Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ:

Một phần của tài liệu giáo án chủ đề phương tiện giao thông mẫu giáo 4 tuổi 2 (Trang 31 - 37)

+ Sự việc tích cực:... ...

+ Sự việc chưa tích cực:... ...

Ngày soạn: 16 /3 /2017 Ngày giảng:Thứ 6 ngày 17 tháng 3 năm 2017

I. ĐÓN TRẺ -THỂ DỤC SÁNG – TRÒ CHUYỆN. 1. Đón trẻ:

- Nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng cá nhân dúng nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ.

2. Thể dục sáng: Bài tập với động tác: Hô hấp, tay, lườn, chân, bật. 3.Trò chuyện: Trò chuyện về một số PTGT mà bé biết

+ Mục đích: trẻ trò chuyện cùng cô về một số PTGT mà trẻ biết như xe máy, ô tô…

+ Tiến hành: - Hôm nay ai đưa con đi học? - Đi bằng pt gì?

- Ngoài xe máy ra con còn biết những PTGT gì nữa? => Giáo dục: Biết chấp hành đúng luật lệ giao thông nơi công cộng.

II- HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

NDTT: NH “ Nhưng con đường em yêu” NDKH: VĐ Đèn đỏ đèn xanh

TCAN: Giọng hát to giọng hát nhỏ 1. Mục đích yêu cầu:

1.1.Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu được nội dung của bài hát. Biết lắng nghe cô hát và chơi trò chơi đúng luật.

- Rèn sự vận động theo nhạc. Phát triển tai nghe nhạc.

1.3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô, chấp hành đúng luật giao thông.

2. Chuẩn bị:

- Đàn, vi tính..

3. Tiến hành.

Hoạt động của cô Hoạt đông của trẻ

HĐ1: Tạo hứng thú.

- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Đèn xanh đèn đỏ + Đèn gì dừng lại?

+ Đèn gì được đi? + Đèn gì đi chậm?

+ Vậy chúng mình khi đi qua ngã tư đường phố gặp đèn đỏ chúng mình phải làm gì?

- Nếu có dịp chúng mình được đi thành phố chúng mình phải chấp hành đúng luật giao thông, gặp đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh thì được đi, đèn vàng thì đi chậm.

HĐ2: Bài mới.

1. NDKH: Hát VĐ Đèn đỏ đèn xanh .

- Cô cùng cả lớp hát lần 1: hỏi trẻ tên bài - Cô hát lần 2 : vận động minh họa. + Cô vừa hát bài hát gì?

+ Nội dung của bài hát nói về điều gì? + Giai điệu của bài hát như thế nào?

* Cả lớp hát vận động.

- Cả lớp hát vận động theo cô 2 lần. - Cho tổ hát và vỗ tay (3 tổ)

- Nhóm hát và vỗ tay. - Cá nhân trẻ hát vỗ tay.

*Giáo dục trẻ : Khi đi qua ngã tư đường phố chúng mình phải thực hiện theo đúng tín hiệu đèn.

2. NDKH: Những con đường em yêu.

- Lần 1: Cho trẻ nghe chọn vẹn giai điệu của bài hát.

- Lần 2: Cô hát và hỏi trẻ tên bài. + Bài hát có tên là gì? -Trẻ chơi và trả lời - Đèn đỏ - Đèn xanh - Đèn vàng - Dừng lại -Trẻ lắng nghe . - Trẻ lắng nghe - Đèn xanh đèn đỏ - Đèn giao thông - Vui tươi - Lớp hát vđ - Tổ vận động - Nhóm hát vđ - Cá nhân hát vđ - Lắng nghe. - Lắng nghe - Lắng nghe - Những con đường em yêu

+ Nội dung bài hát nói lên điều gì ? + Giai điệu của bài hát này như thế nào ? - Cô giảng giải nội dung bài hát

+ Lần 3 cô hát cho trẻ hưởng ứng cùng cô. - Lần 4: Cho trẻ quan sát vi deo

* Giáo dục trẻ: Biết chấp hành đúng luật lệ giao thông.

3. Trò chơi âm nhạc : Giọng hát to giọng hát nhỏ

- Cách chơi: Cô bắt nhịp cho cả lớp hát một bài hát bất kỳ và cô là người ra tín hiệu. Khi cô đưa tay xuống thấp cả lớp hát nhỏ, cô đưa tay ra trước hát vừa, cô đưa tay lên cao thì cả lớp hát to.

- Luật chơi: Hát sai tín hiệu cho cả lớp nhảy lò cò. - Cho trẻ lên chơi cô quan sát và gợi ý trẻ

- Kết thúc chơi cô nhận xét

HĐ 3:Nhận xét chung .

- Cô nhận xét giờ học và tuyên dương trẻ.

- Cô giáo - Nhẹ nhàng

- Trẻ hưởng ứng theo cô -Trẻ lắng nghe.

-Trẻ lắng nghe.

-Trẻ chơi .

- Trẻ lắng nghe.

III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Quan sát có chủ đích: Quan sát một số phương tiện giao thông đi trên đường

TC có luật: + Ai chạy nhanh đến cờ + Lộn cầu vồng

Chơi theo ý thức: với đồ chơi ngoài trời, cát nước, nhặt lá, vẽ. 1. Mục đích yêu cầu

- Biết nhận xét về đặc điểm nổi bật của một số phương tiện giao thông đi trên đường.

- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ.

- Biết cùng cô chơi các trò chơi vận động và trò chơi có luật. - Chơi tự do theo nhóm nhỏ

- Giáo dục trẻ khi đi trên một số PTGT phải ngồi ngay ngắn, không thò đầu, thò tay ra ngoài.

2. Chuẩn bị

- Địa điểm quan sát

- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn. - Phấn, rổ đựng phấn vẽ.

3. Tiến hành.

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: ổn định- trò chuyện- gây hứng

- Kiểm tra trang phục, sức khoẻ của trẻ trước khi đi thăm quan

- Cô cùng trò chuyện về buổi đi thăm quan và nhắc trẻ đi đứng cẩn thận, đi theo hàng không xô đẩy nhau.

Hoạt động 2: Quan sát có chủ đích.

* Quan sát: một số phương tiện giao thông đi trên đường

- Cô cho trẻ đi ra ngoài sân trường sau đó xếp theo hàng đi ra ngoài đường để trẻ tự quan sát về các PTGT đi trên đường.

- Cô để trẻ tự QS, trao đổi, đàm thoại, nói lên những phát hiện của mình=> Sau đó cô tổng kết nhấn mạnh lại một cách khoa học, chính xác, có hệ thống.

+ Chúng mình đang đứng ở đâu?

+ Bạn nào có nhận xét về con đường này?

+ Chúng mình nhìn thấy những phương tiện gì đi trên đường?

+ Những PT đó đang đi ở đâu? + Xe gì vừa đi qua?

+ Xe máy, ô tô,.. là PTGT đường gì? + Xung quanh đường có những gì? + Người đi bộ phải đi ở đâu?

+ Khi đi trên đường chúng mình phải đi như thế nào?

* Giáo dục: Trẻ biết đi đúng phần đường, đi trên vỉa hè, đi bên phải,…

Hoạt động 3: Trò chơi * Trò chơi có luật: + TC vận động: Ai chạy nhanh đến cờ + TCDG: Lộn cầu vồng * Chơi theo ý thích: - Vẽ đồ dùng, đồ chơi bé thích - Nhặt lá cây.

- Chơi với đồ chơi ngoài trời.

Hoạt động 4: Kết thúc – nhận xét. - Nhận xét tuyên dương. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ lắng nghe - Quan sát và nhận xét - Trên vỉa hè

- Có nhiều xe đi lại, cây xanh - Xe máy, ô tô, xe đạp - Ở lòng đường - Trẻ trả lời - Đường bộ - Nhà, cây xanh - Vỉa hè - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ chơi - Chơi theo ý thích. - Lắng nghe

IV. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Tên các góc chơi:

1.1.Góc phân vai: Cảnh sát giao thông

1.2.Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố

1.3.Góc học tập: Tô màu biển báo giao thông.

1.4.Góc nghệ thuật: Làm sách về các phương tiện giao thông

1.5.Góc thiên nhiên: Chăm sóc hoa.( Chủ đạo )

2. Chuẩn bị và cách tiến hành: Thực hiện như đã soạn đầu tuần V. VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA

- Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa tay trước khi ăn - CB đồ dùng ăn uống, phòng ngủ cho trẻ.

- Chăm sóc bữa ăn cho trẻ.

VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. - LQBM: Ném trúng đích nằm ngang

- Sinh hoạt cuối tuần 1. Mục đích- yêu cầu:

- Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang theo sự hướng dẫn của cô

- Tuyên dương trẻ ngoan và nhắc nhở trẻ chưa ngoan cần cố gắng vào tuần sau. 2. Chuẩn bị: - Phiếu bé ngoan. - Cổng đích 3. Cách tiến hành: HĐ 1: LQBM “ Ném trúng đích nằm ngang”

- Cô giới thiệu tên vận động

- Cho trẻ quan sát cô thực hiện và cho trẻ lên thực hiện - Cô hướng dẫn và sửa sai cho trẻ

- Nhận xét chung.

HĐ 2: Sinh hoạt cuối tuần “ Nêu gương bé ngoan”

- Cô cho trẻ hát bài “ Cả tuần đều1 2 ngoan”

- Trong tuần vừa qua có bạn nào ngoan, bạn nào chưa ngoan? + Cô cho cá nhân trẻ nhận xét, tổ nhận xét

+ Cô nhận xét chung, nhắc nhở khuyến khích trẻ cố gắng hơn vào tuần học tiếp .

+ Cô phát phiếu bé ngoan cho trẻ.

HĐ 3: Kết thúc - nhận xét.

- Nhận xét chung, tuyên dương trẻ

VII. NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY

ở lớp.

- Cô nhận xét tuyên dương, khuyến khích trẻ ngoan, trẻ tích cực tham gia các hoạt động trong lớp cùng cô, cùng các bạn, động viên, nhắc nhở những trẻ chưa ngoan và những trẻ nhút nhát cần cố gắng.

- Cho trẻ ngoan lên cắm cờ bé ngoan.

- Trả trẻ: Nhắc trẻ lấy đồ dùng, kiểm tra tư trang trước khi ra về và trao đổi với phụ huynh về tình hình chung của trẻ ở lớp, ở trường.

* Tăng cường tiếng việt.

* NHẬT KÝ Tổng số trẻ đến lớp: .../31 - Số trẻ vắng mặt: 1:...Lí do:... 2:...Lí do:... ... 3:...Lí do:...

- Tình hình chung về trẻ trong ngày: + Sức khỏe: ...

+ Nề nếp:...

+ Thái độ tham gia hoạt động:...

- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: + Sự việc tích cực:...

...

+ Sự việc chưa tích cực:...

Một phần của tài liệu giáo án chủ đề phương tiện giao thông mẫu giáo 4 tuổi 2 (Trang 31 - 37)