79
Hình 4.11. Cấu tạo lớp chân bụng Gastropoda 1. Đỉnh vỏ 2. Vòng xoắn 3. Nắp miệng 4. Vành miệng 6. Lỗ rốn 8. Rãnh xoắn; 10. Trụ ốc 1-5. chiều cao 7-9. Chiều rộng.
Vỏ của Mollusca gồm ba lớp: một lớp chất sừng mỏng bên ngoài (Periostracum), một lớp phiến đá vôi hình lăng trụ dày (Prismatic) và một lớp mỏng xà cừ ở bên trong
Khi một hạt cát, ký sinh trùng hay một dị vật rơi vào giữa màng áo và mặt trong của vỏ, ngọc trai sẽ hình thành sau một thời gian.
Tần suất tạo thành ngọc tự nhiên rất thấp, khoảng một phần ngàn. Dinh dưỡng
Thức ăn của ốc đa số là mùn bã thực vật, rêu, nấm, một số ăn thực vật bậc cao (ốc bươu vàng ăn lúa, rau…), một số ăn thịt, thức ăn có thể là giun, sứa, hầu…
Sinh sản
Đẻ trứng hay đẻ con (Viviparidae) trứng của chân bụng thường được đẻ thành từng đám, chìm trong 1 chất nhầy bám vào cây thuỷ sinh
Ốc sống ở nước lợ và mặn quá trình phát triển phải qua giai đoạn ấu trùng luân cầu (Trochophora) và ấu trùng Veliger.
2
Lớp chân bụng gặp cả trong nước ngọt, lợ, biển.
Cung cấp thực phẩm cho người, chăn nuôi (vịt, ngan), nuôi cá (thức ăn của cá trắm đen). Các loại vỏ ốc đẹp dùng làm đồ mỹ nghệ, dùng trang trí.
Một số loại ốc là địch hại do nghề nuôi nhuyễn thể hay trong nông nghiêp (ốc bươu vàng hại lúa, rau).
Loài Pila polita (ốc nhồi) có đặc điểm lỗ miệng hẹp, tháp ốc vuốt nhọn, vỏ bóng. Thường gặp trong ao, ruộng vùng đồng bằng và trung du.
Loài P. conica (ốc mít): Lỗ miệng vỏ loe rộng, tháp ốc lùn, vỏ không bóng.
2.1. Nhận biết Ốc hương (Babylonia areolata)
Ốc hương có vỏ khá mỏng nhưng chắc chắn, dạng bậc thang, tháp vỏ bằng ½ chiều dài của vỏ. Da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiến vân màu tím, nâu, nâu đậm hình chữ nhật hoặc hình thoi. Trên tầng thân có ba hàng phiến vân màu, mỗi vòng ở tháp vỏ chỉ có một hàng. Miệng vỏ có hình bán nguyệt, mặt trong vỏ có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng
Cơ thể ốc hương chia làm 3 phần:
Đầu phát triển, có một đôi xúc tu, có mắt ở gốc, giữa 2 xúc tu la miệng. Chân nằm dưới đầu, khá phát triển và đói xứng hai bên. Bàn chân rộng, hình khiên chiều dài bằng 1,5 chiềudài vỏ.
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thủy sản, SuMa - Hợp phần hỗ trợ nuôi trồng thủy sản biển và nước lợ, 20002, “Danh mục các loài cá nuôi biển và nước lợ ở Việt Nam”, Hà Nội
2. Nguyễn Bạc Loan, 2003, Giáo trình Ngư loại 1, Trường đại học Cần Thơ
3. Trương Quốc Phú, Nguyễn Văn Thường, 2009, Giáo trình Ngư loại II, Trường đại học Cần Thơ