Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý nhà nước về văn hóa (ngành quản lý văn hóa) (Trang 26 - 28)

III. Về vị trí-vai trò của văn hóa trong công cuộc đổi mớ

3.Những vấn đề đặt ra

27

1) Đặc điểm của quá trình hình thành hệ giá trị mới

Phải nhìn nhận sâu sắc rằng quá trình Đổi mới nằm sâu bên trong là quá trình đấu tranh, chuyển hóa, xây dựng và phát triển các giá trị con người - văn hóa - xã hội thể hiện cả trong nhận thức, quan điểm, xây dựng thể chế, thiết chế và trong đời sống thực tiễn. Do diều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi thể chế phát triển của Việt Nam, mà quá trình đấu tranh, chuyển hóa, xây dựng và phát triển các giá trị con người - văn hóa - xã hội trong công cuộc đổi mới mang những đặc tính sau :

- Là quá trình đấu tranh, chuyển hóa giữa những giá trị mới và những giá trị truyền thống;

- Là quá trình đấu tranh, chuyển hóa giữa những giá trị của thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp và những giá trị của thể chế kinh tế thị trường; giữa những giá trị của thể chế kinh tế thị trường hiện đại với những giá trị của thể chế kinh tế thị trường ở trình độ thấp mang nhiều yếu tố tự phát, sản xuất nhỏ “hoang dã”;

- Là quá trình đấu tranh, chuyển hóagiữa những giá trị của thể chế mô - hình phát triển và tăng trưởng theo chiều rộng sang thể chế - mô hình phát triển và tăng trưởng theo chiều sâu;

- Là quá trình đấu tranh, chuyển hóa giữa sự phát triển những giá trị của một xã hội công nghiệp, đô thị hóa, tin học hóa, hiện đại, dân chủ, văn minh với những giá trị của một xã hội còn manh nhiều dấu ấn phong kiến, tiểu nông “làng xã”, quan phương; - Là quá trình đấu tranh, chuyển hóa giữa sự phát triển những giá trị dân tộc với những giá trị quốc tế - giá trị nhân loại;

- Là quá trình đấu tranh, chuyển hóa, sàng lọc, tích hợp giữa sự phát triển những giá trị của thể chế chính trị - xã hội mà Việt Nam xây dựng với những giá trị về thể chế chính trị - xã hội mang tính phổ quát trên thế giới trong quá trình hộinhập quốc tế. Các cuộc đấu tranh này được thể hiện trên toàn xã hội, trong mọi lĩnh vực và ở mọi cấp độ; được thể hiện trong tất cả các chủ thể trong xã hội : hệ thống chính trị, Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức, đơn vị xã hội, các gia đình và mỗi con người. Quá trình đấu tranh, chuyển hóa, phát triển các giá trị không phải là quá trình một chiều, không thể đảo ngược được; quá trình này chịu sự tác động của tất cả các yếu tố khách quan và chủ quan; mang cả tính tự giác và tự phát, tự nguyện và cưỡng chế; phụ thuộc rất nhiều vào môi trường và trình độ phát triển thực tế, vào thể chế phát triển được xác lập. Vấn đề đặt ra là, trong quá trình chuyển đổi thể chế phát triển, nhất là quá trình phát triển nhanh, mang tính “phá hủy sáng tạo”, để cho quá trình xây dựng - xác lập - phát triển các giá trị tích cực trở thành dòng chủ đạo - động lực nội sinh chi phối sự phát triển của xã hội, hạn chế được một cách hiệu quả sự phát triển, sự tác động và lan tỏa của các giá trị tiêu cực, không còn phù hợp, thì trước hết đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tự mình vượt lên trước, nhận thức rõ những những yêu cầu khách quan của sự phát triển đất nước trong giai đoạn bước ngoặt, nhận thức rõ các xu thế phát triền của thời đại và hội nhập quốc tế, để từ đó có nhận thức đúng và xây dựng được hệ giá trị phát triển của chính Đảng và Nhà nước thể hiện rõ bản chất tiền phong, “là đạo đức, là văn minh, là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no” (như

28

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói), đại biểu trung thành cho lợi ích của dân tộc - của đất nước, xây dựng được Nhà nước pháp quyền “kiến tạo phát triển” thực sự của dân, do dân, vì dân. Nghĩa là mỗi tổ chức Đảng và Nhà nước, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức phải là đại diện tiêu biểu cho những giá trị con người - văn hóa - xã hội cả trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Đó là cơ sở quan trọng để định hình, định hướng các giá trị phát triển của đất nước, xây dựng đồng bộ ba trụ cột phát triển văn hóa (xây dựng đời sống - lối sống văn hóa, sáng tạo văn hóa, xây dựng các thể chế - thiết chế văn hóa) để làm nền tảng cho các giá trị con người - giá trị văn hóa - giá trị xã hội tích cực, tốt đẹp tồn tại và phát triển. Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước đã làm được nhiều việc theo hướng trên, tạo động lực cho sự phát triển đất nước, đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, cần khách quan nhìn nhận rằng, trong việc lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với phát triển văn hóa, trọng tâm là xây dựng và phát triển các giá trị con người - giá trị văn hóa - giá trị xã hội còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với đòi hỏi cao của giai đoạn phát triển mới. Những biểu hiện suy thoái chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, những tiêu cực trong hệ thống chính trị, sự xuống cấp về đạo đức lối sống trong xã hội đã nói lên điều này.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý nhà nước về văn hóa (ngành quản lý văn hóa) (Trang 26 - 28)