D. Luân trùng (Rotifer)
1. Nuôi Luân trùng (Rotifer) Error! Bookmark not defined.
1.3. Sản xuất hàng loạt bằng tảo
Một điều chắc chắn là các vi tảo biển là thức ăn tôt nhất cho luân trùng và có thể cho năng suất rất cao nếu có sẵn tảo với khối lƣợng đủ kèm theo việc quản lí thích hợp. Rất tiếc là ở hầu hết các nơi đều không có khả năng lọc nhanh các luân trùng, với một đòi hỏi nở liên tục của tảo. Nếu điều kiện cơ sở hạ tầng và nhân lực không hạn chế,quy trình thu hoạch liên tục(hàng ngày) và chuyển sang các bể tảo có thể cần coi trọng. Nhƣng ở hầu hết các nơi tảo thuần chủng chỉ đủ dùng để nuôi luân trùng thời kì đầu hoặc để làm giàu các luân trùng .
Nuôi từng mẻ có lẽ là phƣơng pháp sản xuất luân trùng phổ biến nhất ở các trại sản xuất cá biển giống. Chiến lƣợc nuôi gồm việc duy trì một khối lƣợng nuôi không thay đổi với mật độ luân trùng tăng dần hoặc duy trì mật độ luân trùng không thay đổi bằng cách tăng khối lƣợng nuôi. Các kĩ thuật nuôi quảng canh (dùng các bể lớn có dung tích trên 50m3) cũng nhƣ các phƣơng pháp nuôi thâm canh ( sử dụng các bể có dung tích 200-2000 l ) đều đƣợc áp dụng. Trong cả hai trƣợng hợp những khối lƣợng lớn vi tảo nuôi thƣờng là tảo biển nannochloropsis, thƣờng đƣợc cấy trong các bể cùng với một quần thể mồi chứa từ 50 đến 150 luân trùng/ml.
1.4.Nuôi đại trà bằng men làm bánh mì
Men làm bánh mì có kích thƣớc hạt nhỏ (5-7µm) và hàm lƣợng protein cao là thức ăn đƣợc chấp nhận đối với Brachinous. Những thử nghiệm đầu tiên để thay thế hoàn toàn thức ăn tự nhiên của luân trùng bằng men làm bánh mì đƣợc đặc trƣng bởi sự thành công thất thƣơng và thất bại đột ngột (Hirayama,1987). Hầu hết các nguyên nhân của những thất bại này có thể giải thích bằng tính tiêu hóa kém của men, vì men đòi hỏi phải có vi khuẩn mới tiêu hóa đƣợc. Tuy nhiên, thông thƣờng cần bổ sung thêm các axit beo và vitamin thiết yếu váo men làm bánh mì để phù hợp với các yêu cầuvề ấu trùng của các sinh vật ăn mồi sống .