Các thao tác trên chuỗi ký tự

Một phần của tài liệu Giáo trình ngôn ngữ lập trình 2 (Trang 41 - 43)

6.5.1 Các hàm để thao tác trên chuỗi

Thư viện cstring (string.h) không chỉ có hàm strcpy mà còn có nhiều hàm khác để thao tác trên chuỗi. Dưới đây là giới thiệu lướt qua của các hàm thông dụng nhất:

strcat: char* strcat (char* dest, const char* src); Gắn thêm chuỗi src vào phía cuối của dest. Trả về dest. strcmp: int strcmp (const char* string1, const char* string2);

So sánh hai xâu string1 và string2. Trả về 0 nếu hai xâu là bằng nhau. strcpy: char* strcpy (char* dest, const char* src);

Copy nội dung của src cho dest. Trả về dest. strlen: size_t strlen (const char* string); Trả về độ dài của string.

Chú ý: char* hoàn toàn tương đương với char[]

Cũng theo quy tắc chung của mảng (1 chiều) đã giới thiệu ở trên. Bộ khởi đầu của mảng 1 chiều ký tự có thể là:

 Hoặc là một hằng xâu ký tự.

6.5.2 Hàm và xâu ký tự

Hàm không thể trả về một giá trị là xâu ký tự.

Đối của hàm có thể là tên xâu ký tự, khi đó tham số thực phải là tên xâu ký tự

Đối Tham số thực

Xâu ký tự Tên xâu ký tự

6.5.3 Mảng các xâu ký tự

 Cách tiếp cận như là mảng 2 chiều các ký tự.  Khai báo:

char a[KT1][KT2];

 Nhập hoặc xuất mảng các xâu ký tự là nhập hoặc xuất từng xâu ký tự của mảng.  Khởi đầu:

Khởi đầu từng xâu ký tự bằng các hằng xâu ký tự.

Bài tập Bài 1:

Viết Chương trình thực hiện đảo ngược chuỗi ký tự.

Ví dụ:

Kết quả thực thi chương trình:

- Nhap vao 1 chuoi : Khoa Cong Nghe Thong Tin - Chuoi nay co : 13 ky tu ke ca ky tu trong

- Dao nguoc chuoi nay thanh niT gnohT ehnN gnoC aohK

Bài 2:

Viết chương trình:

Nhập danh sách có tối đa 100 nhân viên gồm 3 thông tin: họ tên, năm sinh và tuổi. Tính tuổi trung bình của các nhân viên trong công ty và in ra danh sách các nhân viên có tuổi lớn hơn tuổi trung bình. Xuất ra thông tin về những nhân viên có năm sinh nhỏ hơn 1985

Bài 3:

Nhập vào danh sách lớp gồm n học viên (nhập vào). Thông tin về mỗi học viên gồm Họ tên, phái , điểm, kết quả. Xét kết quả theo điều kiện sau : nếu Ðiểm>= 5 ( đậu ), điểm <5 : rớt. Sau đó sắp xếp theo điểm và ghi vào tập tin c:\lop.txt. Ðọc lại tập tin c:\lop.txt và xét lại kết quả nếu điểm =4 và phái là nữ sẽ đậu và chép sang tập tin c:\ketqua.txt.

HD: xây dựng cấu trúc struct

BÀI 7 BIẾN CON TRỎ Mã bài : MH 13.7

Mục tiêu của bài:

- Hiểu được về con trỏ trong ngôn ngữ lập trình

- Biết được cách làm việc của biến con trỏ với cấu trúc dữ liệu kiểm mảng - Viết được chương trình sử dụng biến con trỏ với cấu trúc dữ liệu kiểu mảng

Một phần của tài liệu Giáo trình ngôn ngữ lập trình 2 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)