I. Trắc nghiệm khách quan: (2.5 điểm, mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm)
a) Ung dung: có dáng điệu, cử chỉ tỏ ra bình tĩnh, thư thái không có gì lo lắng hoặc vội vã
BÀI 8: KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI I Phần trắc nghiệm khách quan
I. Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Văn bản “ Xem người ta kìa” sử dụng phương thức biểu đạt chính là
A. tự sự B. miêu tả
C. biểu cảm D. nghị luận
Câu 2.Dòng nào sau đây nêu đúng nhất vấn đề nghị luận của văn bản “Xem người ta kìa!”?
A. Ý nghĩa của những cái chung giữa mọi người B. Ý nghĩa của những cái riêng biệt ở mỗi con người
C. Ý nghĩa của những cái chung giữa mọi người và cái riêng biệt ở mỗi con người. D. Hiện tượng so sánh con mình với “con nhà người ta” của các bậc phụ huynh
Câu 3.Cách mở đầu của văn bản “Xem người ta kìa!” và văn bản “Hai loại khác biệt” giống
nhau ở điểm
A. đều bắt đầu bằng một câu chuyện B. đều nêu vấn đề một cách trực tiếp C. đều bắt đầu bằng việc nêu phản đề D. đều bắt đầu bằng một câu trích dẫn.
Câu 4. Trong văn bản “ Hai loại khác biệt”, giáo viên giao bài cho học sinh hoàn thành nhằm
mục đích A. lấy điểm
B. tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh
C. thử thách năng lực học sinh trong vòng 24 giờ D. kiểm tra trình độ của học sinh
Câu 5. Văn bản “ Hai loại khác biệt” triển khai lập luận theo phương pháp lập luận nào?
A. Tổng hợp – phân tích – tổng hợp (kiểu lập luận triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm”
B. Diễn dịch ( Kiểu lập luận triển khai từ luận điểm suy ra các luận cứ, hay nói cách khác là từ ý tổng quát suy ra ý cụ thể)
C. Quy nạp ( kiểu lập luận đi từ một lượng quan sát nhất định để suy ra luận điểm)
D. So sánh ( kiểu lập luận đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm)
II.
Phần II: Tự luận:
Câu 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Vạn vật trên rừng dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau đâu. Người thích vẽ vời, người ưa ca hát, nhảy múa, có bạn chỉ khi ra sân tập thể thao mới thực sự được là mình,…Về tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết…Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào! Tôi đã đọc đâu đó một câu rất hay: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên
thế gian này là…không ai giống ai cả”. Chính chỗ “ không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người.
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Trong đoạn trích, tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào cho thấy mọi người ai cũng có sự khác biệt?
c. Xác định trạng ngữ trong câu sau? Và cho biết chức năng của trạng ngữ đó: Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng
d. Em hiểu thế nào về câu nói “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là…không ai giống ai cả”?
Câu 2.Trong văn bản “Xem người ta kìa!” vì sao khi lớn lên nhân vật “tôi” “không còn cái
cảm giác khó chịu nữa” khi mẹ nói “xem người ta kìa!”?Nếu bố mẹ nói “xem người ta kìa!” với em, em cảm thấy như thế nào?Hãy chia sẻ về cảm giác đó?
Câu 3:Xác định trạng ngữ và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu sau:
a. Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. b.Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điểm lắm.
c.Chỉ có một vấn đề duy nhất là, từ cái bài tập làm văn về tình bạn, ông Blê – đúc và bố không nói chuyện với nhau nữa.
d. Qua một số chương trình ti vi, tôi thấy các trường học ở nước ngoài, học sinh cũng mặc đồng phục.
Câu 4. Từ câu chuyện của Ni-cô-la trong văn bản “Bài tập làm văn” em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 5 đến 7 câu) nêu lên bài học mà em rút ra được cho mình. Trong đó có sử dụng 1 trạng ngữ chỉ thời gian.
Câu 5.Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) chia sẻ về những điều khác biệt trong cuộc sống của em. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D C A B D II. Phần tự luận Câu 1:
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Xem người ta kìa!” của tác giả Lạc Thanh.
b. Những bằng chứng tác giả đưa ra cho thấy mọi người ai cũng có sự khác biệt đó là: Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau đâu. Người thích vẽ vời, người ưa ca hát, nhảy múa, có bạn chỉ khi ra sân tập thể thao mới thực sự được là mình,…Về tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết…
c.Trạng ngữ là: Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ. Trạng ngữ chỉ thời gian
d. câu: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là…không ai giống ai cả” có thể hiểu là: Trên thế gian này, mọi người đều có nét riêng, không ai giống ai và đó là chuyện phổ biến có ở khắp mọi nơi.
Câu 2.
Trong văn bản “Xem người ta kìa!” khi lớn lên nhân vật “tôi” “không còn cái cảm giác khó chịu nữa” khi mẹ nói “xem người ta kìa!” vì: Nhân vật tôi đã hiểu nỗi lòng, mong ước của
mẹ. “Tôi” nhận thức được rằng, mẹ nói điều đó là vì muốn “tôi” luôn nỗ lực, cố gắng cho bằng người. Nhận vật “tôi” không chỉ thấu hiểu mà còn biết ơn mẹ vì điều đó
- HS tự trình bày được suy nghĩ của mình và lý giải được suy nghĩ đó một cách hợp lý, tránh những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực
Câu 3.
a. Giờ đây (Trạng ngữ chỉ thời gian) b. Trên đời (Trạng ngữ chỉ không gian)
c. Từ cái bài tập làm văn về tình bạn ( trạng ngữ chỉ nguyên nhân) d. Qua một số chương trình ti vi ( Trạng ngữ chỉ cách thức)
Câu 4.
Yêu cầu
- Về hình thức: Học sinh trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn, giữa các câu văn có sự liên kết, mạch lạc, có sử dụng 1 trạng ngữ chỉ thời gian trong đoạn văn.
- Về nội dung: Học sinh trình bày được bài học rút ra từ câu chuyện của Ni-cô-la trong văn bản “ Bài tập làm văn”.
+ Trong học tập cũng như trong công việc chúng ta cần tự giác tìm cách giải quyết vấn đề của bản thân. Bất cứ việc gì khi bản thân chúng ta tự thực hiện, trực tiếp trải nghiệm thì mới mang lại kết quả tốt. Bởi vì khi chúng ta tự làm nó, ta mới hiểu rằng điểm mạnh và điểm yếu của mình ở đâu để kịp thời phát huy và sửa chữa. Nếu nhờ vả, ỷ lại vào người khác , ta sẽ không biết mình kém cỏi ở đâu và khắc phục, cũng như không nhận ra những ưu điểm của chính mình nên sẽ không thể trưởng thành lên được.
+ Cần tôn trọng sự khác biệt của mỗi người trong cuộc sống.
Câu 5.
Yêu cầu
- Về hình thức: Học sinh trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn, giữa các câu văn có sự liên kết, mạch lạc.
- Về nội dung: Học sinh chia sẻ được về những điều khác biệt trong cuộc sống của chính bản thân mình như sở thích của cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. Từ đó tự rút ra bài học cần tôn trọng sự khác biệt của mỗi người nhưng cũng cần cố gắng để hoàn thiện bản thân mình.