Việc giảm nhẹ thảm họa được gắn với phát triển vì các lý do sau đây:
Các nguyên nhân cơ bản của nghèo đói, phát triển không bền vững và các thảm họa
•
thường là giống nhau.
Thảm họa có thể đặt phát triển vào rủi ro và làm cho phát triển không bền vững. Do đó
•
giảm nhẹ rủi ro thảm họa có hiệu quả sẽ đóng góp vào phát triển bền vững.
Phát triển có thể gây ra hoặc giảm nhẹ các rủi ro thảm họa. Các thất bại trong phát triển
•
làm tăng nghèo đói và tình trạng dễ bị tổn thương. Ngược lại, phát triển bền vững củng cố an ninh cho dân cư, do đó, những can thiệp giảm nhẹ thảm họa có thể giúp người dân tự giảm hoặc tránh các rủi ro thảm họa đối với bản thân họ và các cơ sở vật chất, kinh tế và xã hội hỗ trợ cho sinh kế của họ một cách hiệu quả.
Một số ví dụ thực tế gần đây ở Việt Nam:
Gắn kết các thảm họa
và phát triển Tình hình ở Việt Nam
Cơ sở hạ tầng có thể làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương
Việc xây dựng các con đập (và đường xá) gây ra ngập lụt ở
•
các cộng đồng gần công trình.
Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, chính phủ đã di chuyển nhà
•
của người dân đến nơi an toàn hơn nhưng điều này lại có tác động tiêu cực đối với sinh kế (ví dụ như người dân không còn có cơ hội đánh bắt cá ở một con kênh gần đó nữa)
Thảm họa có thể đẩy
lùi phát triển • Sau bão Linda năm 1997, hàng nghìn thuyền đánh cá bị hư
hỏng và dẫn đến việc mất sinh kế.
Năm 2006, một cơn bão đã đổ bộ vào một xã ở Tỉnh Bến
•
Tre, người dân đã bị phá sản (27 trong số 50 hộ dân đã mắc nợ)13
Phát triển có thể làm giảm tình trạng dễ bị tổn thương
Người dân có nhiều tiền hơn để xây nhà ở tốt hơn (và
•
chống được bão)
Thu nhập ổn định sẽ dẫn đến các sinh kế bớt nguy hiểm
•
hơn.
Giáo dục tốt hơn giúp người dân hiểu tốt hơn về tình trạng
•
dễ bị tổn thương của họ và lập kế hoạch cải thiện năng lực phòng chống thảm họa cho họ.
Bảng 5: Các ví dụ về mối liên hệ giữa thảm họa và phát triển ở Việt Nam 13 Theo thông tin của ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Hội Chữ thập đỏ Bến Tre, dựa trên Ủy ban Nhân dân địa phương