Tổng quan về hệ thống nhớ

Một phần của tài liệu Giáo trình kiến trúc máy tính (ngành kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính) (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG NHỚ

3.1. Tổng quan về hệ thống nhớ

Kỹ năng:

- Phân hóa được các cấp bộ nhớ

- Phân loại được các loại ROM

- Phân loại được các loại RAM

- Thực hiện được các bài tập về thiết kế module nhớ

Thái độ:

- Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; - Cẩn thận, đảm bảo an toàn người và thiết bị.

3.1. Tổng quan về hệ thống nhớ 3.1.1. Tìm hiểu các loại bộ nhớ

Chúng ta cần xem xét bộ nhớ ở 2 góc độ là logic (hoạt động) và vật lý (cấu tạo). Trước hết chúng ta cần biết bộ nhớ là gì, chúng nằm ở đâu trong hệ thống và hoạt động như thế nào. Sau đó chúng ta sẽ xem xét một số loại bộ nhớ và tốc độ, hình dạng và các modul nhớ mà ta có thể cài đặt.

Bộ nhớ (memmory) là không gian làm việc của bộ vi xử lý. Đó là nơi cất giữ tạm thời các chương trình và dữ liệu đang được thao tác với bộ vi xử lý. Việc lưu trữ bộ nhớ được xem tạm thời vì dữ liệu chỉ tồn tại trong thời gian máy đang hoạt động và không bị khởi động lại. Trước khi khởi động lại hay tắt máy, dữ liệu đã thay đổi cần

53

được ghi vào các thiết bị lưu trữ lâu dài – storage – (thường là ổ đĩa cứng) để sau này có thể nạp lại vào bộ nhớ.

Nhiều người mới làm quen với máy tính thường nhầm lẫn giữa bộ nhớ và đĩa lưu trữ(storage disk) bởi vì cả hai cùng sử dụng đơn vị đo lường là byte, Kilobyte, Megabyte, Gigabyte hoặc đơn vị cao hơn.

Một điểm quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ đó là: một file khi được nạp vào

trong bộ nhớ, nó chỉ là bản sao của file đó, còn thực chất file đó vẫn tồn tại trong ổ đĩa. Vì tính chất tạm thời của bộ nhớ cho nên file đã bị thay đổi cần được ghi lại vào đĩa cứng trước khi tắt máy, vì khi tắt máy dữ liệu trong bộ nhớ sẽ bị xoá.

Bộ nhớ lưu trữ các chương trình đang chạy và dữ liệu của chúng sử dụng. Các

chip nhớ có lúc được gọi là lưu trữ không ổn định (volatile storage) bởi vì khi tắt máy hoặc có sự cố về nguồn điện, lưu trữ trong RAM sẽ bị mất. Vì bản chất bất ổn định như vậy cho nên nhiều người dùng có thói quen ghi lại thường xuyên (một số chương trình ứng dụng có thể ghi một cách tự động theo thời gian đã định).

Các đặc trưng của bộ nhớ

- Ví trí:

+ Bên trong CPU: Tập các thanh ghi (register), cache

+ Bộ nhớ trong: Bộ nhớ chính (Main memmory – RAM, ROM) + Bộ nhớ ngoài: Các thiết bị nhớ, RAID (HDD, CD-Rom, …)

- Dung lượng:

+ Độ dài từ nhớ (tính bằng bit) –Kích thước trên một đơn vị lưu trữ

+ Số lượng từ nhớ - Dung lượng bộ nhớ

- Đơn vị truyền:

+ Từ nhớ - Truyền tuần tự từng Word

+ Khối nhớ - Truyền một khối gồn n Word - Phương pháp truy nhập:

+ Truy nhập tuần tự (băng từ) – Để đến được điểm n đầu từ phải duyệt qua n-1

vị trí trước.

+ Truy nhập trực tiếp (các loại đĩa) – Đầu từ di chuyển trực tiếp đến vị trí cần đọc.

+ Truy nhập ngẫu nhiên (bộ nhớ bán dẫn) – ô nhớ cần đọc sẻ được giả mã để lấy thông tin ngay lập tức.

+ Truy nhập liên kết (cache) – Truy cập thông qua ban sao của ô nhớ cần đọc

- Hiệu năng:

54

+ Chu kỳ truy xuất bộ nhớ

+ Tốc độ truyền

- Kiểu bộ nhớ vật lý:

+ Bộ nhớ bán dẫn –Lưu trữ bằng điện

+ Bộ nhớ từ - Lưu trữ dùng từ tính

+ Bộ nhớ quang – Lưu trữ sử dụng công nghệ Laze

- Các đặc tính vật lý:

+ Khả biến/không khả biến

+ Xoá được/không xoá được

3.1.2. Mô hình phân cấp bộ nhớ

Việc trao đổi dữ liệu giữa CPU và bộ vi xử lý và bộ nhớ chính là một thao tác

quan trọng, chiếm đa số trong các lệnh xử lý dữ liệu nên nó quyết định hiệu suất của hệ thống vi xử lý nói chung và máy tính nói riêng. Bộ nhớ chính và bộ nhớ ngoài thường có tốc độ trao đổi dữ liệu chậm (chênh lệch) hơn so với tốc độ làm việc của CPU (kể cả việc vận chuyển dữ liệu trong bộ vi xử lý). Để nâng cao tốc độ xử lý dữ liệu chung của toàn hệ thống, người ta tìm cách nâng cao tốc độ trao đổi dữ liệu (kể cả lệnh) giữa bộ vi xử lý và bộ nhớ ngoài phạm vi bộ vi xử lý. Dựa trên nguyên lý cục bộ về không gian và thời gian mà người ta xây dựng hệ thống nhớ 5 cấp như sau:

- Cấp 0 : Tập các thanh ghi nằm trong bộ vi xử lý. Thanh ghi là bộ nhớ kiểu SRAM nên tác động nhanh và thông tin ổn định. Đây là thành phần nhớ có tốc độ trao đổi dữ liệu nhanh nhất trong hệ thống vì nó gần ALU và CU. Tuy nhiên nó có dung lượng nhỏ.

55

rất nhanh (nhỏ hơn thanh ghi), có dung lượng nhỏ và được đặt trong bộ vi xử lý, nhưng cũng có thể nằm ngoài bộ vi xử lý. Trong các bộ vi xử lý tiên tiến, bộ nhớ cache thường được tách (chia) làm 2 với mục đích tránh xung đột trong xử lý song song (đại diện là pipline) là Icache: dành cho lệnh và Dcache : dành cho dữ liệu.

- Cấp 2 : Secondary cache (cache thứ cấp) : Cũng giống như Primary cache, nhưng loại này nằm ngoài bộ vi xử lý. Nó chỉ có khi có Primary cache (ngược lại, nó chính là Primary cache). Dung lượng của Secondary cache thường lớn hơn Primary cache và nhỏ hơn bộ nhớ.

- Cấp 3 : Main Memory (Bộ nhớ chính): Chứa chương trình và dữ liệu đang hoạt động. Bộ nhớ này được bộ vi xử lý đánh địa chỉ trực tiếp và quản lý thông qua địa chỉ đó. Một phần của chương trình đang được thi hành có thể nằm trong cache (lệnh và dữ liệu) nhằm tăng tốc độ hoạt động của hệ thống. Dung lương của bộ nhớ chính thường lớn hơn rất nhiều lần dung lượng bộ nhớ cache. Như đã biết, trong các hệ thống máy tính hiện đại ngày nay thì bộ nhớ chính thường là DRAM.

- Câp 4 : Secondary memory (Bộ nhớ thứ cấp – bộ nhớ ngoài): Bộ nhớ này có dung lượng rất lớn nhưng tốc độ trao đổi dữ liệu chậm. Bộ nhớ này để lưu trữ chương trình và dữ liệu một cách lâu dài, cho nhiều người sử dụng (ghi/đọc, mất nguồn điện vẫn còn thông tin). Đại diện cho các bộ nhớ loại này đó chính là các ổ đĩa cứng, mềm CD ROM, CD – WOM, CD WR, băng từ, …

3.2. Bộ nhớ bán dẫn

Một phần của tài liệu Giáo trình kiến trúc máy tính (ngành kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)