Kỹ thuật chuyển thương

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh (trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp) (Trang 144 - 147)

Tùy theo địa hình thời tiết, tình trạng cụ thể của vết thương khoảng cách vận chuyển mà sử dụng phương tiện chuyển thương cho phù hợp

4.1. Mang vác bằng tay

Vận dụng để vận chuyển người bị thương ở cự ly gần như dìu người bị thương, bế người bị thương, cõng người bị thương.

4.2. Chuyển nạn nhân bằng cáng

Là biện pháp phổ biến, thường dùng nhất đảm bảo thuận lợi và an toàn cho người bị thương.

- Những điểm chú ý khi vận chuyển người bị thương bằng cáng, võng

+ Phải theo dõi tình trạng toàn thân của người bị thương (như sắc mặt, hơi thở, mạch, huyết áp) để xứ lý kịp thời.

+ Người bị thương có ga rô phải thực hiện nới băng đúng quy định về thời gian

144

+ Bị thương ở hàm, cổ trước phải đặt nằm xấp (nếu nằm ngửa rất dễ bị ngạt thở do máu chảy vào đường hô hấp).

+ Bị thương ở bụng phải đặt nằm ngửa, chân hơi co để tạo áp lực trong ổ bụng, giảm thiểu các phủ tạng lòi ra ngoài.

+ Bị thương ở ngực phải đặt nằm ngửa nửa trên gần như tư thế ngồi để dễ thở.

+ Bị thương ở xương sống, vùng chậu phải vận chuyển bằng cáng cứng không dùng võng.

+ Khi khiêng thương binh bao giờ cũng phải đưa đầu đi trước.

+ Khi leo núi đầu thương binh bao giờ cũng phải cao hơn chân (nếu là cáng cứng phải bảo đảm cân bằng) thăng bằng.

+ Tuyệt đối không để ngã, rớt thương binh khi đặt cáng, võng phải nhẹ nhàng không gây chấn động mạnh.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày mục đích nguyên tắc và các biện pháp cầm máu tạm thời, cố định xương gãy?

2. Trình bày nguyên nhân gây ngạt thở? Các phương pháp cấp cứu ban đầu khi có nạn nhân bị ngạt thở?

145

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

2. Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới.

3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.

4. Luật Biên giới quốc gia, 2004. 5. Luật Nghĩa vụ quân sự, 2015. 6. Luật An ninh quốc gia, 2004.

7. Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2018. 8. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, 2016.

9. Luật Quốc phòng, 2018.

10. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, 2013. 11. Luật biển Việt Nam, 2012.

12. Luật Dân quân tự vệ, 2009.

13. Pháp lệnh lực lượng dự bị động viên năm, 1996.

14. Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng.

15. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.

16. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

17. Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

18. Nghị định 164/2018/NĐ-CP ngày 21/12/2018 của Chính phủ về “kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng”

19. Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

20. Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

146

21. Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.

22. Thông tư số 08/2015/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành chương trình, giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh dùng cho trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

23. Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

24. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh tập 1, tập 2 dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản giáo dục, 2007.

25. Đào Huy Hiệp, Nguyễn Mạnh Hưởng, Lưu Ngọc Hải, Nguyễn Hoàng Minh, Lê Đại Nghĩa, Trần Đăng Thanh, Vũ Quang Tạo, Đỗ Xuân Tảo, Hoàng Khắc Thông, Lê Doãn Thuật, Tạ Ngọc Vãng, Nguyễn Từ Vượng, Nguyễn Trọng Xuân: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh (dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008.

26. Học viện chính trị: Phòng, chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.

27. Giáo trình Giáo dục an ninh - trật tự, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012. 28. Điều lệnh quản lý bộ đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2011. 29. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục quân huấn, BTTM, năm 1997. 30. Sách dạy bắn súng trung liên RPĐ, Cục quân huấn, BTTM, năm 2000. 31. Sách dạy bắn súng diệt tăng B41, Cục quân huấn, BTTM, năm 2002./.

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh (trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp) (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)