Cấu hình thiết bị

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành linux cđ cơ điện hà nội (Trang 25 - 27)

Mục tiêu: Trình bày các thao tác cấu hình các thiết bị thông dụng. Điều này giúp người học có thể cấu hình các thiết bị một cách dễ dàng.

3.1. Bộ nhớ (RAM)

System RAM được BIOS nhận biết khi khởi động, Linux kernel có khả năng nhận biết được tất cả các loại RAM (EDO, DRAM, SDRAM, DDRAM).

3.2. Vị trí lưu trữ tài nguyên

Kernel lưu trữ thông tin tài nguyên trong thư mục /proc, các tập tin ta cần quan tâm: + /proc/dma + /proc/interrupt + /proc/ioports + /proc/pci 3.3. Hỗ trợ USB

Hầu hết các phiên bản linux gần đây có khả năng nhận biết USB device, khi USB được cắm vào USB port thì nó được USB controller điều khiển, Linux hỗ trợ rất nhiều USB controller, thiết bị USB được Linux kernel nhận biết qua tập tin /dev/sda1.

3.4. Network Card

Kernel của linux hỗ trợ hầu hết NIC, để xem chi tiết thông tin hiện tại của card mạng ta sử dụng các lệnh sau đây: Dmesg, lspci, /proc/interrupts, /sbin/lsmod, /etc/modules.conf

3.5. Cài đặt modem

`26

+ Bước 1: Dùng lệnh setserial để scan serial device.

+ Bước 2: Dùng lệnh ls –s /dev/ttyS1 /dev/modem

+ Bước 3: cấu hình Dial profile thông qua công cụ wvdial cung cấp script wvdialconfig để ta scan những thông tin cần thiết cho modem và ghi vào file /etc/wvdial.conf.

3.6. Cài đặt và cấu hình máy in

Trước khi cài đặt máy in, cần cài thêm package system-config-printer- 0.6.98-1 (Fedora Core). Sau đó dùng lệnh #system-config-printer

Chọn New để cài đặt máy in

`27

Chọn Queue Driver để chỉ định loại máy in

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành linux cđ cơ điện hà nội (Trang 25 - 27)