Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học giáo dục chính trị (trình độ cao đẳng) phần 1 (Trang 39 - 49)

Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng (4-2001) khẳng định:“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”1.

Phù hợp với đối tượng học tập, trong giáo trình này chỉ khái quát ngắn gọn một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.

1. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Trước ách xâm lược đô hộ của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh khẳng định, “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Năm 1930, Người đã xác định mục tiêu của Đảng là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người khẳng định độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc... Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do... Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”2. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”3; “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”4.

Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm lớn: Dù khó khăn, gian khổ, nhân dân Việt Nam nhất định đấu tranh giành độc lập và thống nhất Tổ quốc. Người đã khái quát chân lý của các dân tộc “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”.

Theo Hồ Chí Minh, độc lập gắn bó chặt chẽ với tự do và hạnh phúc của mọi người; chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc. Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Cần phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được học hành. Theo Người, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội.

1 Đảng CSVN: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb. CTQG, HN. 2001, tr.83,84

2 Hồ Chí Minh Toàn tập.t.4. Nxb. CTQG, HN, 2011, tr.1

3Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.3

Độc lập dân tộc phải gắn liền với bình đẳng dân tộc, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, hoà bình, tự do, cơm no, áo ấm, dân được học hành.

Quan niệm của Người về chủ nghĩa xã hội rất phong phú. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ hoàn chỉnh, nhân dân lao động thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc; có đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần cao; có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước.

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu hướng tới, cơ sở đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam.

Theo Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là một chế độ: Do nhân dân làm chủ. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng; các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi. Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội là cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì cũ kỹ, hư hỏng. Để giành thắng lợi, tạo lập những cái mới mẻ tốt tươi cần phải động viên toàn dân, tổ chức giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của nhân dân. Muốn giải phóng dân tộc phải đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Muốn giải phóng giai cấp phải đấu tranh xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu. Muốn giải phóng con người phải đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân.

Hồ Chí Minh chỉ ra những đặc điểm bao trùm nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”1. “Ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu dài”2. Đó là quá trình khó khăn, lâu dài, không thể một sớm một

chiều, phải đấu tranh rất gay go, quyết liệt, lâu dài, phải tiến dần từng bước vững chắc.

Qua thực tiễn hoạt động, Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Chúng ta cần kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là để tạo ra sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù lớn mạnh. Theo Người, nước ta là một nước nhỏ, phải phát huy mọi yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa con người, sức mạnh của chính nghĩa của toàn dân tộc, vừa phải đoàn kết các đảng anh em, các nước anh em với tinh thần “Bốn phương vô sản đều là anh em”, “Giúp bạn là tự giúp mình”; “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không muốn gây thù oán với ai”...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội thể hiện tập trung nhất trong điều mong muốn cuối cùng trong Di chúc của Người là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

2. Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân

Theo Hồ Chí Minh “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đại đoàn kết của nhân dân”1. Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại. Người nhấn mạnh: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”2, “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ”3, “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”4. Dân là chủ, nghĩa là mọi quyền hành đều ở nơi dân, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên là đày tớ và làm đày tớ cho dân. Dân chủ cần được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Theo Người, có dân thì có tất cả: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. “Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được”5. Bởi vậy phải không ngừng học dân. Nhân dân ta rất cần cù, thông minh và khéo léo; cán bộ cần hiểu rằng mình là công bộc, là đầy tớ của dân; phải chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.. Nhà nước của dân là tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Nhà nước do dân là nhà nước do dân tạo ra

1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 453

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.9, tr. 258.

3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.9, tr.382.

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.7, tr. 434.

và nhân dân tham gia quản lý. Nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu; ngoài ra, không có bất cứ một lợi ích nào khác.

Trong quan hệ giữa dân và Đảng, Hồ Chí Minh quan niệm: dân là chủ và dân làm chủ thì Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên là đầy tớ và làm đầy tớ cho dân. Dân chủ cần được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, dân chủ trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, được biểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước. Người yêu cầu dân chủ phải thể hiện ở việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân; từ Chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đày tớ cho nhân dân, phải phục vụ nhân dân.

Theo Người, Nhà nước của dân là tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước tất dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước. Cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh.

Nhà nước do dân là Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý. Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần”.

Nhà nước vì dân là Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu. Tất cả hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra, không có lợi ích nào khác. Một nhà nước vì dân là từ Chủ tịch nước đến công chức bình thường là do dân ủy thác và phải tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, là công bộc, đày tớ của nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh cần xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, hoạt động có hiệu quả. Trong đó, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho quyền lợi của toàn dân, cả nước; Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân; xây dựng bộ máy tư pháp có tính độc lập tương đối, hoạt động chỉ tuân thủ luật pháp. Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật, vì nó là “bà đỡ” cho nền dân chủ mới. Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương phép nước. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật; ngược lại, hệ thống pháp luật phải bảo đảm cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế.

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm được việc thực thi quyền lực của nhân dân. Người khẳng định vai trò

của pháp luật là: “Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”1 và có công lớn trong sự nghiệp lập hiến, lập pháp của nước ta. Người thường chỉ rõ những tiêu cực trong xã hội và nhắc nhở mọi người đề phòng, khắc phục những tệ nạn trong bộ máy nhà nước như đặc quyền, đặc lợi; tham ô, lãng phí, quan liêu, chia rẽ, kiêu ngạo... Người yêu cầu tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, đề cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp.

3. Tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân

Trong đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ nền độc lập, xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò quan trọng, quyết định của nhân dân “cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải là việc riêng của một số người”; kháng chiến là sự nghiệp của dân; có dân là có tất cả. Người đặc biệt quan tâm đến xây dựng khối đoàn kết toàn dân: “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc, dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”2. Đoàn kết toàn dân mới phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp, đánh giặc trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, tư tưởng, văn hóa...

Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân phải xây dựng toàn diện vật chất và tinh thần vững mạnh, trong đó, chú trọng xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của con người, của đoàn kết toàn dân.Người khái quát chân lý“Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”3; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”4; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”... Theo Người, cần đoàn kết rộng rãi với tất cả những người yêu nước, không phân biệt tầng lớp, thành phần dân tộc, tín ngưỡng, chính kiến.... Đoàn kết phải lâu dài, vì mục đích chung là tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài… Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”5. Để đoàn kết toàn dân tộc cần phải có niềm tin vào nhân dân, đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung. Đoàn kết toàn dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phải được thực hiện thông qua Mặt trận dân tộc thống nhất; đoàn kết trong Đảng là hạt nhân để đoàn kết mọi người trong toàn xã hội.

1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 473

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.179

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.14.tr.27

4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.14.tr.186

4. Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Theo Hồ Chí Minh, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải phát triển kinh tế. Tục ngữ có câu “Có thực mới vực được đạo”, vì thế kinh tế phải đi trước một bước. Phát triển kinh tế là tiền đề, là cơ sở cho sự phát triển văn hoá, xoá bỏ nghèo

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học giáo dục chính trị (trình độ cao đẳng) phần 1 (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)