Rừng Xà Nu. Xà Nu là một loại cây họ thông mọc nhiều ở Tây Nguyên. Gần gũi quen thuộc gắn bó chặt chẽ với đời sống của người dân Tây Nguyên. Lấy loại cây này làm đối tượng miêu tả nhà văn đã lựa chọn chắt lọc tinh khiết các khía cạnh bản chất độc đáo của nó trong mối liên tưởng với sức sống bất diệt của con người.
Đến 20 lần suyên suốt thiên truyện nhà văn nói đến bức tranh thiên nhiên ấy dưới nhiều cấp độ: Rừng xà nu, Đồi xà nu, Cây xà nu, Thân xà nu, Nhựa xà nu, Lửa xà nu, Khói xà nu. Bức tranh thiên nhiên với rừng cây hùng vĩ được nhà văn khai thác bằng cảm hứng sử thi tượng trưng cho sức sống, linh hồn bất diệt của quê hương đất nước.
* Sức sống thiên nhiên:
-Nhìn bao quát Rừng Xà nu có đến hàng vạn cây “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che cho dân làng”.Mở đầu tác phẩm là hình ảnh RXN nằm trong trạng thái huỹ diệt: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc.Chúng nó bắn đã thành lệ,mỗi ngày hai lần buổi sáng sớm và xế chiều hoặc đứng bóng và sẫm tối,hoặc nửa đêm và trở gà gáy”.Cả RXN cây nào cũng bị thương,nhưng không bao giờ khuất phục. Giống như lũy tre xanh ở đồng bằng Rừng Xà Nu được Nguyễn Trung Thành coi như tấm chắn, bức tường thành kiên cố rắn chắc bảo vệ cho đời sống đồng bào miền núi bao đời nay. Suốt thiên truyện hình ảnh Rừng Xà Nu cứ hiện ra “trùng trùng điệp điệp” như khúc ca hùng tráng lấn át mưa bom bão đạn của kẻ thù.Mở đầu và kết thúc tác phẩm tác giả viết “Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài Rừng Xà Nu nối tiếp chạy đến chân trời”.
Sức mạnh của RXN là sức mạnh của tình đoàn kết,lòng yêu thương,ý chí quyết tâm không khuất phục trước gian lao thử thách,sức mạnh đó được tích tụ trong truyền thống.Đó là
sự mạnh mẽ hoành tráng trong câu chuyện Đam San năm nào.?Phải chăng RXN biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng của con người Tây Nguyên trong chiến tranh.
-Đi vào chi tiết Nguyễn Trung Thành đã đặc tả cây Xà Nu như “những thân thể cường tráng” không thể gục ngã trước dòng bão của kẻ thù. Trong những năm đấu tranh khốc liệt không có cây nào không bị thương nhưng, những vết thương chóng lành. Một cây đã ngã ba bốn cây con mọc lên. Cây Xà Nu như một thứ vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù. Nhưng cây mới nhú khỏi mặt đất như những mũi lê.Nhũng cây cao quá đầu người vươn lên rất nhanh đón lấy ánh nắng mặt trời. Sức sống thiên nhiên luôn luôn tiềm ẩn. Dường như không gì phá tan nổi sự sống đang nảy sinh ở vùng đất Tây Nguyên đầy sương gió.Nếu như cây Kơ nia có bóng cây toả rợp nương rẫy và lòng người thuỷ chung tình nghĩa rễ cây “uống nước nguồn Miền Bắc”nên có một sức sống tiềm tàng,thì cây xà nu là một loại cây “ham ánh sáng mặt trời”hương cây nhựa cây bay ra thơm mỡ màng.Cách so sánh độc đáo,cách liên tưởng bất ngờ kì diệu hình tượng RXN mang tầm vóc và khí phách của một dũng sĩ đích thực trong máu lửa.
Ngay trong trạng thái có nguy cơ hủy diệt tác giả càng dụng công khai thác tiềm năng sinh lực tràn trề trong mặt sống của cây Xà Nu “những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, chúng đổ ào ào như trận bão”. Đặc biệt chất nhựa của nó như mặt nhựa sống tràn trề đốt cháy quân thù.
-Miêu tả hình tượng cây Xà Nu của đất rừng Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã khai thác tận cùng bản năng sinh tồn của loài cây đặc biệt ấy bằng cảm hứng lãng mạn đậm chất sử thi. Sự thèm khát vươn tới bầu trời và ánh sáng đã khiến cho rừng cây ấy như tích tụ sức mạnh đoàn kết chiến thắng mọi âm mưu của kẻ thù. Sự sống vượt lên trên cái chết, ánh sáng phù sa nảy sinh trong đau khổ.Mỗi lần xuất hiện cây xà nu đều mang một dáng vẻ kì lạ,tất cả đều mang ý nghĩa tượng trưng cho khí phách anh hùng và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô man,của núi rừng Tây Nguyên kiên cường bất khuất!
- Nghệ thuật: ngôn ngữ trangh trọng,giọng kể hấp dẫn đầy sức thuyết phục mang nét riêng của văn hoá núi rừng.
* Sức sống con ngừơi:
Rừng Xà Nu không chỉ là câu chuyện của thiên nhiên mà chính là câu chuyện của con người. Thiên nhiên như bản giao hưởng làm khúc nhạc nền cho sự sống con người vút lên.
Đó là hình ảnh dân làng Xô Man trong chiến đấu tự vệ giữ lấy sự sống của chính mình. Giống như cây Xà Nu dân làng Xô Man đã đoàn kết gắn bó trong chiến tranh từ tự phát đến tự giác đối với kẻ thù gian ác. Người này gục ngã, người khác đứng lên. Anh xút bị treo cổ trên cây vải đầu làng, bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng. Tiếp đó là TNú, Mai, đến Dít, Heng… tầng tầng, lớp lớp đứng lên. Lịch sử của dân làng Xô Man là lịch sử của sự sống, lịch sử của ngọn lửa đấu tranh kiên cường bất khuất. Một tư thế sống không biết cúi đầu. Oâng bà già kiệt sức có thanh niên kế theo, cứ như cây “một cây mới gục ngã có hàng trăm cây khác mọc lên” các nhân vật bao giờ cũng có hậu sinh. Anh Quyết hi sinh đã có TNú thay thế. Mai không chết mà hình ảnh đã hóa thân vào dít “giống Mai như hai giọt nước, ngồi đúng vị trí của Mai ngày xưa”. Cứ như con chim Phượng Hoàng trong truyền thuyết cổ: từ trong cái chết sự sống vẫn tái sinh được đến một lúc nào đó vùng lên làm cho rừng thiêng cũng “ào ào rung động” quật chết kẻ thù.
-Sức sống của người Xô Man được đặc tả qua một số nhân vật tiêu biểu của câu chuyện. +Đó là TNú và Mai và cuộc đời, chuyện kể của họ trở thành bản trường ca Đam San thời chiến tranh. Câu chuyện ấy được nhà văn khoác lên một không khí thiêng liêng qua lời kể của cụ Mết suốt một đêm dài bên bếp lửa. Ngay từ bé TNú và Mai đã đi theo cách mạng bằng ngọn lửa niềm tin,sự nhiệt tình say mê lý tưởng. Họ là thế hệ sà nu mới đầy sức sống hướng ra ánh sáng lý tưởng đối mặt với kẻ thù.
TNú một con người kiên cường bất khuất hành động lấy đá đập vào trán để chảy máu vì không thuộc chữ như chuẩn bị cho một tính cách rắn chắc hiên ngang của anh sau này. Hành động bất khuất kiên cường của TNú được khắc sâu trong chi tiết đầy ấn tượng: Cảnh tra tấn vợ con một cách dã man trong nơi ẩn nấp “hai con mắt anh là hai cục lửa lớn” và anh đã xông vào lũ giặc với sức mạnh phi thường. Đặc biệt chi tiết “nén chặt cơn đau trước mười ngón tay bị đốt cháy bằng nhựa Xà Nu biến thành ngọn lửa đuốc sống đã rực sáng lên tiêu diệt kẻ thù”. Ngọn lửa ấy là ngọn lửa niềm tin sức mạnh, ngọn lửa của lòng căm thù giặc của dân làng Xô Man anh hùng.
+Hình ảnh Mai cũng được tác giả đan lồng vào câu chuyện như một biểu tượng tiềm năng sức sống của người phụ nữ Tây nguyên. Một người phụ nữ thông minh đảm đang dịu dàng hiền thục. Mai thông minh trong câu chuyện học chữ năm nào. Mai hy sinh để bảo vệ đứa con thân yêu trước đòn roi của kẻ thù “chị lật đứa bé sau lưng nó đánh sau lưng, chị lật phía trước nó đánh phía trước hành động che trở ấy thể hiện một bản tính tự nhiên có trong truyền thống vừa thể hiện một bản chất cao cả phi thường của người phụ nữ cách mạng”.Tnú,Mai tiêu biểu cho phẩm chất anh hùng của con người Tây Nguyên trong chiến tranh.
+Đặc biệt hình ảnh cụ Mết, “cây cao bóng cả”û che chở cho dân làng được nhà văn khắc họa như một sức sống trường tồn của dân làng Xô Man. Đó là con người nuôi giữ ngọn lửa khát vọng tự do gắn bó với Đảng, với cách mạng được ví như “cây xà nu lớn”. Lời cụ Mết âm vang như tiếng Rừng Xà Nu và trở thành truyền thuyết thần thoại của dân làng. Khi ngọn lửa đấu tranh bùng lên, lòng căm thù vang dậy tên ác ôn khét tiếng Thằng Dục, phải chết dưới ngọn giáo của cụ Mết.(Hs bổ sung thêm giọng nói,ngoại hình con người cụ Mết)
-Hs bổ sung : Dít ,Heng là những cây xà nu con là những người tiếp bước thế hệ cha ông.
Cũng như Rừng Xà Nu những hố chông thành những cạm bẫy để tiêu diệt kẻ thù, con người Xô Man một khi đã vùng lên kẻ thù phải đền tội bởi chính những dấu tích tội ác do chúng gây ra.
KL: hình tượng cây Xà Nu và dân làng Xô Man là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Lựa chọn cây Xà Nu trong mối quan hệ với con người Tây Nguyên nhà văn đã thổi một sức sống mới vào câu chuyện. Sức sống luôn nảy sinh từ cái chết. Càng chiến tranh tinh thần dân tộc càng ngời sáng. Tác phẩm trở thành một bức tranh hoành tráng mang tầm vóc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG
Nguyễn Minh Châu 1. Phân tích vẻ đẹp lãng mạn trong truyện ngắn MTCR của Nguyễn Minh Châu. 2. Phân tích hình tượng trăng trong truyện ngắn MTCR của Nguyễn Minh Châu. 3. Phân tích hình tượng nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn MTCR.
MTCR có thể xem là chút ánh sáng lung linh, là “hạt ngọc ẩn giấu trong hố sâu tầm hồn con người” được Nguyễn Minh Châu khai thác trong lửa đạn khốc liệt của chiến tranh. Đó là sức trẻ, sự sống, tình yêu cứ ngời lên dưới ngòi bút lãng mạn của nhà văn thông qua hai hình tượng tượng hợp độc đáo: Ánh trăng và cô thanh niên xung phong tên Nguyệt.
Trường Sơn mảnh đất đầy chiến tích lịch sử, nơi hòa cùng dòng máu tâm hồn của bao người dân đất Việt, nơi có núi non hùng vĩ, có con đường HCM lịch sử. Vào những năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ vẻ vang đáng tự hào. Mảnh đất ấy trở thành sức hút lạ kỳ đối với nhiều người lính, là chỗ dừng chân lý tưởng của biết bao khách văn chương, nhiều nghệ sĩ đã hành hương đến Trường Sơn để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dân tộc để thấy tận đáy lòng sức sống trường kỳ của con người. Nhiều trang văn, nhiều bài thơ, nhiều khúc hát hồn nhiên, ân
tình sâu lắng được cất lên nơi đây. Phạm Tiến Duật mắc võng trên rừng Trường Sơn trên đường ra trận. Nguyễn Duy hướng lòng mình vào cuộc sống người lính Trường sơn trong giây phút tự do ngắm “Bầu trời vuông”. MTCR như một nhánh lan rừng rất lạ, rực rỡ một màu hoa xuất hiện giữa vùng đất Trường Sơn yêu dấu.
Câu chuyện giúp ta gợi đến một mô típ quen thuộc của truyện dân gian: “Hằng Nga ngủ trong rừng”. Bởi đây là những trang văn giàu cảm xúc vẻ nên bức chân dung cô Nguyệt cùng với mảnh trăng thức trọn một đêm trong mưa bom bão đạn. Dưới tán rừng kia không có nàng tiên công chúa mà chỉ có người lính lái xe và cô thanh niên xung phong xinh đẹp.
Câu chuyện được xây dựng dựa trên một tình huống độc đáo thú vị: một cuộc đi tìm tình yêu hạnh phúc và cái đẹp trong lửa đạn chiến tranh. Đôi trai gái yêu nhau chưa một lần gặp mặt, đi tìm nhau,ngồi kề bên nhau trong không gian chật hẹp mà vẫn không nhận ra nhau. Song song với trò chơi ú tim của cô gái Nguyệt và chàng trai Lãm trên mặt đất là trò chơi ú tim trên trời, mảnh trăng cuối rừng chập chờn lúc ẩn lúc hiện. Trăng và người thiếu nữ dưới ngòi bút của tác giả lại hiện lên hòa quyện lẫn nhau. Trăng đồng thời là tên cô gái. Cô gái trẻ trung còn trăng thì “trăng non đầu tháng”. Trăng lồng vào bóng người, làm sáng từng sợi tóc dày và thơm ngát của Nguyệt. Ánh trăng thơ mộng trữ tình - người đẹp dịu dàng dễ mến tạo cho câu chuyện thêm thơ mộng, thanh nhã. Không cần lập lại mô típ người anh hùng thường thấy trong văn chương chống Mỹ MTCR vẫn rực lên một nguồn sáng bất diệt mang lại khoái cảm thẩm mỹ mới cho người đọc. Đây là câu chuyện lãng mạn đầy chất thơ: lấy sự thanh bình trong sáng của tình yêu khỏa lấp cho trạng thái đau thương khốc liệt của chiến tranh.
Vẻ đẹp ấy trước hết thể hiện ở bức tranh thiên nhiên mà trùm lên trên hết là hình ảnh ánh trăng chiếu rọi giữa rừng đêm sâu thẳm. Mảnh trăng lung linh huyền ảo như chính mối tình duyên kỳ lạ của con người. Trăng “chập chờn lay động có lúc rơi tóm xuống rừng già”. Trăng soi thẳng vào khuôn mặt xinh đẹp của Nguyệt làm cho khuôn mặt xinh đẹp lạ thường. Trăng vốn là biểu tượng của tình yêu thanh khiết. Trong tâm thức truyền thống trăng còn được tôn là Bà Nguyệt chắp mối tơ duyên cho biết bao nhiêu người. Giữa rừng núi âm u sâu thẳm, trong lửa đạn khốc liệt của cuộc chiến ánh trăng lén ẩn, lúc hiện lung linh kỳ ảo. Trăng làm cho đêm trên cao trở nên trong vắt cao lồng lộng, đôi trai gái trên chuyến xe như chạy trên lớp sương bồng bềnh.
Mảnh trăng ở cuối rừng, nó rất gần mà lại quá xa xôi như mối tình Nguỵêt - Lãm. Nhờ ánh trăng, nhờ trái tim đống cảm đã làm cho Lãm hy vọng trong tình yêu. Trăng như là một nhân tố đặc biệt không thể thiếu được của câu chuyện. Sự xuất hiện của trăng làm cho bầu không khí trong sáng hơn, nên thơ hơn, lãng mạn hơn. Lúc ẩn lúc hiện, lúc rơi tỏm rừng già, lúc trong sáng yên tĩnh. Trăng như chất men làm say lòng con người. Trong những năm trên đường Trường Sơn ác liệt thế giới lãng mạn ấy thật đáng quý biết chừng nào? Tình yêu thủy chung luôn hướng đến nhau dù chỉ qua trong thư đã làm cho con người như vượut qua mọi trở ngại của thách thức thời gian, thách thức cuộc chiến.
Cô thanh niên xung phong ấy mang tên Trăng và đẹp tựa như trăng. Một vẻ đẹp được nhìn qua đôi mắt mơ mộng và say đắm. Nguyệt xuất hiện trước mắt Lãm cũng rất đột ngột và huyền ảo. Bắt đầu từ tiếng nói thật trong “bình tĩnh cứng cỏi” rồi đến đôi gót chân bóng hồng sạch sẽ. Mặc dù từ lâu hai người luôn hướng về nhau nhưng giây phút gặp gỡ ấy cứ hư hư thực thực như trong mơ. Qua ánh trăng vẻ đẹp Nguyệt lại càng ngời sáng tấm thân mảnh dẻ, vẻ
đẹp giản dị mát mẻ như sương núi tỏa sáng từ nét mặt.Tình yêu giữa thời chiến như một trò chơi ú tim. Một Nguyệt này lẫn vào hai Nguyệt khác biết đâu mà lần. Chỉ đến khi giây phút mảnh trăng đứng yên nơi cuối trời “soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt”. Lúc ấy một sự tác động kỳ diệu của tơ trời Lãm mới nhận thấy đầy đủ vẻ đẹp lạ thường của Nguyệt. Trong giây phút ấy anh bỗng choáng ngợp “như vừa trông vào ảo ảnh”. Một niềm tin vô cớ theo tiếng gọi của trái tim anh tin Nguyệt chính là người lâu nay mình chờ đợi. Cứ như ánh trăng cuối rừng Nguyệt hiện lên trong lòng Lãm một vẻ đẹp thanh khiết mơ hồ mà sâu thẳm khắc sâu trong tâm linh anh đến suốt đời
Trong hoàn cảnh như thế một người đẹp không thể là con người không dũng cảm. Nguyệt là một người dũng cảm thực sự, xung phong dẫn đường chỉ lối cho xe chạy, đến lúc bị thương vẫn nở nụ cười tươi xinh, nét đẹp kiên cường cùng nhan sắc nghiêng thành vẫn hiện lên: “khuôn mặt hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp, từ đầu đến chân cô ta ướt như con công vừa tắm”. Nét đẹp đó đã làm cho chàng lái xe gần như mê muội lẫn cảm phục.
Thiên tình sự của Nguyệt và anh lái xe tên Lãm thật lạ lùng. Một cô gái đối mặt với lửa đạn sống chết đến từng giây mà vẫn mà vẫn tự nguyện đính ước với chàng trai cô chưa từng