2.2.1. Vai trò của dân cư và lao động trong tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội
Một trong những nguồn tài nguyên quý giá của đất nước đó là tài nguyên nhân văn. Có thể hiểu tài nguyên nhân văn bao gồm sức lao động của con người và những giá trị vật chất, văn hoá, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. Khai thác đầy đủ và có hiệu quả lợi thế tiềm năng nguồn tài nguyên này để tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội là các định hướng cơ bản, xu thế tất yếu của thời đại.
Lịch sử đã chứng minh rằng, dân cư - nguồn lao động xã hội và hoạt động kinh tế là hai mặt của quá trình tạo ra của cải xã hội. Hai mặt đó tác động qua lại rất phức tạp, quy định và chi phối lẫn nhau. Sự phát triển kinh tế xã hội xác định những đặc điểm chủ yếu của sự phân bố dân cư và nguồn lao động xã hội. Ngược lại, sự phân bố dân cư và nguồn lao động xã hội lại là tiền đề, là động lực quan trọng của sự hình thành và phát
triển các quá trình kinh tế xã hội trong một nước, một vùng.
- Dân cư và nguồn lao động là lực lượng tiên quyết của mọi hoạt động khi tế xã hội, là nguồn lực sáng tạo mọi quy trình công nghệ, làm ra mọi của cải, vật chất và sản phẩm xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đên sự phát triển của vùng.
- Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lao động cũng được xem xét như một yếu tố đầu vào của sản xuất, do đó nó có liên quan đến giá cả sức lao động, tiền lương, thất nghiệp, phúc lợi công cộng và an sinh xã hội, đòi hỏi bắt buộc phải có sự điều tiết của Chính phủ hoặc chính quyền địa phương.
- Dân cư và nguồn lao động đồng thời là lực lượng tiêu thụ chủ yếu mọi sản phẩm xã hội.
- Dân cư và nguồn lao động cũng là yếu tố tác động đến môi trường: đi lại, tiếng ồn, trật tự an ninh xã hội, phân bố đất ở, tư liệu sản xuất…
- Sự phân bố dân cư ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố sản xuất.
2.2.2. Đặc điểm phân bố dân cư và lao động Việt Nam
Việt Nam là một nước đông dân và có nguồn lực lượng lao động dồi dào. Tính đến cuối năm 2017, dân số Việt Nam ước tính khoảng 96.019.879 người, xếp hạng thứ 14 so với các nước trên thế giới.
Tại Việt Nam có sự đa dạng về các dân tộc, nước ta có tất cả 54 dân tộc cùng nhau sinh sống, trong đó, nhiều nhất là người dân tộc Kinh, chiếm 82,6 %.
Trong những năm qua, dân số Việt Nam có xu hướng tăng nhanh.
Bảng4. Tăng trưởng dân số Việt Nam qua các thời kỳ Năm Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2