Phân mảnh dữ liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở dữ liệu nâng cao (ngành hệ thống thông tin) (Trang 35 - 36)

Phân mảnh dữ liệu (data fragmentation) là phân dữ liệu thành những mảnh nhỏ hơn để chia sẻ dữ liệu, bảo đảm tính đồng nhất dữ liệu.Có 2 loại là phân mảnh ngang và phân mảnh dọc

4.5.1 Phân mảnh ngang

Phân mảnh ngang (horizontal fragmentation) mộtquan hệ tổng thể n - bộ R là tách R thành các quan hệ con n - bộ R1, R2,…, Rk sao cho quan hệ R có thể được khôi phục lại từ các quan hệ con này bằng phép hợp: R = R1 U R2 U ... U Rk. Có 2 loại gồm: phân mảnh ngang nguyên thủy và phân mảnh ngang dẫn xuất

Lưu ý: Có phân mảnh nguyên thủy mới có phân mảnh dẫn xuất tương ứng. - Cú pháp: r’ = σ E (r) (bằng r chọn theo điều kiện E)

- Các tính chất của phân mảnh ngang:

+ Tính đầy đủ: r (R) được phân thành N mảnh ngang r1, r2…ri thì

r = Un

i=1ri (i đi từ 1 -> N) (r = phép hội ri)

+ Tính tách biệt: Cho trước quan hệ r (R) được phân thành n mảnh, nếu thỏa mãn 2 tính đầy đủ và tách biệt thì gọi là phân mảnh ngang bảo tòan thông tin

∩ r i = Ø Ví dụ:

Cho quan hệ R = {A1, A2……An}, r là 1 quan hệ trên (R) một phân mảnh ngang nguyên thủy của r chính là mảnh

Một quan hệ S có trên N –1 với r sẽ hình thành phân mảnh ngang dẫn xuất S’= S r’

4.5.1.1 Phân mảnh ngang nguyên thủy

Phân mảnh ngang nguyên thủy (horizontal fragmentation)của một quan hệ được thực hiện dựa trên các vị từ được định nghĩa trên quan hệ đó

Các quan hệ được chia theo chiều ngang

Là một mảnh dữ liệu được hình thành từ một phép chọn (σ) trên một quan hệ Ví dụ:

KHACHHANG (MSKH, TENKH, DIACHI, DIENTHOAI, THANHPHO) Giả sử có mảnh: KHACHHANG - TPHCM = σ (KHACHHANG)

THANHPHO = ‘HCM’

4.5.1.2 Phân mảnh ngang dẫn xuất

Phân mảnh ngang dẫn xuất (derived horizontal fragmentation)của một quan hệ được thực hiện dựa trên các vị từ được định nghĩa trên quan hệ khác. Như vậy, trong phân mảnh ngang tập các vị từ đóng một vai trò quan trọng.

Có mối quan hệ 1-N, là phép kết nữa giữa quan hệ với N và quan hệ với 1 đã được phân mảnh ngang

Diễn giải: phép kết nữa là xác định các bộ kết được Ví dụ:

GIAODICH (SOGD, NGAY, LOAIGD, HOTEN, MAKH) Nhận xét: Đây là mối quan hệ (1-N)

GIAODICH - TPHCM = GIAODICH KHACHHANG - TPHCM

4.5.2 Phân mảnh dọc

Phân mảnh dọc (vertical fragmentation)một quan hệ tổng thể n - bộ R là tách R thành các quan hệ con R1, R2, ..., Rk sao cho quan hệ R có thể được khôi phục lại từ các quan hệ con này bằng phép nối: R = R1 R2..., Rk

Các quan hệ được chia theo chiều dọc.

Là một mảnh dữ liệu hình thành từ một phép chiếu (Π ) một quan hệ xuống tập thuộc tính X.

Ví dụ:

GIAODICH (SOGD, NGAY, LOAI, SOTIEN, MSKH) GIAODICH 1 = Π SOGD, NGAY, SOTIEN, MSKH (GIAODICH) GIAODICH 2 = Π SOGD, LOAI (GIAODICH)

- Tính chấtcủa phân mảnh dọc: một quan hệ r thành m mảnh r1, r2…rm thỏa tính chất đầy đủ và tách biệt (chấp nhận việc trùng khóa chính) thìr = ri (i chạy từ 0 đến 1) (r bằng phép kết ri)

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở dữ liệu nâng cao (ngành hệ thống thông tin) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)