Thời gi n: 24 giờ
Mục tiêu
Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:
- Xác định được một số loại côn trùng hại chính trên lúa.
- Trình bày và xác định được các triệu chứng gây hại của một số loại côn trùng gây hại
chính như rầy nâu, sâu đục thân hai chấm, sâu phao đục bẹ, sâu cuốn lá lúa.
- Áp dụng những biện pháp phù hợp để phòng trừ côn trùng gây hại cho lúa có hiệu
quả, đảm bảo an toàn cho người trồng lúa, người sử dụng sản phẩm, môi.
A. Nội dung
1. Côn trùng hại lú 1.1. Khái niệm côn trùng
- Côn trùng là loài động vật không xương sống duy nhất có cánh, nhờ cánh mà côn
trùng có thể phát tán và hiện diện mọi nơi trên trái đất.
- Cơ thể được bao bọc bởi một lớp da, được phân thành 18 - 20 đốt. Toàn bộ cơ thể
được chia làm 3 phần là đầu, ngực và bụng.
Hình 3.52. Cấu tạo chung của côn trùng
1.2. Đặc điểm chung củ côn trùng
- Côn trùng có kích thước nhỏ nên chỉ cần một lượng thức ăn nhỏ cũng giúp chúng tồn
tại.
- Côn trùng có thể sống ở những nơi mà những động vật lớn hơn không thể sống được.
- Khả năng sinh sản của côn trùng rất cao, chúng có thể đẻ vài trứng đến vài ngàn
trứng.
- Chu kỳ sinh trưởng của côn trùng ngắn, có thể có hàng chục thế hệ trong một năm, do
vậy chúng có khả năng gia tăng mật số rất nhanh và có khả năng bộc phát thành dịch trong một thời gian ngắn.
33
1.3. Xác định các nhóm côn trùng hại lú
Trên cây lúa có nhiều loại côn trùng có hại và có lợi khác nhau. Nhóm côn trùng hại
lúa cắn phá trực tiếp hoặc đẻ trứng trên các bộ phận của cây như sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu đục bẹ… hoặc chích hút nhựa cây và truyền bệnh cho cây như rầy nâu, bọ trĩ, bọ xít...
2. Phòng trừ rầy nâu hại lú 2.1. Đặc điểm củ rầy nâu
Rầy nâu là loài côn trùng gây hại nguy hiểm trên lúa, có thể bộc phát trên diện rộng và giảm năng suất nghiêm trọng, ngoài ra rầy nâu còn là môi giới truyền virus gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, đây là hai bệnh hiện nay chưa có thuốc phòng trừ.
a. Vòng đời rầy nâu
Vòng đời rầy nâu từ 25 – 30 ngày, có 5 lần lột xác (5 tuổi). Rầy non mới nở có màu
trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng xám rồi chuyển thành nâu lợt hay nâu đen. Thời gian
sâu non là là 10 –13 ngày. Thời gian sống là 12 – 15 ngày.
Hình 3.53. Vòng đời của rầy nâu
b. Rầy trưởng thành:
Rầy trưởng thành có màu nâu, dài 3 – 5 mm, cánh trong suốt, có hai dạng: Dạng cánh
dài (cánh dài phủ kín bụng) và dạng cánh ngắn (cánh ngắn khoảng 2/3 thân). Rầy trưởng
thành cái rạch một vết dài 8 – 10 mm trên bẹ lá hoặc thân chính của phiến lá nơi gần cổ lá,
hoặc ngay gân chính của lá lúa (nếu mật số cao) và đẻ trứng thành từng hàng. Khoảng 3 ngày sau, trên các vết này có màu nâu do nấm bệnh xâm nhập. Rầy cái cánh dài đẻ khoảng
100 trứng và rầy cái cánh ngắn đẻ 300 – 500 trứng trong suốt quãng đời của chúng. Tỉ lệ
trứng nở trên 90%. Rầy thích đẻ trứng trên cỏ lồng vực hơn là trên cây mạ và cây lúa. b. Trứng rầy
34
Hình 3.54. Rầy nâu trưởng thành cánh dài Hình 3.55. Rầy nâu trưởng thành cánh ngắn
Trứng rầy hình bầu dục cong, một đầu to, một đầu nhỏ, trong suốt. Trứng rầy rất nhỏ,
hình giống tép bưởi, các trứng xếp xít nhau giống hình nải chuối. Mỗi ổ có từ 5 – 15 trứng.
Sau đẻ 6 –7 ngày thì trứng nở thành rầy non.
Hình 3.56. Trứng rầy nâu
c. Rầy non hay còn gọi là sâu non rầy nâu
a. Hình thái rầy non b. Rầy tuổi 1 c. Rầy tuổi 2
d. Rầy tuổi 3 e. Rầy tuổi 4 g. Rầy tuổi 5
35
Thời gian phát triển của rầy non từ 10 – 13 ngày. Rầy non có 5 tuổi (lột xác 5 lần). Rầy
non mới nở có màu trắng sữa, rầy tuổi 1, 2 thường gọi là rầy cám. Sang tuổi 3, rầy non chuyển thành màu trắng xám. Đến tuổi 4 và 5 chuyển thành nâu lợt hay nâu đen.
d. Đặc điểm sinh sống
Cả rầy non và trưởng thành đều không thích ánh sáng trực xạ nên chúng thường sống gần gốc lúa, chích hút ngay thân lúa, chỉ khi trời mát rầy trưởng thành mới có ở trên mặt tán lá. Khi bị động chúng có thể nhảy lên các bộ phận khác của cây hay rơi xuống nước. Rầy trưởng thành cánh dài thích ánh sáng đèn.
2.2. Các yếu tố ảnhhưởng đến mật độ rầy nâu
a. Thức ăn: Thức ăn là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng mạnh đến việc tăng hoặc giảm
mật số rầy nâu trên đồng ruộng. Hiện nay, một số nơi trồng lúa quanh năm nên trên đồng ruộng luôn có sẵn nguồn thức ăn để rầy gia tăng mật số. Đặc biệt, việc bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, làm thân lúa xanh mềm, cũng tạo điều kiện cho rầy tồn tại và phát triển.
b. Thời tiết:
Điều kiện thích hợp để rầy nâu phát triển:
- Nhiệt độ từ 25 – 300C và ẩm độ từ 80 – 86%
- Mưa rải rác hay mưa nhỏ và trờiâm u
- Gió cũng có ảnh hưởng đến sự di chuyển của rầy nâu.
Tóm lại: Điều kiện ẩm độ và nhiệt độ thích hợp, nguồn thức ăn phong phú kiểu hình cánh ngắn xuất hiện nhiều, ngược lại điều kiện nhiệt độ cao, khô hạn, thức ăn không đầy đủ thì kiểu hình cánh dài xuất hiện nhiều.
c. Thiên địch
- Bọ rùa: Một con bọ rùa (cả thành trùng và sâu
non) có thể ăn 5 – 10 con rầy nâu sâu non hoặc thành
trùng trong khoảng thời gian một ngày.
- Kiến: Bao gồm kiến ba càng, kiến ba khoang, kiến càng. Cả thành trùng và sâu non
của các loại kiến này đều ăn sâu non và thành trùng rầy nâu. Trong một ngày, một con kiến
thể ăn từ 3 –5 con rầy nâu.
Hình 3.59. Thiên địch kiến
- Bọ xít nước: Cả thành trùng và sâu non của bọ xít nước đều ăn trứng của rầy nâu.
Chúng tấn công rầy nâu bằng cách chích hút chất dịch bên trong cơ thể, một ngày chúng có
thể tấn công từ 4 –7 sâu non hoặc thành trùng rầy nâu.
36
Hình 3.60. Thiên địch bọ xít Hình 3.61. Thiên địch bọ xít
- Nhện: Một con nhện một ngày có thể ăn từ 5 – 15 con rầy nâu.
- Ong: Ong ký sinh bằng cách đẻ trứng vào trứng của rầy, chúng ký sinh từ 2 – 30
trứng rầy trên ngày, tùy theo từng loài ong ký sinh.
Hình 3.62. Thiên địch bọ xít Hình 3.63. Thiên địch bọ xít
- Cào Cào: Cào cào ăn 10 –15 con rầy/ngày.
- Cá: Nuôi cá mè vinh hay cá rô phi trong ruộng lúa, khi rầy rơi xuống nước là nguồn
thức ăn tốt cho cá.
Lưu ý: Không nên thả cá chép, cá chắm…, chúng sẽ ăn cả cây lúa. Thả mật độ 1.000
con cá cá mè vinh (hay cá rô phi)/ha, thả loại 50 con/kg vào ruộng lúa sau khi cấy được 20
ngày. Ruộng trồng lúa có nuôi cá có mương xung quanh ruộng, thả cá vào mương, khi cho nước lên ruộng, cá cũng sẽ theo nước lên ruộng. Trồng lúa theo mô hình này vừa được thu cá, vừa được thu lúa.
Hình 3.64. Thiên địch cá
- Vịt con: TThả vào ruộng lúa sau sạ (cấy) 40 –45 ngày khoảng từ 100 –150 vịt con từ
37
Hình 3.65. Thiên địch cá
- Vi sinh vật: Các loài vi sinh vật như nấm, vi khuẩn ký sinh trên trứng, rầy cũng góp
phần làm giảm mật số rầy nâu trên đồng ruộng.
Hình 3.66. Thiên địch vi sinh vật
2.3. Triệu chứng gây hại và tác hại củ rầy nâu
a. Tác hại trực tiếp
Rầy chích hút nhựa cây, gây tổn thương thân cây, kết quả làm cản trở sự vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây. Cây trở nên khô héo nhanh chóng. Khi bị hại nặng ruộng lúa khô héo từng đám lớn (hiện tượng cháy rầy). Cháy rầy thường xảy ra nhanh chóng trong những ngày nhiều mây là do những ngày này tốc độ quang hợp của cây kém.
38
Hình 3.68. Triệu chứng bệnh vàng lùn Hình 3.69. Triệu chứng bệnh lùn xoắn lá
b. Tác hại gián tiếp cho cây lúa
- Tác hại cơ học: Tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hư hại
do sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn. Phân của rầy tiết ra chất đường thu hút nấm đen đến đóng quanh gốc lúa, ảnh hưởng đến sự quang hợp và sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
- Tác hại truyền bệnh: rầy nâu còn là tác nhân lan truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá
cho cây lúa. Trên cây lúa bị bệnh, hai bên rìa ở chóp lá xoắn lại, lá rách dọc theo bìa lá và gân lá bị sưng. Cây đâm thêm nhiều chồi ở các đốt phía trên.
Hình 3.70. Triệu chứng bệnh lùn xoắn lá
Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh sớm ở tháng đầu sau khi sạ, sẽ gây thất thu hoàn toàn do lúa trổ bị nghẹn, bông lép. Cây lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn, năng suất giảm khoảng 70%. Ruộng bị nhiễm bệnh ở giai đoạn lúa tròn mình trở về sau, năng suất thất thu khoảng 30%.
2.4. Tiến hành phòng và trừ rầy nâu hại lú
a. Biện pháp phòng ngừa
- Vệ sinh đồng ruộng: Diệt hết cỏ, lúa chét.
- Dùng giống kháng rầy hoặc ít nhiễm rầy. Trong điều kiện cho phép nên dùng giống
ngắn ngày thay cho giống dài ngày.
- Bón phân cân đối hợp lý, không bón dư phân đạm
- Không sạ (cấy) quá dày. Thời vụ sạ (cấy) tập trung và không lệch thời vụ chính quá
39
- Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu, nhất là vào giai đoạn đầu vụ để bảo vệ thiên
địch của rầy.
- Nhổ bỏ các bụi lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên ruộng để cắt đứt nguồn
bệnh trên đồng ruộng.
b. Biện pháp trừ rầy nâu
- Thăm đồng thường xuyên: Nếu thấy rầy xuất hiện với mật số 50 con/m2 thì phải diệt
rầy bằng một trong các cách sau:
+ Bẫy đèn: Khi xuất hiện rầy nâu có cánh dùng bẫy đèn đồng loạt để thu hút rầy. Đốt
đèn vào khoảng 7 –10 giờ đêm để thu hút rầy vào đèn.
+ Dùng dầu gassoil: Đổ dầu trên mặt nước với liều lượng từ 5 – 7 lít/ha, lấy que gạt
cây lúa để rầy rớt xuống mặt nước bị dính dầu và chết. Trường hợp ruộng có nuôi cá hay thả vịt, thì không đổ dầu vào ruộng mà để cá hay vịt ăn rầy.
- Sử dụng thuốc hóa học để trừ rầy như:
+ Hoạt chất Abamectin (và hợp chất): Abakill 1.8 EC, 3.6EC, 10WP; Abasuper 1.8EC, 3.6EC, 5.55EC; Abatox 1.8EC, 3.6EC …
+ Hoạt chất Lambda -cyhalothrin (và hợp chất): Karate 2.5 EC; Kingcheck 750WP;
Gammalin super 170EC Alika 247 SC...
+ Hoạt chất Thiamethoxam (và hợp chất): Actara 25 WG; Anfaza 250WG; Impalasuper 25WG; Nofara 35WG, 350SC...
+ Hoạt chất Pymetrozine (và hợp chất): Cheesapc 500WG; Hichespro 500WP;
Sagometro 50WG; Chess 50 WG...
+ Hoạt chất Fenobucarb (BPMC) (và hợp chất): Bascide 50 EC; Bassatigi 50 EC;
Hoppecin 50 EC; Jetan 50 EC...
+ Hoạt chất Buprofezin: Annongaplau 100WP, 250WP, 250SC, 400SC, 400WG;
Anproud 70 DF; Applaud 10WP, 25SC; Butal 10 WP, 25WP …
+ Thuốc: Alika 247 SC
Quy cách: 10 ml, 50 ml, 100 ml. Công dụng: Đặc trừ rầy nâu và sâu cuốn lá trên lúa.
Cơ chế tác động: Thấm nhanh, nội hấp mạnh, hiệu lực trừ rầy ổn định, giảm số lần phun
thuốc /vụ.Tác động vị độc, tiếp xúc, gây ngán ăn, sâu dừng gây hại ngay lập tức nên không
cần pha trộn với các loại thuốc khác. Liềulượng: 0,15 – 0,2 lít/ha. Pha 8 –10 ml/bình 16 lít.
Phun 2 –2,5 bình 16 lít/1.000 m2. Lắc kỹ trước khi pha.
Lưu ý: Thuốc có tác động kép lên hệ thần kinh làm rầy chết nhanh, đặc biệt là rầy
kháng thuốc khác kể cả rầy cám và rầy trưởng thành mang mầm bệnh vi rút gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
+ Thuốc: Actara 25 WG
Quy cách: 1g, 2g. Công dụng: Tiêu diệt hiệu quả nhiều loại côn trùng chích hút trên
nhiều loại cây trồng khác nhau. Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc tác động đến hệ thần kinh
côn trùng. Liều lượng: Pha 25 – 80 g/ha 1 g/bình 8 lít. Bọ trĩ: 25 – 30 g/ha pha 1 g/bình 8 lít.
Lưu ý: Thuốc độc trung bình với người và gia súc, ít độc với cá, không gây hại thiên
địch. Phun thuốc lúc rầy cám 2 tuổi đến 3 tuổi mang lại hiệu quả cao nhất. Có thể kết hợp
40
+ Thuốc Chess 50 WG
Quy cách: 7,5 g, 15 g. Công dụng: Thuốc đặc trừ rầy nâu hại lúa, lưu dẫn mạnh, thấm
sâu nhanh, rất hiệu quả diệt rầy đã kháng thuốc khác, hiệu quả kéo dài đến 2 tuần sau khi
phun. Cơ chế tác động: Lưu dẫn, thấm sâu. Liều lượng: 0,3 kg/ha. Pha 7,5 g/bình 8 lít phun 40 bình/ha.
Lưu ý: Ức chế hệ tiêu hóa, rầy ngừng gây hại ngay lập tức. Thuốc an toàn với môi
trường và thiên địch, phù hợp với chương trình quản lý rầy nâu.
+ Thuốc: Jetan 50 EC
Quy cách: 100 ml, 240 ml, 480 ml. Công dụng: Chuyên trừ rầy nâu hại trên lúa. Cơ
chế tác động: Tác dụng tiếp xúc, vị độc. Liều lượng: Pha 20 – 30 ml/bình 8 lít. Phun 4
bình/1.000 m2.
Lưu ý: Phun thuốc lúc rầy cám 2 tuổi đến 3 tuổi mang lại hiệu quả cao nhất. Phun đều,
nhất là phần gốc lúa.
+ Thuốc Anproud 70 DF
Quy cách: 10 gam. Công dụng: Đặc trừ rầy nâu hại lúa, có hiệu lực cao và kéo dài, ít
độc với côn trùng có ích. Cơ chế tác động: Thuốc thuộc nhóm điều hòa sinh trưởng (chống
lột xác) có tác dụng tiếp xúc, vị độc. Liều lượng: Pha gói thuốc 10 gam/bình 16 lít. Lượng
nước phun 400 lít/ha.
Lưu ý: Phun thuốc khi rầy non nở rộ, phun đều và đến gốc lúa. ANPROUD 70 DF có
thể phối hợp với AnBoom 40 EC để phòng trừ rầy nâu. Thuốc có thể phối hợp với thuốc
khác, trừ thuốc có tính kiềm.
Hình 3.71. Một số loại thuốc trừ rầy phổ biến
Những chú ý khi sử dụng thuốc hóa học để trừ rầy:
+ Hạn chế dùng thuốc ở giai đoạn lúa 30 – 40 ngày sau khi gieo cấy để bảo vệ thiên
địch trên đồng ruộng. Ở giai đoạn này cây lúa dễ có khả năng phục hồi.
+ Theo dõi phát hiện lứa rầy thứ 2 (40 –50 ngày sau sạ), nếu mật số rầy từ 10 – 15 con
/bụi phải phun thuốc ngay, để tránh lứa rầy thứ 3 phát sinh, lúc này lúa đã trỗ, hiệu quả dùng thuốc không cao.
+ Phun thuốc khi rầy nở rộ ở tuổi 2 – 3 (15 –20 ngày sau đợt rầy trưởng thành của lứa trước) và phun thuốc vào phần gốc lúa nơi rầy sinh sống.
+ Sử dụng luân phiên thuốc để hạn chế tính kháng thuốc của rầy.
41
3. Phòng trừ sâu đục thân h i chấm hại lú 3.1. Đặc điểm củ sâu đục thân h i chấm hại lú
a. Vòng đời của sâu đục thân 2 chấm hại lúa: Khoảng từ 50 –55 ngày:
- Thời gian trứng: 8 – 10 ngày.
- Thời gian sâu non: 35 – 38 ngày.
- Thời gian nhộng: 10 –15 ngày.
- Thời gian trưởng thành (ngài) vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày.
Hình 3.72. Vòng đời sâu đục thân hai chấm hại lúa
b. Trưởng thành:
Con trưởng thành (ngài, bướm) của sâu đục thân hai chấm hại lúa có hai chấm màu
đen ở cánh, nên còn có têngọi là sâu đục thân bướm hai chấm. Con trưởng thành hoạt động
về ban đêm, thích ánh sáng đèn và có sức bay xa khoảng 2 –3 km. Ban ngày ẩn nấp trong
bụi lúa, ban đêm giao phối và đẻ trứng. Con cái hoạt động mạnh từ 19 –20 giờ, con đực từ
23 –1 giờ sáng hôm sau. Mỗi ngài cái đẻ từ 1 – 5 ổ trứng (có 100 – 150 quả trứng/ổ). Một