Đối với các phòng ban

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SUNITE VIỆT NAM (Trang 103 - 123)

4.3.2.1 Phòng Tài chính kế toán

Thực hiện chủ trương của ban lãnh đạo để kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro , năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Vì vậy để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, đề nghị P.Kế Toán cần trích lập nhiều hơn các khoản dự phòng cho khoản nợ có thể không thu hồi được vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, tránh trường hợp nợ không đòi được trong kỳ lớn sẽ làm ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty.

Cần theo dõi tốt hơn nữa việc quản lý tài sản lưu động, xác định nhu cầu tài sản cần thiết cho từng kỳ kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu không tính đúng nhu cầu tài sản lưu động công ty hoặc sẽ gặp khó khăn trong thanh toán, sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, hoặc sẽ dẫn đến lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động.

Bộ máy kế toán nhỏ nên mỗi thành viên phải hoàn thành một khối lượng công việc lớn, tăng rủi ro sai sót trong công việc, vì vậy yêu cầu bổ xung thêm nhân sự để hoàn thành tốt hơn không chỉ công việc kế toán mà cón thêm các công tác dự báo đánh giá tình hình tài chính của Công ty trong từng thời kỳ.

Việc nâng cao kỹ năng cho cán bộ kế toán là một phần không thể thiếu trong việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống kế toán của Công ty.

4.3.2.2 Phòng Tổ chức - Hành chính.

người, phương tiện ra vào, lưu trú trong đơn vị, không để xẩy ra mất mát, cháy nổ, đảm bảo an tòan cho đơn vị và hàng hóa. Quản lý chặt chẽ các trang thiết bị, tài sản của đơn vị.

Tuyên truyền giáo dục NLĐ nêu cao tinh thần làm chủ, ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành các nội quy, quy định của Công ty.

Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huấn luyện, đào tạo trong và ngoài nước góp phần, nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và phong cách làm việc chuyên nghiệp cho người lao động. Thường xuyên tổ chức huấn luyện cho cán bộ, CNV sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống phòng chống cháy nổ; chủ động phối hợp tốt với các phòng, ban trong công ty và các cơ quan hữu quan, các đơn vị đóng quân trong địa bàn giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan.

4.3.2.3 Phòng Kế hoạch-Kinh doanh

Triển khai mạnh hơn nữa các họat động tiếp thị nhằm nắm bắt kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin về thị trường để tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy đơn vị; chủ động đề xuất đầu tư phát triển các phương án sản xuất có hiệu quả và phục vụ thiết thực cho việc xây dựng các kế họach chuyên môn.

Phải tổ chức xây dựng các kế họach sản xuất kinh doanh định kỳ hàng năm đồng thời theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả họat động sản xuất kinh doanh định kỳ và việc thực hiện các kế họach.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Kiểm soát nội bộ là sản phẩm và là trách nhiệm của cấp quản lý công ty. Nhưng đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong công ty để hệ thống trở nên hữu hiệu. Và một kiểm soát nội bộ hữu hiệu không thể được xây dựng một lần trong ngắn hạn, một sớm một chiều. Xã hội phát triển, môi trường kinh doanh thay đổi kéo theo sự thay đổi của các rủi ro.

Do đó, kiểm soát nội bộ trong công ty cần phải được hoàn thiện liên tục phù hợp với môi trường mới. Vì vậy, kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty Cổ phần thương mại Quốc tế Sunite Việt Nam nói riêng, luôn tồn tại những yếu tố đe dọa đến sự hữu hiệu là điều tất yếu. Các nhà quản lý Công ty cần phải thường xuyên cập nhật những thay đổi ảnh hưởng tới kiểm soát nội bộ, đánh giá để tìm ra những yếu tố chưa phù hợp, những nhân tố đe dọa sự hữu hiệu. Từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện nó.

Theo một quy trình như vậy, trong chương 4 tác giả đã đề xuất một số giải pháp như đã trình bày để khắc phục các điểm yếu kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần thương mại Quốc tế Sunite Việt Nam. Có thể các điểm yếu này chưa ảnh hưởng tới công ty, nhưng việc khắc phục nó để hoàn thiện là cần thiết để giảm thiểu thiệt hại trong tương lai.

KẾT LUẬN CHUNG

Một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, yêu cầu tất yếu với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần thương mại Quốc tế Sunite Việt Nam nói riêng là ngày càng phải nâng cao chất lượng KSNB, hoàn thiện KSNB, nhằm quản lý chặt chẽ các nguồn vốn, tài sản, các hoạt động kinh doanh...có được các biện pháp phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngăn chặn được các hành vi gian lận, sai sót, giảm thiểu những rủi ro. Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại Công ty , Tác giả đã trình bày trong Đề tài " Hoàn thiện kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần thương mại Quốc tế Sunite Việt Nam" những nội dung cơ bản sau:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về KSNB, phân tích các yếu tố cấu thành của KSNB. Trên cơ sở lý luận chung về KSNB, Luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản về KSNB trong doanh nghiệp.

Hai là, đi sâu phân tích thực trạng KSNB của Công ty Cổ phần thương mại Quốc tế Sunite Việt Nam, đánh giá ưu điểm, và những nhược điểm còn tồn tại của KSNB tại Công ty.

Ba là, Luận văn đã đưa ra phương hướng và giải pháp để hoàn thiện KSNB của Công ty Cổ phần thương mại Quốc tế Sunite Việt Nam. Đồng thời, Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị liên quan đến hoàn thiện KSNB tại Công ty.

Tác giả cũng mong muốn rằng những kết quả bước đầu của luận văn là tiền đề, gợi ý cho nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn về việc hoàn thiện kiểm soát nội bộ để giúp Công ty kiểm soát hiệu quả hơn các rủi ro liên quan đến quá trình hoạt động.

1. ACCA (2013), Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro trong doanh nghiệp, Bài giảng tại lớp Kiểm soát nội bộ, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính ( 2002), Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Quyển 1, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. Bob Tricker (2012), Kiểm soát quản trị, Nxb Thời Đại, Hà Nội.

4. Hoàng Thị Huệ .(2014). “Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ thanh toán tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” ( Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc dân).

5. Lê Hoàng Vũ .(2018). " Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú" (Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh).

6. Lê Thị Hồng. (2017). " Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn V.L.C", (Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh).

7. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (chủ biên) (2008), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

8. Nguyễn Quang Quynh, (2009), Giáo trình Kiểm toán hoạt động, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

9. Nguyễn Thị Phương Hoa, (2009), Giáo trình Kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân

10. sunite.vn ( Trang thông tin điện tử của Công ty Cổ phần thương mại quốc tế Sunite Việt Nam).

11. Trần Mạnh Dũng & Lại Thị Thu Thủy (2013), Kiểm toán căn bản: Lý thuyết, thực hành và bài tập trắc nghiệm. Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 12. Trần Mạnh Dũng, Phạm Đức Cường & Đinh Thế Hùng (2017), Lập, đọc,

phân tích và kiểm tra báo cáo tài chính. Nhà Xuất bản Tài chính.

hàng phát triển Việt Nam"( Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lao động - Xã Hội).

Phụ lục 01: Câu hỏi khảo sát

KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SUNITE VIỆT NAM

Xin chào Anh/ chị,

Tôi đang thực hiện đề tài " Hoàn thiện kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần thương mại Quốc tế Sunite Việt Nam" để hoàn chương trình sau đại học. Vì vậy, tôi mong Anh/Chị giành chút thời gian để trả lời Bảng khảo sát bên dưới. Kết quả mà Anh/Chị cung cấp cho tôi thông tin quan trọng trong bài nghiên cứu.

NỘI DUNG KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT Tính chính trực và giá trị đạo đức

CÂU HỎI

TRẢ LỜI Ý KIẾN

KHÁC

KHÔNG

1. Công ty có xây dưng các văn bản về quy tắc đạo đức, văn hóa doanh nghiệp, các quyền,nghĩa vụ, các chính sách phúc lợi và phổ biến rộng rãi đến người lao động không?

2. Công ty có ban hành các quy định về tuân thủ pháp luật nhà nước không?

3. Anh/chị có sẵn sàng chấp hành và thực hiện tốt các quy tắc, nội quy mà công ty đã ban hành, cũng như các chủ trương của Đảng và nhà nước?

4. Anh chi có hài lòng về quy chế khen thưởng và hình thức kỷ luật hiện tại của công ty không?

5. Công ty có đặt ra những yêu cầu khiến nhân viên chịu nhiều áp lực và có thể phải làm trái quy định không?

CÂU HỎI

TRẢ LỜI

Ý KIẾN KHÁC

KHÔNG

1. Công ty có quy trình tuyển dụng thống nhất và công khai không?

2. Việc phân công người trong Công ty có đảm bảo phù hợp với ngành nghề được đào tạo tại trường học ko?

3. Công ty có chú trọng công tác huấn luyện đào tạo không?

4. Công ty có bảng mô tả chi tiết công việc cũng như những yêu cầu cần có đối với mỗi loại công việc không?

5. Anh/chị có hài lòng với chính sách luân chuyển nhân viên định kỳ không?

6. Nhân viên trong công ty có thể đảm nhiệm nhiều loại công việc khác nhau không?

CÂU HỎI Ý KIẾN KHÁC

KHÔNG

1. Công ty có bộ phận kiểm soát nội bộ không?

2. Anh/chị có đánh giá cao tầm quan trọng của bộ phận kiểm soát nội bộ Công ty không?

3. Các thành viên của hội đồng quản trị và ban kiểm soát có đủ năng lực và kinh nghiệm để đáp ứng tốt yêu cầu công việc không?

D. Triết lý và phong cách điều hành CÂU HỎI

TRẢ LỜI

Ý KIẾN KHÁC

KHÔNG

1. Ban giám đốc có thường xuyên theo dõi đánh giá tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, tình hình hoạt động Công ty không?

2. Ban giám đốc có thường xuyên tổ chức các cuộc họp nội bộ công ty không?

3. Ban giám đốc có thận trọng với các quyết định kinh doanh không?

4. Ban giám đốc có thường xuyên trao đổi công việc với nhân viên không?

5. Bạn có hài lòng với sự chính xác của số liệu cũng như sự minh bạch rõ ràng trong mọi hoạt

1. Công ty có sơ đồ tổ chức và các quy định định chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng bằng văn bản không?

2. Cơ cấu tổ chức có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Công ty không?

3. Cơ cấu tổ chức hiện nay có bị cồng kềnh không? Có gây ra mâu thuẫn và sự đùn đẩy trách nhiệm không?

2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO

A. Xác định mục tiêu của đơn vị CÂU HỎI

TRẢ LỜI

Ý KIẾN KHÁC

KHÔNG

1. Công ty có thông báo rộng rãi đến toàn nhân viên mục tiêu của Công ty?

2. Công ty đưa ra các chiến lược, mục tiêu cụ thể rõ ràng bằng văn bản và phổ biến đến từng phòng ban? 3. Công ty luôn xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn?

1. Công ty thường xuyên đánh giá sự kiện tiềm tàng ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của Công ty?

2. Các yếu tố tác động đến sự kiện tiềm tàng có được xem xét đầy đủ như yếu tố bên ngoài, bên trong, chính trị, văn hóa, xã hội, nhân sự...?

3. Công ty có thường xuyên giám sát, phân tích các rủi ro bên trong như tài chính, nhân sự, hệ thống thông tin...?

C. Phân tích và đánh giá rủi ro CÂU HỎI

TRẢ LỜI

Ý KIẾN KHÁC

KHÔNG

1. Ban giám đốc Công ty có quan tâm đến việc đánh giá phân tích rủi ro không?

2. Ban giám đốc Công ty có bắt buộc cấp quản lý phòng tổng hợp đánh giá các rủi ro trong bộ phận của mình và báo cáo định kỳ không?

3. Anh/chị có thường xuyên tự đánh rủi ro có thể ảnh hưởng đến công ty không?

CÂU HỎI KHÔNG KHÁC

1. Công ty có thiết lập các thủ tục kiểm soát các hoạt động trong đơn vị không?

2. Ban giám đốc công ty thường xuyên kiểm tra, tổng hợp kết quả báo cáo của cấp quản lý phòng ban không?

3. Công ty có quy trình hoạt động được ban hành và phê duyệt của ban giám đốc không?

4. Việc đánh giá chất lượng công việc sẽ dựa vào việc hoàn thành công việc theo quy trình đề ra không?

Phân chia trách nhiệm hợp lý

5. Ban giám đốc công ty chịu trách nhiệm trong việc phân chia trách nhiêm công việc cụ thể đến từng nhân viên thuộc phòng ban phải không?

6. Việc phân chia công việc tại đơn vị có đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm không?

Kiểm soát quá trình xử lý thông tin

7. Mọi hoạt động của Công ty có được phản

ánh trên chứng từ và được kiểm soát chặt chẽ không? 8. Công ty có quy định cụ thể về việc luân chuyển chứng từ, việc phân quyền kiểm tra chứng từ không? 9. Công ty sử dụng phần mềm quản lý cho tất cả các phòng chức năng tại đơn vị không

Kiểm soát vật chất

10. Công có kiểm kê theo dõi, đánh giá chất lượng của tất cả các hàng hóa , thiết bị, và cơ sở vật chất tại đơn vị định kỳ không?

11. Việc mua sắm, hàng hóa, trang thiết bị , nguyên vật liệu có được kiểm soát theo quy trình không? Các phần hành bán hàng, sửa chữa trang thiết bị có quy trình không?

Kiểm soát quy trình hoạt động

12. Công ty có ban hành quy trình cho mọi hoạt động sản suất tại đơn vị không?

CÂU HỎI GHI CHÚ

KHÔNG

1. Các thông tin và hình ảnh mới nhất của công ty luôn được cập nhật liên tục trên website riêng không?

2. Công ty có thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình kinh tế chung của thế giời và Việt Nam không? 3. Công ty có quan tâm đến các thông tin về đối thủ cạnh tranh, đơn giá, các chính sách ưu đãi và chính sách hoa hồng của các đơn vị khác hoạt động cùng ngành không?

4. Các thông báo nội bộ có được phổ biến thực hiện qua email đến toàn thể CB CNV công ty không?

5. Các buổi nói chuyện trực tiếp giữa cấp quản lý đối với CB CNV có diễn ra thường

6. Các thông tin nắm được trong các buổi huấn luyện có được người tham gia huấn luyện truyền đạt lại nội dung cho các CB CNV phụ trách nghiệp vụ chuyên môn liên quan không?

5. Giám sát

CÂU HỎI

TRẢ LỜI

GHI CHÚ

KHÔNG

1. Hoạt động giám sát tại công ty được thực hiện tốt không?

2. Ban kiểm soát có giám sát thường xuyên việc thực hiện công việc của CB CNV không?

3. Ban giám đốc có kiểm tra, tổng hợp kết quả báo cáo của cấp quản lý phòng ban thường xuyên, để theo dõi tình hình thực hiện mục tiêu đề ra không?

4. Các thông báo nội bộ có được phổ biến thực hiện qua email đến toàn thể CB CNV công ty không?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SUNITE VIỆT NAM (Trang 103 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w