Chúng quyết tâm đồng hóa dân tộc ta.

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 28 - 32)

D. nhà Hán đã hết đất cho người Hán ở.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào? Hãy nêu ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Văn Lang?

- Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN. - Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã:

+ Mở đầu thời kì dựng nước và giữ nước của người Việt; mở đầu cho nền văn minh sông Hồng.

+ Chứng tỏ quốc gia cổ đại của người Việt được hình thành từ sớm, nước Việt Nam có lịch sử và truyền thống lâu đời.

+ Đặt cơ sở cho sự phát triển cao hơn của nhà nước Âu Lạc (ở giai đoạn sau).

Câu 2: Nước Âu Lạc ra đời trong bối cảnh nào? Nhà nước Âu Lạc có điển gì giống và khác so với nhà nước Văn Lang?

* Bối cảnh ra đời của nhà nước Âu lạc:

- Cuối thế kỉ III TCN, nhà tần đem quân đánh xuống phía Nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau để cùng chống quân xâm lược. Họ đã cử “người tuấn kiệt” là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến.

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần, năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước Âu Lạc.

* So sánh nhà nước Văn Lang và Âu Lạc

Nhà nước Văn Lang Nhà nước Âu Lạc

Giống nhau

Lãnh thổ chủ yếu

- Thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

Tổ chức nhà nước

- Đứng đầu nhà nước là vua, nắm giữ mọi quyền hành. - Giúp việc cho vua là các lạc hầu và Lạc tướng.

chiềng, chạ.

Khác nhau

Kinh đô Phong Châu (Phú Thọ) Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội) Lãnh thổ

Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

Địa bàn được mở rộng hơn (trên cơ sở hợp nhất vùng đất của Tây Âu và Lạc việt).

Tổ chức

Nhà nước Đơn giản, sơ khai

- Tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn:

+ Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước.

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

Câu 3: Trình bày đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc? * Đời sống vật chất của người Việt cổ:

+ Nguồn lương thực: gạo nếp, gạo tẻ, rau, muối, mắm cá… + Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, lá, gỗ… + Phương tiện đi lại trên sông chủ yếu là thuyền.

+ Người Việt cổ ngày thường để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam. Nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm.

+ Vào dịp lễ hội, người Việt cổ có thể đội thêm mũ lông chim, đeo trang sức )vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai…).

* Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

+ Về tín ngưỡng:

- Có tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).

- Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.

+ Về phong tục – tập quán: người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.

+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức. Các chàng trai đấu vật hoặc đua thuyền trên sông.

Câu 4: Nêu một số thành tựu tiêu biểu của thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc? Việt một đoạn văn ngắn giới thiệu về một thành tựu mà em thích nhất?

+ Trống đồng. + Thành Cổ Loa. + Nỏ Liên Châu.

- Giới thiệu về Nỏ liên Châu:

+ Nỏ Liên Châu là vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc. Tương truyền, nỏ :iên Châu do Cao Lỗ (vị tướng của An Dương Vương) chế tạo, có thể bắn một lần được nhiều phát, các mũi tên đều được bịt đồng sắc nhọn (có 3 cạnh).

+ Lẫy nỏ là bộ phận quan trọng nhất của nỏ Liên Châu. Trong truyền thuyết, lẫy nỏ làm

bằng móng rùa thần, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì có thể rùa là con vật linh thiêng được cư dân Việt tôn thờ nên đã gắn sức mạnh của vị thần cho loại vũ khí "bảo bối" của mình nhằm làm tăng thêm sức mạnh thần kì của thứ vũ khí ấy. Thực tế, lẫy có thể được chế bằng đồng, bằng sừng hoặc gỗ cứng, hình dáng của nó gần như móng rùa. Nó được cấu tạo với nhiều chi tiết lắp vào nhau nên chiếc nỏ còn được gọi là "liên cơ". Bình thường, dây nỏ được căng lên, cài lại, khi bắn thì dùng ngón tay kéo lùi nút lẫy để dây bật, đẩy tung những cánh tên lao như gió cuốn.

+ Để một lúc bật lẫy nỏ cho nhiều mũi tên cùng bay ra, có ý kiến cho rằng tướng quân Cao Lỗ đã nghĩ cách làm rộng thân nỏ, xẻ chéo nhiều rãnh, đặt những mũi tên chụm lại để khi bật lẫy, mũi tên theo rãnh bay đi.

+ Sức mạnh của nỏ Liên Châu đã được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái như sau: “cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám tới gần”

Câu 5: Tại sao chình quyền phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt? Hãy nêu những chuyển biến kinh tế và xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc

* Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích:

khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt.

* Chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc:

- Nông nghiệp có sự chuyển biến mới về phương thức canh tác. Ví dụ: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò; biết kĩ thuật chiết cành…

- Nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, rèn sắt, làm mộc…) tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn.

- Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm “vải Giao Chỉ”, làm thủy tinh… - Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành.

- Hoạt động buôn bán trong nước và với các nước khác được đẩy mạnh hơn trước.

* Chuyển biến về xã hội ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc:

- Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.

+ Giai cấp thống trị bao gồm: quan lại đô hộ và địa chủ.

+ Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa. Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.

+ Bộ phận Lạc dân dưới thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành các tầng lớp: nông dân công xã; nông dân lệ thuộc (nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy - nộp lại địa tô) và nô tì.

- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ phương Bắc.

BÀI 16, 17

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN1. Mức độ nhận biết 1. Mức độ nhận biết

Câu 1:Địa bàn nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hiện nay thuộc địa phương nào?

A. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. B. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội.C. Huyện Mê Linh, Hà Nội. D. Huyện Đông Anh, Hà Nội. C. Huyện Mê Linh, Hà Nội. D. Huyện Đông Anh, Hà Nội.

Câu 2: “Vung tay đánh cọp xem còn dễ/Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ vị anh hùng dân tộc nào?

A. Trưng Trắc. B. Trưng Nhị.

C. Bà Triệu. D. Lê Chân.

Câu 3: Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gắn với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Bà Triệu. B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ. D. Khởi nghĩa của Lý Bí. C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ. D. Khởi nghĩa của Lý Bí.

Câu 4: Hãy xác định câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.

Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị đã nổi dậy khởi nghĩa và giành thắng lợi.

A. Đúng B. Sai

Câu 5: Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở đâu?

A. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. B. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ AnC. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Câu 6: Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là

A. Động Khuất Lão B. Cửa sông Tô LịchC. Thành Long Biên D. Đầm Dạ Trạch C. Thành Long Biên D. Đầm Dạ Trạch

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã bao vây và chiếm thành Tống Bình, tự sắp đặt được việc cai trị trong vòng bao lâu?

A. 3 năm B. 9 năm

C. 10 năm D. Hơn 60 năm

Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.

B. Chính sách đồng hóa của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w