Những giải pháp cơ bản vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học giáo dục quốc phòng an ninh (trình độ cao đẳng) phần 1 (Trang 75 - 79)

tưởng

Trước tình hình trên, để chủ động trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng, góp phần hạn chế những nguy cơ, thách thức và tranh thủ thời cơ do tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mang lại, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cần thực hiện tốt một số chủ trương và giải pháp sau:

- Cần thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân về công

tác bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng

Phải xác định rằng công tác bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, với sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành chức năng, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng. Trọng tâm của công tác bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng hiện nay là phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để toàn Đảng, toàn dân, các ngành, các cấp quán triệt thực hiện đúng. Phải bảo vệ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thúc đẩy giao lưu và hợp tác hóa trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; góp phần ổn định và phát triển kinh tế – xã hội theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao đời sống của nhân dân lao động. Đặc

70

biệt, cần quán triệt phương châm cơ bản trong bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng là phải coi trọng chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính. Mặt khác, phải đấu tranh, ngăn ngừa kịp thời các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và các phần tử chống đối chế độ một cách quyết liệt và sắc bén.

- Quan tâm chỉ đạo và tổ chức thường xuyên công tác giáo dục chính trị, tư

tưởng, truyền thống; khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, đề cao các giá trị văn hóa dân tộc, đạo đức, lối sống lành mạnh của người Việt Nam

Các cấp, các ngành cần tăng cường các hình thức tuyên truyền giáo dục trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, niềm tự hào dân tộc; nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh kịp thời, kiên quyết làm thất bại âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh học tập, thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng. Cần làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ trách nhiệm phải kiên quyết đấu tranh với tư tưởng sùng bái cái gọi là các “giá trị” của phương Tây, xem nhẹ các giá trị văn hóa dân tộc, tâm lý hoài nghi vào cách mạng, lối sống vị kỷ; lên án những quan điểm trọng vật chất - nhẹ tinh thần, trọng cá nhân - nhẹ tập thể; trọng trước mặt - nhẹ lâu dài, các biểu hiện suy đồi đạo đức. Chú trọng bảo vệ môi trường văn hóa văn minh, trong sáng, lành mạnh ở mỗi gia đình, cơ quan và trong toàn thể tập thể.

- Đầu tư phát triển, tăng cường sự chỉ đạo, quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt

động của các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản, văn hóa, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa trong xã hội

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; ngăn ngừa các khuynh hướng “thương mại hóa”, “tư nhân hóa” hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật, giáo dục – đào tạo. Chấn chỉnh những lỏng lẻo, sơ hở, không để các đối tác, các thế lực thù địch lợi dụng tác động, hướng lái, chuyển hóa, phá hoại, gây phức tạp về an ninh - trật tự. Chọn lọc nhập khẩu những sản phẩm văn hóa có nội dung tốt, có giá trị về nghệ thuật; đồng thời không để báo chí, phim ảnh và các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy thâm nhập vào nước ta, phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tăng cường công tác lãnh đạo các hoạt động báo chí, xuất bản phát thanh,

truyền hình, nhất là trong việc định hướng chính trị - tư tưởng; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng

Trước mắt, cần rà soát, sửa đổi, ban hành mới các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Các ngành, các cấp chủ động phát hiện, kiến nghị chấn chỉnh những vi phạm, sơ hở, lỏng lẻo trong quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng trên các lĩnh vực này. Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các quy định của Nhà nước về hoạt động và dịch vụ văn hóa, nhất là thực hiện

71

pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước của các cơ quan, ban, ngành ở trung ương và các địa phương. Chú trọng làm tốt công tác nhân sự các cơ quan văn hóa ở Trung ương và địa phương để củng cố nội bộ thật sự trong sạch, vững mạnh.

- Các cơ quan chức năng cần phát huy vai trò nòng cốt trong việc tham mưu

cho Đảng, Nhà nước đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, đề ra các chủ trương, chính sách về bảo đảm an ninh trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng

Phối hợp tổ chức tốt cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, thực hiện phương châm tư tưởng phải đi trước một bước, không để bị động đối phó. Chủ động phát hiện các vấn đề phức tạp nảy sinh trong hoạt động và dịch vụ văn hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự để tham mưu cho Đảng, Nhà nước; kiến nghị các ngành, các cấp có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời nhằm bịt kín những sơ hở, thiếu sót, ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn xâm phạm an ninh quốc gia nói chung, an ninh trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng nói riêng. Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng; bảo vệ đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng; tổ chức tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và xu hướng toàn cầu hóa thâm nhập, phá hoại, tác động, chuyển hóa từ bên trong, tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trong các lĩnh vực an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng.

Trên đây, là những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình lịch sử, nhất là trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Sự nghiệp này là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân lao động chứ không phải của riêng ai.

Sinh viên là lớp người trẻ khỏe, có trình độ, dám nghĩ, dám làm, giám chịu trách nhiệm, hơn ai hết chúng ta phải nhận thức đầy đủ, hành động đúng đắn, đáp ứng với yêu cầu của cách mạng, của thời đại. Rèn luyện, tu dưỡng bản thân để phấn đấu trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội góp phần vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao nói bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng là nhiệm vụ chiến lược của các quốc gia?

2. Trình bày quan điểm của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng?

3. Trình bày những nhiệm vụ cơ bản về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng?

4. Trình bày những giải pháp về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng?

73

BÀI 8: CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUÔC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học giáo dục quốc phòng an ninh (trình độ cao đẳng) phần 1 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)