Tình hình chung về trẻ trong ngày:

Một phần của tài liệu giáo án chủ đề nghề nghiệp mẫu giáo 4 tuổi (Trang 26)

+ Sức khỏe: ...

+ Thái độ tham gia hoạt động:...

- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: + Sự việc tích cực:...

...

+ Sự việc chưa tích cực:...

... Ngày soạn: 16/11/2016 Ngày giảng:Thứ 5 ngày 17 tháng 11 năm 2016

I. ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG – TRÒ CHUYỆN 1. Đón trẻ:

- Nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng cá nhân dúng nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ.

2. Thể dục sáng: Bài tập với động tác: Hô hấp; tay; bụng(lườn); chân; bật.

3. Trò chuyện: Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ.

3.1. Mục đích:Trẻ biết kể về nghề nghiệp của bố mẹ và nơi làm việc của họ. 3.2. Tiến hành:

+ Bố con làm nghề gì? ở đâu?

+ Mẹ con làm việc gì? Nơi làm việc của mẹ con ở đâu? + Con thấy công việc của bố mẹ vất vả không?

Giáo dục: Biết yêu quý bố mẹ và kính trọng nghề lao động.

II- HOẠT ĐỘNG HỌC Tiết 2: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

TRUYỆN BA ĐIỀU ƯỚC 1. Mục đích yêu cầu :

1.1.Kiến thức:

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết được tên các nhân vật trong chuyện. Biết kể chuyện theo sự hướng dẫn của cô.

1.2. Kĩ năng:

- Phát triển ngôn ngữ, rèn cách kể chuyện diễn cảm theo cô.

1.3.Thái độ:

- Biết chăm chỉ làm việc và kính trọng nghề của bố mẹ mỡnh.

2. Chuẩn bị

- Tranh minh họa câu truyện - Vi tính.

3. Tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Tạo hứng thú:

- Cô cho trẻ đọc cùng cô bài thơ “ Ước mơ của Tý”

+ Các con vừa đọc bài thơ gì ? + Bài thơ nói lên điều gì ?

+ Bạn Tý đó ước lớn lên mình làm nghề gì ? - Cô có câu truyện nói về những điều ước rất hay bây giờ các con lắng nghe cô kể nhé.

Hoạt động 2: Bài mới: Truyện Ba điều ước

1. Cô Kể chuyện:

- Cô kể lần 1: không tranh=> giới thiệu tên truyện

- Cô kể lần 2: Sử dụng pawpoi + Hỏi trẻ tên truyện.

2. Đàm thoại giảng giải nội dung.

- Truyện nói về một bạn nhỏ tên là Tít mồ côi cha mẹ từ nhỏ . Bác thợ rèn đã nhận làm con nuôi,từ ngày cha nuôi mất bạn nhỏ buồn đó đi lang thang và bạn đó ước ba điều ước nhưng không thực hiện được cuối cùng Tít đã quay về quê hương để giữ lại nghề của cha mình.

* Đàm thoại.

+ Cô vừa kể câu truyện gì?

+ Trong câu truyện có những nhân vật nào ? + Bạn nhỏ tên là gì ?

+ Từ nhỏ bạn Tít đã không có ai bên cạnh ? + Ai đã nhận Tít về nuôi ?

+ Tại sao bác thợ rèn lại nhận Tít làm con nuôi ?

+ Cha nuôi mất Tít đã đi đâu ? Gặp ai ? + Ông bụt nói gì với Tít ? Cho Tít cái gì ? + Tít đã ước mấy điều ước ? Có thực hiện được không ?

+ Không thực hiện được điều ước Tít đó đi đâu ? Làm gì ?.

* Giáo dục:Trẻ biết kính trọng các nghề trong

xã hội, bởi vì tất cả các nghề đều có ích…. - Kể chuyện lần 3: Trình chiếu vi tính.

3. Hướng dẫn trẻ tập kể lại chuyện:

- Cô giáo phân nhóm kể. - Cô và trẻ cùng kể Hoạt động 3:Kết thúc- nhận xét. - Nhận xét- tuyên dương - Lắng nghe - Lắng nghe. - Lắng nghe

- Truyện ba điều ước - Lắng nghe.

- Truyện ba điều ước - Có bạn Tít, có bác thợ rèn.. - Không có cha mẹ, Tít mồ côi - Bác thợ rèn

- Vì yêu thương bạn Tít - Tít gặp ông bụt

- Tít có 3 điều ước…Tít không thực hiện được

- Lắng nghe

- Trẻ kể - Lắng nghe

TRƯỜNG MẦM NON

Hoạt động có chủ đích: Dạo chơi trong sân trường Trò chơi vận động: + Trèo thuyền

+ Ném bóng vào rổ Chơi tự chọn và chơi theo ý thích 1.Mục đích yêu cầu:

- Củng cố các kỹ năng vận động: Chạy nhanh, ném.

- Phát triển các tố chất vận động trong điều kiện tự nhiên như: Nhanh, mạnh, bền, dẻo dai, khéo léo…

2.Chuẩn bị:

- Địa điểm dạo chơi: Dạo chơi trong sân trường

- Đồ dùng, đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn: Sân sạch sẽ, rộng. - Phấn, rổ đựng hột hạt

3.Cách tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Kiểm tra trang phục, sức khỏe của trẻ trước khi đi dạo chơi. - Nói về mục đích của buổi đi dạo: Hôm nay cô và các con sẽ cùng dạo chơi trên sân trường vừa đi chúng mình vừa quan sát xem trên sân trường của chúng mình có những gì nhé.

Hoạt động 2: Dạo chơi trong sân trường * Đi bộ dạo chơi:

- Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc đi bộ ra sân trường đến hòn non bộ và nhà bóng.

- Cho trẻ quan sát, trao đổi khi dạo chơi trên sân trường trẻ thấy những gì. Cho trẻ nói lên hiểu biết của mình với cô giáo.

- Cô gợi ý bằng các câu hỏi: + Hôm nay cô cho các con đi đâu?

+ Khi dạo chơi trên sân các con nhìn thấy gì? + Nhà bóng, xích đu, cầu trượt dùng để làm gì? + Ngoài ra sân trường mình còn có những gì nữa? - Cô khái quát lại ý kiến của trẻ, giáo dục trẻ.

Hoạt động 3:Trò chơicủng cố các vận động:

* Trò chơi: Trèo thuyền( TH như soạn đầu tuần)

- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần

- Nhận xét trẻ chơi

* Trò chơi: Ném bóng vào rổ( TH như soạn đầu tuần)

- Cho trẻ nhắc lại cách chơi - Cho trẻ chơi 1-2 lần - Nhận xét trẻ chơi

* Chơi tự do ( chơi theo ý thích )

- Cho trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ

Hoạt động 4: Kết thúc

- Cho trẻ chơi “ Chi chi chành chành” - Cô nhận xét buổi dạo chơi của trẻ. - Cho trẻ đi theo hàng về lớp.

- KT sức khỏe - Lắng nghe - Trẻ xếp hàng dọc - Quan sát, nhận xét - Dạo chơi - Nhà bóng, xích đu - Để chơi, để ngắm - Đu quay, cây xanh. - Lắng nghe - Nhắc lại - Trẻ chơi - Lắng nghe - Nhắc lại - Trẻ chơi - Lắng nghe - Chơi theo ý thích - Trẻ chơi - Lắng nghe

- Về lớp.

IV. HOẠT ĐỘNG GÓC. 1. Dự kiến các góc chơi:

1.1.Góc phân vai: Gia đình

1.2.Góc xây dựng: Xây dựng trường học

1.3.Góc nghệ thuật- TH: Tô màu tranh về chủ đề

1.4.Góc học tập: Xem tranh ảnh về một số nghề phổ biến quen thuộc. .( Chủ đạo)

1.5.Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.

2. Chuẩn bị và cách tiến hành : ( Thực hiện như bài soạn đầu tuần)

V. VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA.

- Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa tay trước khi ăn - CB đồ dùng ăn uống, ngủ cùng cô

- Chăm sóc bữa ăn cho trẻ.

VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.

* Hoạt động lao động: Nhổ cỏ tưới nước bồn hoa 1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết nhổ cỏ và tưới nước cho hoa, biết bảo vệ chăm sóc cho cây.

2. Chuẩn bị: - Sọt rác.

- Bình tưới nước, xô đựng nước.

3. Tiến hành:

- Cô cùng trẻ trò chuyện về bồn hoa của trường. - Cô hướng dẫn trẻ cách nhổ cỏ và tưới nước cho cây. - Cho trẻ thực hiện cô quan sát và gợi ý trẻ nhặt sạch lá.

- Cô cùng thực hiện với trẻ và nhắc trẻ đổ rác đúng nơi quy định. - Kết thúc buổi lao động cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

VII. NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY

- Cho trẻ ngồi theo tổ và nhận xét về tổ, về bản thân, về các bạn trong 1 ngày ở lớp.

- Cô nhận xét tuyên dương, khuyến khích trẻ ngoan, trẻ tích cực tham gia các hoạt động trong lớp cùng cô, cùng các bạn, động viên, nhắc nhở những trẻ chưa ngoan và những trẻ nhút nhát cần cố gắng.

- Cho trẻ ngoan lên cắm cờ bé ngoan.

- Trả trẻ: Nhắc trẻ lấy đồ dùng, kiểm tra tư trang trước khi ra về và trao đổi với phụ huynh về tình hình chung của trẻ ở lớp, ở trường.

* Tăng cường tiếng việt. * NHẬT KÝ Tổng số trẻ đến lớp: .../31 - Số trẻ vắng mặt: 1:...Lí do:... 2:...Lí do:... ... 3:...Lí do:...

- Tình hình chung về trẻ trong ngày: + Sức khỏe: ...

+ Nề nếp:...

+ Thái độ tham gia hoạt động:...

- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: + Sự việc tích cực:... ... + Sự việc chưa tích cực:... ... *********************************** Ngày soạn: 17/ 11 /2016 Ngày giảg: Thứ 6 ngày 18 tháng 11 năm 2016

I. ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG – TRÒ CHUYỆN 1. Đón trẻ:

- Nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng cá nhân dúng nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ của trẻ.

2. Thể dục sáng: Bài tập với động tác: Hô hấp; tay; bụng(lườn); chân; bật. 3. Trò chuyện: Trò chuyện về nghề giáo viên.

3.1. Mục đích: Trẻ biết kể về một số công việc hằng cô giáo thường làm ở

lớp.

3.2. Tiến hành:

+ Nghề của cô là nghề gì?

+ Công việc của giáo viên làm những công việc gì? + Vậy chúng mình phải như thế nào với các cô?

Cô giáo dục trẻ: Biết kính trọng và yêu quý các cô trong trường.

II- HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ NDTT- DH: CÔ GIÁO MIỀN XUÔI

NDKH-NH: CÔ GIÁO TCAN: THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU 1. Mục đích- Yêu cầu:

1.1.Kiến thức: Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát . Biết lắng nghe

1.2.Kĩ năng:

- Trẻ hát đúng cao độ, trường độ của bài hát

- Biết chơi trò chơi thành thạo, Phát triển tai nghe âm nhạc, cảm thụ âm nhạc.

1.3. Thái độ: Trẻ biết yêu quý và kính trọng cô giáo.

2.Chuẩn bị:

- Đàn

- Vi tính, ti vi

3. Tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Tạo hứng thú:

- Trò chuyện với trẻ:

+ Bạn nào có bố, mẹ là giáo viên? + Bố, mẹ con dạy học ở trường nào? + Công việc của giáo viên là làm gì?

- Giáo dục trẻ: Biết kính trọng và yêu quý Cô giáo

Hoạt động 2: Nội dung

1. NDTT: Dạy hát : Cô giáo miền xuôi * Cô hát mẫu 2 lần:

- Cô hát lần 1: giới thiệu tên bài tên tác giả. + Cô hỏi trẻ về bài hát ?

- Cô hát lần 2:

- ĐT, giảng giải nội dung bài hát. + Bài hát có tên gì?

+ Của tác giả nào?

+ Giai điệu của bài hát như thế nào? + Nội dung bài hát nói về điều gì?

* Dạy trẻ hát: - Cả lớp hát + Lớp hát: 2- 3 lần + Tổ 1 hát (2 tổ còn lại nhận xét) + Tổ 2 (tổ còn lại nhận xét) + Tổ 3 (tổ còn lại nhận xét) + Cô cho nhóm lên hát

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ,chú ý những trẻ còn nói ngọng, chưa thành thạo.

+ Cô cho cá nhân lên thể hiện.

* Giáo dục trẻ:

- GD trẻ phải yêu thương quý trọng các thầy giáo, cô giáo.Thầy, cô giáo là người chăm sóc, dạy dỗ cho chúng ta hàng ngày .

2. NDKH: Nghe hát:Cô Giáo.

- Cô hát lần 1 giới thiệu tên bài, tên tác giả . - Cô hát lần 2 thể hiện tình cảm, giảng giải nội dung + Bài hát có tên là gì?

+ Giai điệu của bài hát như thế nào? + Bài hát nói lên điều gì?

- Trẻ nghe băng lần 3 và hưởng ứng.

3. TCAN: Thể dục nhịp điệu.

- Cô cho trẻ nói lại cách chơi, luật chơi.

- Cách chơi: Cô bật bản nhạc bốc cho trẻ nhảy tự do xung quanh lớp và cô sẽ tắt đột ngột bản nhạc và trẻ nhảy sẽ phải dừng ở trong tư thế đang nhảy, khi nhạc được bật lên trẻ lại tiếp tục nhảy.

* Hoạt động 3: Kết thúc- nhận xét. - Cô nhận xét, kết thúc giờ học. - Trẻ đàm thoại. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Dạy học - Trẻ lắng nghe. - Lắng nghe - Lắng nghe - Cô giáo miền xuôi - Mộng Lân - Vui - Cô giáo - Lớp hát - Tổ hát - Nhóm hát - Cá nhân hát - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Cô giáo - Nhẹ nhàng - Cô và mẹ

- Trẻ lắng nghe. - Trả lời. - Lắng nghe.

- Trẻ chơi - Lắng nghe

III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát có chủ đích: Quan sát xích đu Trò chơi có luật: + Chèo thuyền

+ Dệt vải

Chơi tự do theo ý thích: vẽ, xếp hình, chơi với đồ chơi ngoài trời. 1. Mục đích yêu cầu

- Trẻ được dạo chơi và hít thở không khí trong lành.

- Trẻ biết nhận xét về đặc điểm nổi bật của xích đu như: Được làm bằng sắt, có dây xích treo, người làm ra xích đu là cô chú công nhân thợ hàn.

- Biết cùng cô chơi các trò chơi vận động, thuộc lời đồng dao và trò chơi có luật.

- Chơi tự do theo nhóm nhỏ

- Giáo dục trẻ biết kính trọng yêu quý cô chú công nhân.

2. Chuẩn bị

- Địa điểm quan sát

- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời đàm bảo an toàn. - Phấn, rổ đựng hột hạt.

3. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: ổn định- trò chuyện- gây hứng thú:

- Kiểm tra trang phục, sức khoẻ của trẻ trước khi đi thăm quan

- Trò chuyện: Hôm nay, cô cháu mình sẽ cùng nhau ra sân và quan sát xem sân trường mình có những đồ chơi gì nhiều nhé? Ngoài ra các con còn được chơi rất nhiều trò chơi nữa. Khi ra ngoài sân các con nhớ là không được chạy lung tung, xô đẩy nhau. Các con phải đi theo hàng, không được ngắt hoa, ngắt lá bẻ cành. Và khi có hiệu lệnh của cô, các con phải tập chung lại nhé.

Hoạt động 2: Quan sát có chủ đích:

* Quan sát: Xích đu .

- KT sức khỏe - Lắng nghe

- Cô cho trẻ đi dạo quanh sân trường nhắc trẻ ý thức khi đi.

- Cô gợi ý trẻ bằng các câu hỏi gợi mở:

- Cô để trẻ tự QS, trao đổi, đàm thoại, nói lên những phát hiện của mình=> Sau đó cô tổng kết nhấn mạnh lại một cách khoa học, chính xác, có hệ thống.

+ Trước mặt các con là gì?

+ Đồ chơi này có tên gọi là đồ chơi gì? + Đồ chơi này có những đặc điểm gì? + Ai là người làm ra xích đu?

+ Cô chú công nhân làm như thế nào?

+ Vậy các bạn khi chơi phải như thế nào với đồ chơi này ?

+ Ngoài ra sân trường còn có những đồ chơi gì nữa?

- Cô giáo dục trẻ: Biết giữ gìn bảo vệ đồ chơi ngoài trời. Hoạt động 3:Trò chơi. * Trò chơi có luật: + Chèo thuyền . + TCDG: Dệt vải * Chơi theo ý thích: - Vẽ đồ dùng đồ chơi bé thích - Nhặt lá cây

- Chơi với đồ chơi ngoài trời - Nhận xét tuyên dương

Hoạt động 4: Kết thúc – nhận xét.

- Cô cho trẻ tập chung lại thành 3 tổ.

- Cô nhận xét giờ chơi và tuyên dương trẻ nhắc nhở trẻ chưa ngoan.

- Cho trẻ đi theo hàng về lớp.

- Đồ chơi - Xích đu - Trẻ trả lời - Chú thợ hàn - Hàn - Giữ gìn - Trẻ kể - Lắng nghe - Trẻ chơi - Chơi theo ý thích -Trẻ xếp thành 3 tổ

Một phần của tài liệu giáo án chủ đề nghề nghiệp mẫu giáo 4 tuổi (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w