Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý động vật thủy sản (Trang 49 - 50)

1. Các nhân tố bên trong

- Tính di truyền: tính di truyền của cá thể quyết định khả năng sinh trưởng của cá, phụ thuộc vào:

+ Tập tính dinh dưỡng: sự ham ăn, khả năng tìm mồi... + Khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng

+ Tính di truyền của cá là yếu tố quyết định giới hạn năng suất của cá (tiềm năng giống).

- Kích thước (tuổi thọ của cá): kích thước của cá được xem là ”tuổi sinh lý” của cá. Trong cùng một giống, loài cá càng to thì tốc độ lớn lên của nó càng giảm. - Tính biệt: khi tuyến sinh dục bắt đầu thành thục thì tốc độ sinh trưởng bắt đầu giảm dần. Các hormon của tuyến sinh dục tác động làm giảm tiết hormon sinh trưởng STH của tuyến yên. Thường cá đực thành thục sớm hơn cá cái, bắt đầu từ đó cá đực lớn chậm hơn cá cái.

- Nội tiết: STH là hormon sinh trưởng do tuyến yên tiết ra, tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cá thể. Thừa STH dẫn tới hiện tượng quá khổ, nếu thiếu dẫn tới còi cọc.

50

- Cơ sở thức ăn: khối lượng, chất lượng, hình dạng, kích thước thức ăn ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa, hấp thu của cá thể => ảnh hưởng đến sinh trưởng.

- Nhiệt độ: thức ăn và nhiệt độ là hai nhân tố môi trường có tác dụng quyết định đối với mức độ tăng trưởng thực tế của cá. Ví dụ cá chép con nặng 30-50 gram nuôi thưa với thức ăn đầy đủ ở Trung Âu sau 3 tháng đạt 1500gram, con lớn nhất nặng 2000 gram. Cũng loài cá đó nuôi ở Java thì 3 tháng sau có thể đạt tới 3000 gram (Schaperelaus)

- Oxy: yếu tố thủy hóa quan trọng nhất đối với sinh trưởng của cá là lượng oxy hòa tan trong nước. Lượng oxy hòa tan cao, cá sinh trưởng nhanh hơn, trứng cá nở sớm hơn.

- Bệnh tật: bệnh tật ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cá. Ví dụ trong cùng một ao nuôi, những cá thể nào bị bệnh sẽ nhỏ hơn nhiều so với cá thể khỏe mạnh cùng lứa tuổi.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý động vật thủy sản (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)