\n”); }

...

} /** function example **/

Ðề xuất một ngoại lệ

Một ngoại lệ có thể bị đề xuất bằng phép toán nguyên thuỷ được định nghĩa bởi ngôn ngữ chẳng hạn phép cộng, phép nhân có thể đề xuất ngoại lệ OVERFLOW. Ngoài ra, một ngoại lệ có thể bị đề xuất một cách tường minh bởi người lập trình bằng cách dùng một lệnh được cung cấp cho mục đích đó. Chẳng hạn trong Ada: raise BAD_DATA_VALUE;

Lệnh này có thể được thực hiện trong một chương trình con sau khi xác định một biến riêng hoặc tập tin nhập chứa giá trị không đúng.

Lan truyền một ngoại lệ (Propagating an exception)

Thông thường, khi xây dựng chương trình thì vị trí mà một ngoại lệ xuất hiện không phải là vị trí tốt nhất để xử lý nó. Khi một ngoại lệ được xử lý trong một chương trình con khác chứ không phải trong chương trình con mà nó được đề xuất thì ngoại lệ đó được gọi là được truyền (propagated) từ điểm mà tại đó nó được đề xuất đến điểm mà nó được xử lý. Quy tắc để xác định việc xử lý một ngoại lệ đặc thù thường được gọi là chuỗi động (dynamic chain) của các kích hoạt chương trình con hướng tới chương trình con mà nó đề xuất ngoại lệ. Khi một ngoại lệ P được đề xuất trong chương trình con C, thì P được xử lý bởi một xử lý được định nghĩa trong C nếu có một cái xử lý như thế. Nếu không có thì C kết thúc. Nếu chương trình con B gọi C thì ngoại lệ được truyền đến B và một lần nữa được đề xuất tại điểm trong B nơi mà B gọi C. Nếu B không cung cấp một xử lý cho P thì B bị kết thúc và ngoại lệ lại được truyền tới chương trình gọi B vân vân... Nếu các chương trình con và bản thân chương trình chính không có xử lý cho P thì toàn bộ chương trình kết thúc và xử lý chuẩn được định nghĩa bởi ngôn ngữ sẽ được gọi tới. Một hiệu quả quan trọng của quy tắc này đối với việc truyền các ngoại lệ là nó cho phép một chương trình con kế thừa (remain) như là một phép toán trừu tượng được định nghĩa bởi người lập trình ngay cả trong việc xử lý ngoại lệ. Một phép toán nguyên thuỷ có thể bất ngờ ngắt quá trình bình thường của nó và đề xuất một ngoại lệ. Tương tự, thông qua việc thực hiện lệnh RAISE, một chương trình con có thể bất ngờ ngắt quá trình bình thường của nó và đề xuất một ngoại lệ. Ðến chương trình gọi thì hiệu quả của đề xuất ngoại lệ của chương trình con cũng giống như hiệu quả đề xuất của phép toán nguyên thủy, nếu chương trình con tự nó không có một xử lý ngoại lệ. Nếu ngoại lệ được xử lý trong chương trình con thì chương trình con trở về một cách bình thường và chương trình gọi nó không bao giờ biết được rằng một ngoại lệ đã

được đề xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết ngôn ngữ lập trình (nghề lập trình máy tính) (Trang 123 - 124)