Tư tưởng về pháttriển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục chính trị (Trang 39 - 41)

2. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

2.4. Tư tưởng về pháttriển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, chính vì vậy Người đề cao việc phải lấy phát triển kinh tế và văn hóa, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn

hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân8”.

Đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thực chất là đi lên xây dựng và phát triển về kinh tế, ngay từ sớm Hồ Chí Minh đã chỉ ra rất sâu sắc về phương diện kinh tế của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta, từ tính tất yếu khách quan cho đến đặc điểm, nội dung và mục tiêu kinh tế của nó.

Về kinh tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ quan trọng nhất đó là

phải phát triển kinh tế, xây dựng nền tảng vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Về cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp: “Công nghiệp và nông nghiệp là như hai chân của nền kinh tế nước nhà. Chân phải thật vững thật khỏe, thì kinh tế mới tiến bộ thuận lợi và nhanh chóng”9.

Về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế: Nền kinh tế XHCN phải tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, ở thời kỳ quá độ, nền kinh tế đó còn tồn tại bốn hình thức sở hữu chính là: sở hữu nhà nước, sở hữu hợp tác xã, sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư bản. Cùng với đó là nhiều thành phần kinh tế

Tư tưởng kinh tế rất đặc trưng Hồ Chí Minh, đó là cần kiệm xây dựng nước nhà, tăng gia sản xuất và tiết kiệm, sản xuất đi đôi với tiết kiệm, sản xuất mà không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống.

Về văn hóa: Hồ Chí Minh đã nhận thấy rõ vị trí đặc biệt quan trọng và ý nghĩa

lớn lao của văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ xây dựng “một nền văn hóa mới” và chỉ rõ tính chất, đặc trưng và chức năng chủ yếu của nền văn hóa đó. Văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, bao gồm văn hóa chính trị, văn hóa

8Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.511

đạo đức, văn hóa giáo dục, văn hóa nghệ thuật, văn hóa pháp luật, văn hóa lao động, đời sống văn hóa cụ thể, văn hóa lối sống...

Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Toàn dân tham gia sáng tạo văn hóa, toàn dân làm nghĩa vụ và đóng góp cho sự phát triển văn hóa, toàn dân tham gia xây dựng và tự quản đời sống văn hóa của mình và toàn dân được quyền hưởng thụ, tiếp nhận, lưu giữ và truyền bá văn hóa tốt đẹp, lành mạnh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang là những định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta hiện nay

Tư tưởng đấu tranh cách mạng của Hồ Chí Minh xét đến cùng là vì mục tiêu “vì con người, vì nhân dân”, tư tưởng nhân văn này hiện nay đã trở thành mục tiêu của các chiến lược kinh tế - xã hội nước ta. Những câu nói nổi tiếng của Bác Hồ còn âm vang mãi với Đảng ta, với non sông đất nước ta: “Chúng ta tranh được tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân ăn no, mặc đủ”10.

Chính vì vậy, khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ rằng“chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn

bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”11. Quan tâm mục tiêu kinh tế “vì con người, vì nhân dân” là thể hiện sự quan tâm, chăm lo đến yếu tố động nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục chính trị (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w