II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 1 Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng
a. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
94
dân tộc đượcHồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới. Người coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới.
- Nói đi đôi với làm thể hiện bản chất và nhân cách của con người. Nói đi đôi với làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và mới có tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả phản tác dụng.
- Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo, nói nhiều làm ít, thậm chí nói mà không làm. Ngay sau thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ “vác mặt làm quan cách mạng”.“Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ.
- Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa
phương Đông. Để đạo đức cách mạng thấm sâu, bám chắc vào đời sống xã hội và trở thành nền tảng tinh thần của nhân dân, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên cần phải: “Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương về cả ba mặt: Tinh thần, vật chất và văn hóa”.
Hồ Chí Minh đã viết: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
- Hồ Chí Minh cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nòa mà vấn đề nêu gương lại được đặt ra và rất có ý nghĩa giáo dục như trong lĩnh vực đạo đức. Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau; trong gia đình thì cha mẹ làm gương cho con, anh chị làm gương cho em, ông bà làm gương cho con cháu, trong nhà trường thì thầy, cô làm gương cho học sinh, trong các tổ chức đoàn thể thì cấp trên làm gương cho cấp dưới….