Logic chung của một công trình NCKH

Một phần của tài liệu Bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 40)

Một trong những thao tác đầu tiên của việc triển khai một công trình nghiên cứu khoa học là chọn đề tài

Việc lựa chọn đề tài có thể xem xét trên các phương diện sau: - Đề tài có ý nghĩa khoa học không?

- Đề tài có ý nghĩa thực tiễn không?

- Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu không?

- Đề tài có đảm bảo đủđiều kiện để hoàn thành không? - Đề tài có phù hợp với sở thích không?

1.1. Khái nim vđề tài khoa hc

Đề tài khoa học là một vấn đề khoa học có chứa một nội dung thông tin chưa biết cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ.

Như vậy, có thể coi đơn giản đề tài khoa học là một câu hỏi, một vấn đề khoa học cần phải giải đáp và khi giải đáp được thì làm cho khoa học - công nghệ tiến thêm một bước.

1.2. Vn đề khoa hc

Vấn đề nghiên cứu là những mâu thuẫn nảy sinh, được nhà nghiên cứu phát hiện trong quá trình quan sát các sự kiện (trực tiếp hoặc gián tiếp). Về phương diện logic, mâu thuẫn đó thường được thể hiện dưới dạng các câu hỏi nghiên cứu.

Thông thường, một vấn đề nghiên cứu đưa ra tồn tại hai tình huống: Tình huống có vấn đề và tình huống không có vấn đề.

* Tình huống có vấn đề: là những tình huống mà các vấn đềđặt ra từ những tình huống này nếu giải quyết được sẽ thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển.

- Phát hiện những hiện tượng mới hoặc những hiện tượng không mới nhưng lặp đi lặp lại trong những điều kiện nào đó.

- Logic phát triển nội tại của bản thân ngành khoa học công nghệđòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao như: lý thuyết hoàn chỉnh hơn, phương pháp hiệu quả hơn, công nghệ tiên tiến hơn,...

* Tình huống không có vấn đề: Khi một vấn đề nghiên cứu được đặt ra, nhưng bằng kiến thức và kinh nghiệm cũ có thể giải quyết được thì vấn đề này không có giá trị thông tin do đó không xuất hiện nhu cầu phải trả lời, nghĩa là không có nghiên cứu.

Chỉ những tình huống có vấn đề mới trở thành đề tài khoa học.

Như vậy, Vấn đề khoa học về bản chất là một sự kiện, hiện tượng mới phát hiện mà khoa học chưa biết, là sự thiếu hụt của lý thuyết hay một mâu thuẫn của thực tiễn đang cản trở bước tiến của con người, với kiến thức cũ, kinh nghiệm cũ không giải thích được, đòi hỏi phải được nghiên cứu làm sáng tỏ.

Phát hiện được vấn đề khoa học là một bước rất quan trọng trên bước đường phát triển nhận thức. Tuy nhiên đây cũng là công việc rất khó, nhất là đối với những người bắt đầu làm nghiên cứu khoa học.

1.3. Cơ s xây dng đề tài khoa hc

Đề tài khoa học được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:

- Phát hiện ra một hiện tượng mới hoặc một hiện tượng không mới nhưng lặp đi lặp lại trong những điều kiện nào đó và chưa có ai nghiên cứu, chưa có tài liệu nào trình bày. - Phát hiện những thiếu sót, sự không hoàn thiện của lý thuyết hiện có.

- Phát hiện sự mâu thuẫn của các trường phái lý thuyết. Từ mâu thuẫn này có thể tìm thấy một hướng nghiên cứu mới tốt hơn.

- Phát hiện mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế.

- Phát hiện sự bế tắc của các phương pháp hiện có, bằng cách làm cũ không tạo được hiệu quả cần phải có phương pháp hành động mới.

Các ý tưởng vềđề tài nghiên cứu của cá nhân thường xuất hiện trong quá trình giải quyết các công việc thực tế, trong khi nghiên cứu tài liệu lý thuyết hay thực tiễn.

1.4. Phân loi các vn đề khoa hc

Theo đối tượng nghiên cứu, các vấn đề khoa học được chia thành:

- Các vấn đề nhằm phát hiện những thuộc tính, quan hệ, quy luật mới của thế giới khách quan, tức là những vấn đề vềnội dung của KHCN.

- Các vấn đề phân tích phương hướng, phương tiện và phương pháp nhận thức thế giới khách quan, tức là những vấn đề vềphương pháp củaKHCN.

Việc chọn đề tài cần xuất phát từnhu cầu thực tế của xã hội, của bản thân ngành KHCN và

tính khả thi (chủ quan và khách quan) của đề tài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong điều kiện hiện nay, các đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụngliên ngành thường rất được quan tâm.

2. Lập đề cương và kế hoạch nghiên cứu.

2.1. Lp đề cương nghiên cu.

Đề cương nghiên cứu được xây dựng để trình cơ quan và tổ chức tài trợ phê duyệt; là cơ sởđể làm việc với các đồng nghiệp. Trong nội dung đề cương cần thuyết minh những vấn đề sau:

2.1.1. Tên đề tài

Tên đề tài phải phản ánh được đối tượng nghiên cứu, mục tiêu chính cần thực hiện của đề tài. Tên của đề tài cần có tính đơn nghĩa, khúc chiết, rõ ràng, không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.

Một sốđiểm cần lưu ý khi đặt tên cho đề tài như sau:

- Tên đề tài không nên đặt bằng những cụm từ có độ bất định thông tin cao như: "Về...", "Thử bàn về...", ‘Suy nghĩ về…”, “Một vài suy nghĩ về…”, "Một số biện pháp...", "Một số vấn đề...", "Tìm hiểu về...", “Bước đầu tìm hiểu về…”, “Nghiên cứu về…”, “Bước đầu nghiên cứu về…”, “Một số nghiên cứu về…” ... vì càng bất định thì nội dung phản ánh càng không rõ ràng, chính xác.

- Hạn chế lạm dụng những từ chỉ mục đích để đặt tên đề tài. Cụm từ chỉ mục đích là những cụm từ bắt đầu bằng "nhằm", "để", "góp phần",... nếu bị lạm dụng dễ làm cho tên đề tài trở nên rối rắm, không nêu bật được nội dung thực tế cần làm.

- Không lạm dụng các từ hoa mĩ hoặc cách nói bóng bẩy

2.1.2. Lý do chọn đề tài

Lý do chọn đề tài trả lời cho câu hỏi “Tại sao lại chọn đề tài này để nghiên cứu?”. Chính vì vậy trong phần này cần thuyết minh những vấn đề sau:

- Ý nghĩa khoa học của đề tài - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Tính cấp thiết của đề tài

- Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài

- Đề tài phù hợp với sở thích, phù hợp với năng lực chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm của người nghiên cứu

2.1.3. Xác định đối tượng khảo sát và đối tượng nghiên cứu

- Trình bày tóm tắt tình hình nghiên cứu có liên quan đến đến đề tài (đã có những ai nghiên cứu và nghiên cứu những vấn đề nào thuộc chủ đề này?).

- Liên hệ kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước với vấn đề được phát hiện và với mục tiêu dự kiến cần thực hiện.

- Chỉ ra “tình huống có vấn đề” cần nghiên cứu được rút ra từ sự liên hệ nói trên tránh lặp lại kết quả mà các đồng nghiệp đi trước đã công bố.

2.1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để định hướng cho quá trình nghiên cứu. Nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu là những điều cần làm trong công việc nghiên cứu. Mục tiêu trả lời cho câu hỏi “làm cái gì?”.

Trong một đề tài nghiên cứu bao giờ cũng có một mục tiêu mang tính chủđạo, gọi là mục tiêu tiêu chính, còn các mục tiêu khác được gọi là mục tiêu bộ phận.

Mục tiêu chính và các mục tiêu cụ thể được tổ chức dưới dạng cây mục tiêu và được phân cấp dưới dạng như sau:

... Trong đó:

- Mục tiêu cấp 1 chính là mục tiêu chính

- Mục tiêu cấp 2 : Chi tiết hóa nội dung nghiên cứu ở mục tiêu cấp 1

- Mục tiêu cấp 3: Chi tiết hóa những nội dung nghiên cứu đặt ra trong mục tiêu cấp 2 ....

Cây mục tiêu chi tiết đến đâu tùy thuộc vào ý đồ của người nghiên cứu. Tổ chức các mục tiêu nghiên cứu dưới dạng cây mục tiêu giúp người nghiên cứu bao quát được toàn bộ nội dung nghiên cứu và các bước thực hiện. Cây mục tiêu cũng là cơ sở để người nghiên cứu lập dự toán về kinh phí, nhân lực... cần thiết cho nghiên cứu.

- Dựa vào cây mục tiêu xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện .

- Xác định loại hình nghiên cứu chủđạo và các loại hình nghiên cứu khác cần thực hiện khi thực hiện đề tài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.5. Phạm vi nghiên cứu

Là một phần giới hạn của nghiên cứu có liên quan đến đối tượng khảo sát và nội dung nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu bao gồm những giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát;

Mục tiêu chính (Mục tiêu cấp 1) Mục tiêu bộ phận (Mục tiêu cấp 2) Mục tiêu bộ phận (Mục tiêu cấp 2) Mục tiêu bộ phận (Mục tiêu cấp 3) Mục tiêu bộ phận (Mục tiêu cấp 2) Mục tiêu bộ phận (Mục tiêu cấp 3) Mục tiêu bộ phận (Mục tiêu cấp 3) Mục tiêu bộ phận (Mục tiêu cấp 3)

giới hạn quỹ thời gian để tiến hành nghiên cứu và giới hạn về quy mô nội dung được xử lý . Cơ sởđể xác định phạm vi nghiên cứu có thể là:

- Một bộ phận đủ mang tính đại diện của đối tượng nghiên cứu. - Quỹ thời gian đủđể hoàn tất công trình nghiên cứu.

- Khả năng được hỗ trợ về kinh phí, phương tiện thiết bị thí nghiệm đảm bảo thực hiện các nội dung nghiên cứu.

2.1.6.Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin. - Phương pháp xử lý thông tin. - Các phương pháp khác.

2.1.7. Dự kiến kết cấu nội dung của đề tài

Dựa vào số lượng các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu để xác định kết cấu nội dung của đề tài.

2.1.8. Dự kiến về sản phẩm nghiên cứu

- Các kết quả phản ánh mục tiêu nghiên cứu. - Hình thức trình bày sản phẩm nghiên cứu.

2.1.9. Dự kiến khả năng áp dụng, mục đích và phạm vi áp dụng kết quả nghiên cứu. 2.1.10. Các vấn đề có thể cần phải tiếp tục nghiên cứu.

2.2. Lp kế hoch nghiên cu

- Kế hoạch về thời gian và tiến độ thực hiện đề tài : Căn cứ vào yêu cầu của nơi giao nhiệm vụ, khối lượng công việc phải thực hiện…

- Kế hoạch về nguồn tư liệu, phương thức khai thác. - Kế hoạch về nhân lực tham gia nghiên cứu. - Kế hoạch dự trù kinh phí.

- Kế hoạch về phương tiện, thiết bị nghiên cứu và phương thức sử dụng.

3. Tiến hành công trình nghiên cứu khoa học

3.1. Thu thp thông tin

Thu thập thông tin là công việc cần làm đầu tiên khi tiến hành nghiên cứu. Những thông tin cần có thường là:

- Cơ sở lý luận có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu.

- Hiện trạng giải quyết vấn đề gồm các tư liệu thống kê, kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã công bố, đang hoặc sẽđược đề cập trong các hội thảo, hội nghị,....

- Các kết quả quan sát hặc thí nghiệm do bản thân người nghiên cứu tiến hành.

Các thông tin này cần thiết cho việc giới thiệu tổng quan vềđề tài, xác định vị trí của công trình nghiên cứu và tham khảo để giải quyết những vấn đềđặt ra. Thư mục thông tin phải được tổ chức sao cho dễ truy cập theo những dấu hiệu khác nhau, bằng phương tiện hiện có.

- Nghiên cứu tài liệu hoặc phỏng vấn kế thừa những thành tựu mà người đi trước đã đạt được trong nghiên cứu.

- Tiến hành quan sát trên đối tượng khảo sát tại nơi diễn ra những quá trình mà người nghiên cứu quan tâm.

- Tiến hành các hoạt động thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng khảo sát hoặc trên mô hình.

3.2. Chn phương pháp tiếp cn

3.2.1.Khái niệm về tiếp cận.

Tiếp cận (approach) ởđây được hiểu là cách chọn chỗđứng của người nghiên cứu, từđó nhìn nhận và/hoặc dẫn đến đối tượng, phát hiện và giải quyết những vấn đề liên quan. Tiếp cận chính là bước khởi đầu của quá trình thu thập thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng một đối tượng, với cách tiếp cận khác nhau có thểđạt được những hiệu quả khác nhau trong việc phát hiện những thuộc tính và quan hệ trên đối tượng. Ví dụ: với đường elip, có thể có nhiều cách tiếp cận, chẳng hạn:

- Tiếp cận quỹ tích: coi elip là tập hợp {M | AM + MB = k}, với các tiêu điểm A,B và tổng khoảng cách AM + MB = k cho trước, khi đó có thể vẽ elip một cách dễ dàng bằng thước kẻ và compa và dựng pháp tuyến Mn tại điểm M bất kỳ của elip (Mn là phân giác của ∠AMB);

- Tiếp cận biến đổi hình học: coi elip là ảnh của đường tròn trong phép biến đổi afin, chẳng hạn:

x’ = x + ky y’ = y (*)

khi đó, một elip nội tiếp trong hình bình hành là biến đổi afin của một đường tròn nội tiếp trong hình vuông. Đây là trường hợp thường gặp trong phép vẽ phối cảnh.

Có thể thấy mỗi cách tiếp cận trên đây có một lợi thế riêng, không thay thế nhau được.

3.2.2. Các phương pháp tiếp cận phổ biến trong nghiên cứu khoa học-công nghệ

Hiện nay, các phương pháp tiếp cận phổ biến nhất trong nghiên cứu khoa học-công nghệ là:

- Tiếp cận hệ thống, theo đó mỗi đối tượng được xem là một tập hợp có cấu trúc, gồm những phần tửtương tác theo một luật xác định. Với các hệ điều khiển được thì đại lượng ra (mục tiêu của hệ) phụ thuộc các đại lượng vào dưới dạng ổn địnhquan sát được. Ví dụ: tiếp cận hệ thống đã được sử dụng để xây dựng mô hình quy hoạch thực nghiệm.

- Tiếp cận lịch sử: Xem xét sự vật qua những sự kiện trong quá khứ. Tiếp cận lịch sử đòi hỏi thu thập thông tin về các sự kiện. Sắp xếp các sự kiện theo một trật tự nhất định nhờ đó làm bộc lộ logic tất yếu trong tiến trình phát triển của sự vật.

- Tiếp cận công nghệ, theo đó mỗi đối tượng được tạo ra nhờ một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng (tức là công nghệ) nhất định. Tính khả thi và tính hiệu quả của công nghệ sản phẩm (thiết kế), công nghệ chế tạo và công nghệ tiếp thị được đặc biệt quan tâm.

3.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trong mọi giai đoạn của quá trình nghiên cứu, nghiên cứu tài liệu đóng vai trò rất quan trọng và càng quan trọng hơn ở giai đoạn đầu của đề tài, vì người nghiên cứu có thể dựa vào đó để lựa chọn đề tài, kiểm tra các nguồn lực sẵn có, xác định mục tiêu nghiên cứu và xây dựng giả thuyết cho đề tài nghiên cứu của mình.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm các bước sau: 3.3.1. Thu thập, phân loại sơ bộ tài liệu

Về nguyên tắc, tất cả các tài liệu chứa đựng các thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu thuộc các nguồn khác nhau, với các hình thức công bố khác nhau đều cần phải thu thập. Các nguồn tài liệu: thư viện khoa học, các trung tâm lưu trữ, các tủ sách chuyên ngành, Internet…

Hình thức công bố: Bài báo khoa học, kỷ yếu hội nghị, sách chuyên ngành, sổ tay công nghệ, báo cáo nghiên cứu, bách khoa toàn thư…

Sau khi thu thập cần tiến hành phân loại sơ bộ các tài liệu để chuẩn bị cho quá trình đọc, thu thập thông tin từ các tài liệu đã có.

Có nghiều cách phân loại:

- Phân loại theo tên tác giả: nhằm mục đích xác định những tác giả, nhóm tác giả… quan tâm đến những vấn đề có liên quan đến đề tài.

- Theo thời gian công bố: Mục đích xác định mức độ quan tâm của giới khoa học theo thời

Một phần của tài liệu Bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 40)