Thực hiện trên các giá trị nguyên (theo từng bit)

Một phần của tài liệu Bài giảng access (Trang 76 - 81)

x y x And y x Or y x Xor y x Eqv y x Imp y

0 0 0 0 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 0 1 1 4.6 Các hàm thường dùng 4.6.1 Hàm toán hc

Fix(x) cho giá trị nguyên là phần nguyên của x. Ví dụ: Fix(3.5) = 3; Fix(-6.7) = -6 Int(x) cho giá trị nguyên lớn nhất không vượt quá x. Ví dụ: Int(3.5) = 3; Int(-6.7) = -7 Abs(x) cho giá trị tuyệt đối của x

Rnd(n) cho số ngẫu nhiên từ 0 đến 1 Exp(x) cho giá trị ex

Log(x) cho giá trị logarit cơ số e của x Sqr(x) tính căn bậc hai của x Atn(x) tính arctan của x Tan(x) tính tang của x Sin(x) tính sin của x Cos(x) tính cosin của x 4.6.2 Hàm xâu kí t Space(n): xâu gồm n dấu cách.

Bài giảng Lập trình trong Access

Left[$](s,n): xâu gồm n kí tự trái nhất của xâu s. Right[$](s,n): xâu gồm n kí tự phải nhất của xâu s. Mid(s,i,n): xâu gồm n kí tự của s tính từ kí tự i. Len(s): độ dài xâu s.

Instr(n,s,t,[c]): kiểm tra xem xâu t có là xâu con của xâu s tính từ kí tự thứ n, nếu có trả về vị trí đầu tiên gặp xâu t, nếu không thì trả về trị 0.

Lcase(s): chuyển các chữ cái trong xâu s thành chữ thường. Ucase(s): chuyển các chữ cái trong xâu s thành chữ hoa. LTrim(s): bỏ khoảng trống bên trái xâu s.

RTrim(s): bỏ khoảng trống bên phải xâu s.

Trim(s): bỏ khoảng trống bên trái và bên phải xâu s. Str(numeric): đổi số thành chuỗi.

Format(numeric, chuỗi định dạng): đổi số thành chuỗi theo định dạng. Chuỗi định dạng được dùng để quy định số chữ số thập phân như sau: “0.00” -> 2 chữ số thập phân; “0.000” -> 3 chữ số thập phân.

4.6.3 Hàm ngày gi

Date(): cho kết quả kiểu Variant chỉ ngày hệ thống. Date$(): cho kết quả kiểu chuỗi chỉ ngày hệ thống. Time(): cho kết quả kiểu Variant chỉ giờ hệ thống. Time$(): cho kết quả kiểu chuỗi chỉ giờ hệ thống. Now(): ngày giờ hiện hành. Day(d): ngày của d. Month(d): tháng của d. Year(d): năm của d. Weekday(d): thứ của ngày d. 4.6.4 Hàm cho kiu d liu Variant

IsDate(x): trả về giá trị True nếu x có quy cách ngày, ngược lại trả về False. IsNumeric(x): trả về giá trị True nếu x có quy cách số, ngược lại là False. IsNull(x): trả về giá trị True nếu x là null.

4.6.5 Các hàm liên quan nhiu kiu d liu

™ IIf(<Điều kiện>,<Biểu thức 1 >,<Biểu thức 2>) Nhận giá trị của biểu thức 1 nếu điều kiện đúng, nhận giá trị của biểu thức 2 nếu điều kiện sai.

™ Choose(<Chỉ số>,<Biểu thức 1>,…,<Biểu thức n>) Chỉ số chỉ nhận giá trị từ 1 đến n. Hàm trả về giá trị của biểu thức i nếu chỉ số bằng i.

Bài giảng Lập trình trong Access

™ Format(<Biểu thức>,<Khuôn dạng>) Biểu diễn biểu thức bằng khuôn dạng đã chỉ ra. Khuôn dạng có sẵn như “Long Date”, “Standard” hoặc khuôn dạng tự xác lập như “DD/MM/YYYY”.

4.6.8 Hàm InputBox và MsgBox

™ Hàm InputBox

InputBox[$](<Lời nhắc>[,<Tiêu đề>][,<Giá trị ngầm định>][,<Tọa độ x>,<Tọa độ y>])

Hàm này dùng để nhập giá trị cho các biến nhớ. Nếu chọn OK, biến nhận giá trịđược nhập, chọn Cancel biến nhận giá trị null.

Nếu InputBox$ thì hàm trả về chuỗi được nhập vào.

Ví dụ: để nhập bán kính của một đường tròn và gán cho biến R, ta có thể dùng hàm InputBox theo mẫu:

R = InputBox("Nhap vao ban kinh","Cua so nhap du lieu")

Bài giảng Lập trình trong Access

™ Hàm MsgBox

Cú pháp:

MsgBox(<Lời nhắc>[,<Kiểu nút>][,<Tiêu đề>])

9 Lời nhắc là một biểu thức chuỗi, nội dung của nó sẽđược đưa ra hộp thoại. 9 Chú ý: Xuống dòng dùng chr(10).

9 Tiêu đề là một biểu thức chuỗi được hiển thị trong thanh tiêu đề của hộp thoại. Nếu bỏ qua đối số này thì tiêu đề sẽ là “Microsoft Access”.

9 Kiểu nút: là một tổng các số nguyên dùng để xác định: các nút lệnh sẽ hiển thị, các biểu tượng, nút mặc định được chọn. Nhóm các nút lệnh gồm có: Giá trị Ý nghĩa 0 Hiển thị nút OK 1 Hiển thị các nút OK và Cancel

2 Hiển thị các nút Abort, Retry và Ignore 3 Hiển thị các nút Yes, No và Cancel 4 Hiển thị các nút Yes và No 5 Hiển thị các nút Retry và Cancel Nhóm các biểu tượng gồm có: Giá trị Ý nghĩa 0 Không hiện biểu tượng

16 Hiện biểu tượng Critical Message 32 Hiện biểu tượng Warning Query 48 Hiện biểu tượng Warrning Message 64 Hiện biểu tượng Information Message Nhóm nút mặc định được chọn gồm có:

Giá trị Ý nghĩa 0 Nút đầu tiên (tính từ trái sang phải) 256 Nút thứ hai

512 Nút thứ ba

Ví dụ: nếu kiểu nút = 4 + 16 + 256 thì trên hộp thoại sẽ hiện: Hai nút Yes và No, biểu tượng Critical Message, nút No được chọn sẵn:

Bài giảng Lập trình trong Access

Kết quả ta nhận được:

Chúng ta có thể gọi hàm trên theo cách gọi của thủ tục, khi đó ta không cần nhận giá trị trả về. Nếu chúng ta sử dụng hàm trên theo cách gọi hàm thì chúng ta sẽ nhận được giá trị trả về. Giá trị trả về của hàm tương ứng với các nút như sau:

Giá trị hàm Nút được chọn 1 OK 2 Cancel 3 Abort 4 Retry 5 Ignore 6 Yes 7 No 4.7 Các cu trúc lp trình 4.7.1 Lnh If ™ Viết trên một dòng: If <điều kiện> then [<nhóm lệnh 1>] [else<nhóm lệnh 2>] ™ Viết trên nhiều dòng: If <điều kiện> then <nhóm lệnh 1>

Bài giảng Lập trình trong Access

[ else

<nhóm lệnh 2>] End If

4.7.2 Lnh Select Case

Select Case <biểu thức>

[Case <danh sách các giá trị 1>] [<nhóm lệnh 1>]

[Case <danh sách các giá trị n>] [<nhóm lệnh n>]

[Case Else

nhóm lệnh (n+1)] End Select

Danh sách các giá trị có thể viết theo ba cách sau:

™ Cách 1: Biểu thức 1, biểu thức 2,…, biểu thức k

Ví dụ: 1.5, a+b, 8.6 thì danh sách các giá trị gồm ba số: 1.5, a+b và 8.6 ™ Cách 2: Biểu thức 1 To biểu thức 2

Ví dụ: 2.2 To 10.2 thì miền giá trị gồm các số trong đoạn từ 2.2 đến 10.2 “A” To “C” thì miền giá trị gồm các chuỗi có kí tựđầu là A, B và C. ™ Cách 3: Is phép_so_ sánh biểu_thức

Ví dụ: Is < a thì miền giá trị gồm các số nhỏ hơn a.

Chú ý: Ta có thể kết hợp sử dụng nhiều lần cả ba cách trên để xác định một miền giá trị. Ví dụ: 3.2, 1.6, 10 To 15, Is < 1, Is > 200 thì miền giá trị gồm:

Các số 3.2 và 1.6

Các số nằm trong đoạn [10, 15]

Các số nhỏ hơn 1 và các số lớn hơn 200.

Một phần của tài liệu Bài giảng access (Trang 76 - 81)