2. Cố định tạm thời xương gãy
2.3. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy
Thao tác cố định tạm thời xương gãy tuy không phức tạp nhưng đòi hỏi mọi người phải thuần thục kỹ thuật cốđịnh, đồng thời phải chuẩn bịđầy đủ dụng cụ khi cấp cứu.
- Các loại nẹp thường dùng cốđịnh tạm thời xương gãy + Nẹp tre hoặc gỗ:
Nẹp tre hoặc gỗ là nẹp được dùng rất phổ biến, dễ làm, dễ kiếm đủ độ cứng, dễ cố định.
Bộ nẹp cánh tay: dùng 2 nẹp, chiều rộng 5cm, dài tùy theo vịtrí đặt nẹp. Nẹp trong dài 20 cm (từ hố nách tới nếp khuỷu); nẹp ngoài dài 35 cm (từ ngoài vai xuống tới khuỷu).
Bộ nẹp cẳng tay: 2 nẹp, rộng 5cm, dày 0,5 cm. Nẹp trong dài 35 cm (từ nếp khuỷu xuống vượt quá bàn tay, ngón tay), nẹp ngoài dài 30cm (từ xuống vượt quá ngón tay).
Bộ nẹp cẳng chân: 2 hoặc 3 nẹp, rộng 5 6cm, dài 60cm.
Bộ nẹp đùi: 3 nẹp, dày 0,8cm, rộng 7 8cm. Nẹp ngoài dài 120cm (từ ngoài hố nách tới bờ ngoài mắt cá chân), nẹp sau dài 100cm (từ trên mào chậu xuống quá gót chân), nẹp trong dài 80cm (từ nếp bẹn đến quá mặt trong mắt cá chân).
Hình 16: Bộ nẹp đùi bằng gỗ
(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho
135
+ Nẹp sắt Crame: Nẹp Crame làm bằng thép, hình bậc thang, có thể uốn nẹp theo tư thế cần cốđịnh hoặc nối hai nẹp với nhau khi cần một nẹp dài. Nẹp Crame cốđịnh tốt hơn nẹp tre nhưng đắt và nặng hơn, do vậy ít được sử dụng để cốđịnh tạm thời xương gãy ngay tại nơi bị thương, bị nạn.
Hình 17: Nẹp sắt Crame
(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho
trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).
Ngoài những loại nẹp chuẩn bị sẵn hoặc chế thức có thể vận dụng một số vật chất tại chỗ để cố định gãy xương như: Cành cây, gậy gỗ, đòn gánh... có thể buộc chi trên vào thân người hoặc buộc hai chi dưới vào nhau.
- Kỹ thuật cốđịnh tạm thời một sốtrường hợp gãy xương
Các vết thương gãy xương hở, phải cầm máu cho vết thương, băng kín vết thương, sau đó mới đặt nẹp cốđịnh xương gãy.
+ Cốđịnh tạm thời gãy xương bàn tay, khớp cổ tay: Dùng một nẹp tre to bản hoặc nẹp Crame.
Đặt một cuộn băng to hoặc một cuộn bông gòn vào lòng bàn tay, để bàn tay ởtư thế nửa sấp, các ngón tay ởtư thế nửa gấp.
Đặt nẹp tre hoặc nẹp Crame thẳng từ bàn tay đến khuỷu tay.
Băng cốđịnh bàn tay, cẳng tay vào nẹp, để hởcác đầu ngón tay tiện theo dõi sựlưu thông máu.
Dùng khăn tam giác hoặc cuộn băng treo cẳng tay ở tư thế gấp 900.
Hình 18: Cốđịnh xương bàn tay
a. Đặt cuộn băng và nẹp; b. Băng cố định
(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho
trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).
+ Cốđịnh tạm thời gãy xương cẳng tay: Dùng 2 nẹp tre hoặc nẹp Crame. Cốđịnh bằng nẹp tre.
136
Đặt nẹp ngắn ở mặt trước cẳng tay (phía lòng bàn tay) từ bàn tay đến nếp khuỷu, cẳng tay ởtư thế gấp 900.
Đặt nẹp dài ở mặt sau cẳng tay (phía mu bàn tay) từ khớp ngón tay đến mỏm khuỷu.
Buộc cố định hai đoạn: một đoạn ở cổ tay và bàn tay, một đoạn ở trên và dưới nếp khuỷu.
Dùng khăn tam giác hoặc cuộn băng treo cẳng tay ở tư thế gấp 900.
Hình 19: Cố định xương cẳng tay bằng nẹp tre a. Đặt nẹp; b. Buộc cố định; c. Treo cẳng tay
(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho
trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).
Cốđịnh bằng nẹp Crame Uốn nẹp gấp 900
Đặt nẹp Crame vào mặt sau cánh tay, cẳng tay từ khớp bàn tay đến giữa cánh tay.
Dùng băng cuốn xoắn vòng từbàn tay đến giữa cẳng tay để cốđịnh cẳng tay, cánh tay vào nẹp.
Dùng khăn tay tam giác hoặc băng treo cẳng tay.
Hình 20: Cốđịnh gãy xương cẳng tay bằng nẹp Crame a. Uốn nẹp gấp 900; b, c. Đặt cuốn băng; d. Treo cẳng tay
(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho
trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).
+ Cốđịnh tạm thời gãy xương cánh tay: Dùng hai nẹp tre hoặc nẹp Crame.
c)
a) b)
137 Cốđịnh bằng nẹp tre