AVICENNIA ALBA BLUME
ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI
Mấm trắng có tên khoa học là Avicennia alba Blume thuộc họ Mấm (Avicenniaceae), là loài cây ngập mặn tiên phong, phân bố ở bờ sông có thủy triều ra vào, cửa vào của những đảo nhỏ đến các bãi bùn. Thân gỗ hay bụi cao đến 25m, phân cành sớm. Rễ thở hình bút chì, mọc nổi trên bùn, dài khoảng 20cm.
Lá đơn, mọc đối, hình trứng đến bầu dục. Mặt trên đen xanh bóng, mặt dưới có lông tơ mịn mờ nhạt. Hoa tự bông màu vàng hay vàng cam mọc ở đầu cành hoặc ở nách gần ngọn.
Quả có vỏ bao một trụ mầm, hình khối bầu dục thắt, rộng 10-15mm, dài 19-27mm. Mấm trắng có hoa vào tháng 5-7 và quả chín tháng 8-10, xuất hiện trễ dần ở vĩ độ cao hơn.
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM
Chọn giống, thu hái và bảo quản
• Chọn giống: Giống thu hái từ rừng giống đã được công nhận hoặc (nếu không có rừng giống) từ những quần thụ
tự nhiên hay cá thể trên 6 tuổi, có độ vượt trội 25% về đường kính, 10% về chiều cao trở lên so với 30 cây xung quanh, sinh trưởng tốt, tán dầy, cân đối, không sâu bệnh, khuyết tật để thu hái giống.
• Thu hái: Mùa vụ thu hái từ tháng 9 đến tháng 11. Chọn những quả tốt, chín, dài từ 1,5- 2,5 cm, phần lớn nhất
giữa thân của quả từ 0,8- 1,2 cm. Một kg quả giống Mấm trắng có bình quân từ 500-600 quả, độ thuần trung bình 85-90 %. Thu lượm quả chín trên mặt nước hoặc hái trực tiếp từ cây mẹ bằng cách rung cho quả rụng xuống.
• Bảo quản: Thời gian bảo quản quả không quá 10 ngày. Chọn quả tốt, loại bỏ các tạp chất sau đó ngâm quả trong
nước thủy triều hoặc rải một lớp mỏng dưới 10 cm nơi thoáng mát và thường xuyên tưới nước để giữ ẩm.
Tạo cây con • Tạo bầu
» Túi bầu: Dùng túi bầu polyetylene (PE) hoặc túi bầu sinh học có lỗ nhỏ xung quanh đáy bầu để thoát nước. Kích thước túi bầu: 13x18cm (chu vi 26 cm, cao 18 cm) hoặc 18x22 cm (chu vi 36 cm, cao 22 cm) hoặc có kích thước tương đương với thể tích trên.
» Hỗn hợp ruột bầu: Sử dụng tầng mặt đất RNM có độ thành thục ổn định (bùn chặt, sét mềm) đến độ sâu < 20cm để đóng bầu. Nếu đất nghèo dinh dưỡng thì tạo hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ: 90% đất + 9% phân chuồng hoai (hoặc phân hữu cơ vi sinh) + 1% Supe lân tính theo khối lượng, đập nhỏ, trồn đều để đóng bầu. » Đóng bầu: Cho hỗn hợp ruột bầu tới 1/3 chiều cao túi bầu, lèn chặt để định hình bầu, sau đó cho hỗn hợp
đầy tới miệng bầu.
» Xếp bầu: Xếp bầu vào luống ươm trước khi cấy quả từ 7-10 ngày. Qui cách luống: mặt luống bằng phẳng, chiều rộng 1- 1,2 m, chiều dài tùy theo kích thước của vườn ươm, luống cách nhau 50-60cm. Sau khi xếp bầu, dùng bùn lấp xung quanh luống để giữ bầu.
Cấy quả vào bầu:
• Cấy chính: Trước khi cấy cần cho nước ngập mặt bầu từ 2-3 ngày để bầu ngấm đủ nước. Cấy phần rễ (nếu có)
và quả với chiều sâu bằng 1/2 đường kính quả hoặc ngập quả giống đã nứt nanh vào bầu. Mỗi bầu chỉ cấy 1-2 quả và cấy vào ngày râm mát.
• Cấy dặm: Sau khi cấy vào bầu 7 ngày, quả bắt đầu nảy mầm, tiến hành kiểm tra tỷ lệ nảy mầm và tiến hành cấy
dặm những bầu không nảy mầm.
• Nhổ bỏ cây: Sau khoảng 20 ngày, kiểm tra bầu trên 2 cây, nhổ bỏ cây xấu, giữ lại 1 cây tốt nhất/bầu. Chăm sóc cây con
• Điều tiết nước: Đối với vườn ươm ở địa hình có ngập triều thì lấy nước vừa ngập mặt bầu và xả nước khi triều
xuống. Những ngày không ngập triều thì tưới tràn ngập mặt bầu sau đó xả nước như khi ngập triều.
• Bảo vệ: Làm hàng rào bằng lưới để ngăn cua, còng, cáy phá hại cây con. Gỡ bỏ vật cản bám vào quả và cây mạ
và sinh vật gây hại cây con.
• Nhổ cỏ, đảo bầu: Thường xuyên nhổ cỏ, luôn giữ cho mặt đất thông thoáng, tăng khả năng thấm nước, giảm sự
bốc hơi bề mặt. Định kỳ 2-3 tháng đảo bầu 1 lần và kết hợp phân loại cây (tốt, xấu) để có chế độ chăm sóc thích hợp. Bắt buộc đảo bầu trước khi xuất vườn 1 tháng.
Tiêu chuẩn cây đem trồng
Bảng 6.1. Tiêu chuẩn cây Mấm trắng đem trồng Điều kiện
gây trồng Tuổi (tháng) Kích thướctúi bầu (cm) Đường kính cổ rễ (cm) Chiều cao (cm) Chất lượng
Nhóm I 10-12 18x22 0,7- 0,8 60– 70 - Số lá trên cây: trên 10 lá. - Cây không bị nhiễm bệnh.
- Cây không bị cụt ngọn.
Nhóm II 8 - 9 13x18 0,5- 0,6 50 – 60
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN //////////////// SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN //////// SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN
50 51
6.3 KỸ THUẬT TRỒNG RỪNGĐiều kiện gây trồng Điều kiện gây trồng
• Nơi phân bố tự nhiên là các bãi bồi ven biển, ven cửa sông, từ Cà Mau tới Ninh Thuận (từ 8030-11020 vĩ độ Bắc) đất có hàm lượng sét tương đối cao, độ thành thục thấp. Rừng Mấm trắng có khả năng chịu mặn khá cao, độ mặn của nước trong mùa mưa từ 20-21‰, mùa khô từ 28-33‰, nhiệt độ trung bình tháng trên 200C, lượng mưa trung bình từ 1300-2400mm/năm. Điều kiện gây trồng cây Mấm trắng ở bảng sau:
Bảng 6.2. Điều kiện gây trồng cây Mắm trắng
Yếu tố Điều kiện thuận lợi (Nhóm I) Điều kiện trung bình (Nhóm II) Điều kiện khó khăn (Nhóm III) Thể nền Đất bùn mềm; Đất có tỷ lệ hạt cát <10%. Đất bùn chặt, hoặc Đất có tỷ lệ hạt cát từ 10-
30%.
Đất sét mềm hoặc Đất có tỷ lệ hạt cát từ 30-50% Số ngày ngập triều (20-25 ngày/tháng) 10-19 ngày/tháng 5-9 ngày/tháng Thời gian phơi bãi 5-8 giờ/ngày Trên 8-14 giờ/ngày Trên 14-19 giờ/ngày
Dạng lập địa Ib Ic Id
Kỹ thuật trồng
• Thời vụ trồng: Trồng rừng bằng cây con từ tháng 6 - 9, trồng trực tiếp bằng quả từ tháng 9 - 11. Nên chọn thời
điểm ít có gió mạnh và sóng biển thấp nhất trong năm để trồng. Nếu trồng bằng quả, nên gieo 50 kg/ha, tương đương 25-30 ngàn quả/ha vào lúc thuỷ triều xuống, những ngày không có sóng lớn. Dùng tay ấn quả xuống bùn ngập 1/3 quả, mỗi điểm 2-3 quả, cự ly hàng cách hàng 1m, cây cách cây 1m.
• Phương thức trồng và mật độ trồng:
Bảng 6.3. Phương thức và mật độ trồng rừng Mấm trắng
Phương thức trồng Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Trồng thuần loài bằng
cây con có bầu 3.300 cây/ha (khoảng cách 1,5x2,0 m) 4400 cây/ha (khoảng cách 1,5x1,5 m) 5.000 cây/ha (khoảng cách 1,0 x 2,0 m) Trồng hỗn loài
Mấm trắng có thể trồng hỗn loài với Mấm biển (Avicennia marina) hoặc Bần trắng (Sonneratia alba), Bần chua (Sonneratia caseolaris). Mật độ trồng như trồng thuần loài. Tỷ lệ hỗn loài 3 hàng Mấm trắng 1 hàng loài khác (3:1) hoặc 2 hàng Mấm trắng 1 hàng loài khác (2:1)
• Làm đất
» Nhóm I: Trồng Mấm trắng nơi lập địa dễ, không cần làm đất. Khi trồng, dùng tay hoặc dụng cụ phù hợp tạo hố có kích thước vừa đủ lớn phù hợp với kích thước của túi bầu để trồng.
» Nhóm II: Đào hố kích thước 30x30x30 cm.
» Nhóm III: Nơi đất sét cứng đào hố kích thước 40x40x40 cm.
• Trồng rừng
» Trước khi trồng từ 3-5 ngày, đưa cây cây lên bờ cho ráo nước. Khi vận chuyển cây đem trồng, tránh làm vỡ bầu.
» Bóc túi bầu (trừ túi bầu tự hủy) trước khi trồng và không làm đứt rễ cây con. Đặt cây theo chiều thẳng đứng vào hố, lấp đất và nén chặt để giữ cây ổn định. Túi bầu sau khi bóc cần thu gom về nơi tập trung rác thải. » Cắm cọc giữ cây: Có thể cắm 1 hoặc 3 cọc/cây, tuỳ vào mức độ sóng biển. Dùng vật liệu sẵn có ở địa phương
như: Tre, Tràm v.v… có chiều dài từ 0,7-1,0m, đường kính từ 1-3cm để làm cọc giữ cây. Cọc cắm xiên 450, dùng dây mềm buộc thân cây ở độ cao 15-20cm vào cọc, chỗ tiếp xúc thân cây với cọc. Cần buộc chặt, tránh cọ xát làm hỏng vỏ thân.
• Trồng dặm: Sau khi trồng 1 tháng tiến hành kiểm tra, nếu: cây chết ≤10% và rải rác thì không trồng dặm;
cây chết nhiều hơn tỉ lệ nghiệm thu theo qui định, hoặc chết thành từng đám, cần trồng dặm. Tỷ lệ trồng dặm như sau:
Bảng 6.4. Tỷ lệ trồng dặm so với trồng chính
Điều kiện gây trồng Tỷ lệ trồng dặm so với trồng chính
Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3
Nhóm I, II 15% 10% -
Nhóm III 20% 10% 5%
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN //////// 53
PHẦN 2: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG RỪNG
Avicennia marina (Forsk.) Vierh
Hoa Mấm Biển Quả Mấm Biển
MẤM BIỂN