Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN giải pháp phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trong giáo dục phẩm chất, đạo đức học sinh THPT vùng biển cửa (Trang 29 - 34)

Với đề tài này, chúng tôi không dám khẳng định sẽ hiệu quả với tất cả đối tượng cha mẹ học sinh ở mọi miền, mọi môi trường sẽ sẵn sàng đồng hành cùng GVCN trong việc nâng cao giáo dục đạo đức, phẩm chất cho học sinh. Nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi đã nghĩ, đã thực hiện tại địa bàn vùng Biển Cửa. Sử dụng các biện pháp trên, chúng tôi đã thuyết phục được nhân dân ở đây, các bậc làm cha làm mẹ vốn chỉ biết đi đánh cá và lao vào làm kinh tế rất hào hứng, hợp tác và thắt chặt mối quan hệ giữa Nhà Trường với Gia đình; giữa GVCN với Cha mẹ học sinh. Các bậc phụ huynh đã đón nhận ý tưởng và hợp tác rất tốt các hoạt động, các kế hoạch mà GVCN đưa ra. Chúng tôi đã nhận thấy sự lo lắng, quan tâm thực sự của các bậc cha mẹ học

sinh vùng Biển Cửa đối với việc quyết tâm cùng Nhà trường nuôi dạy con cái của mình vừa có tài vừa có đức, hướng đến sự phát triển toàn diện cho con em. Đặc biệt, có những gia đình xác định con em mình không lập nghiệp bằng con đường thi vào các trường Đại học, Cao đẳng nhưng họ vẫn luôn đồng hành cùng GVCN trong việc uốn nắn rèn luyện đạo đức, nhân cách cho con. Họ nói “con tui có thể không giỏi vì còn phụ thuộc vào yếu tố thông minh nhưng con tui không thể trở thành đứa không ngoan được”. Nghe những lời như thế, những giáo viên làm công tác chủ nhiệm như chúng tôi cảm thấy có niềm tin và có thêm động lực trong công cuộc “dạy người, dạy chữ, dạy nghề” này!

Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi đã thực hiện những biện pháp này và đã được Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao.

Năm học 2019-2020, Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá hạnh kiểm học sinh ở hai lớp 11a6 và 11a8. Về chất lượng đầu vào, hoàn cảnh gia đình, tỉ số học sinh... của hai lớp tương đương nhau. Trong đó lớp 11a6 được GVCN thực hiện đầy đủ, sát sao những biện pháp trên còn lớp 11a8 thì không thực hiện.

Kết quả thu được như sau:

T T Lớp Tổng số HS Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1 11a6(TN) 38 2 9 76,3 % 9 23,7 % 0 0% 0 % 0 0% 3 11a8(ĐC) 38 9 23,7% 21 55,2 % 7 18,4 % 1 2,6 % 0 0 %

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh mà trong năm học 2019-2020 lớp 11a6 đã không có học sinh nào có hạnh kiểm trung bình, số học sinh có hạnh kiểm tốt chiếm tỉ lệ cao (76,3%). Với kết quả khảo sát như trên, qua đối chiếu, so sánh kết quả, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng các giải pháp để thuyết phục các bậc cha mẹ học sinh đồng hành với GVCN trong giáo dục đạo đức, phẩm chất học sinh là một việc làm đúng đắn và cần thiết.

KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT1. Kết luận: 1. Kết luận:

Đề tài đã cho thấy vai trò, tác dụng của mối quan hệ Nhà Trường – Gia đình, của GVCN – Cha mẹ học sinh là rất cần thiết trong việc giáo dục đạo đức phẩm chất của học sinh. Phát huy tình cảm thiêng liêng của gia đình trong môi trường giáo dục ở trường học sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Cha mẹ hiểu hơn về con cái, con cái cảm nhận được sự quan tâm, yêu mến, đồng hành của cha mẹ. Đó là động lực lớn giúp học sinh vùng Biển Cửa có thêm quyết tâm, nghị lực rèn luyện, học tập, sống có mục đích, lí tưởng, chủ động rời xa những cám dỗ của cuộc sống “nửa phố nửa thôn” với nhiều trò tiêu khiển vô bổ.

Đề tài chỉ đưa ra một hoạt động thực nghiệm là cuộc họp phụ huynh đầu năm nhưng cũng đã vận dụng được nhiều biện pháp để triển khai trong hoạt động đó. Theo tiến trình được tiến hành trong cuộc họp phụ huynh thì vai trò của GVCN và Cha mẹ học sinh đều được đề cao trong công tác giáo dục đạo đức, phẩm chất của học sinh. Vấn đề đặt ra là muốn giáo dục học sinh mình, con cái mình ngoan, giỏi thì phải tạo được mối quan hệ bền chặt giữa hai lực lượng chính là giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh. Mỗi bến đều phải xác định được ý thức, vai trò của mình và thống nhất, đồng hành “vì tương lai con em chúng ta” thì mới thành công được.

2. Đề xuất

Trên cơ sở những điều đã đạt được của đề tài nghiên cứu, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:

* Đối với Nhà trường:

Cần quan tâm hơn đến đội ngũ GVCN, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để GVCN có thể sát sao, quan tâm đến học sinh, đến hoàn cảnh gia đình và tâm sinh lí học sinh hơn. Cần có những khen thưởng thích đáng với những GVCN giỏi, tâm huyết như tuyên dương, tặng giấy khen, thưởng vật chất... để tạo thêm động lực cho các GVCN cống hiến, phát huy.

Triển khai những hoạt động thiết thực có sự tham gia, đóng góp của cha mẹ học sinh để thắt chặt mối quan hệ giữa Nhà trường – Gia đình học sinh.

* Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường cần đồng hành với GVCN theo dõi, quan tâm đến học sinh. Kịp thời báo với GVCN khi lớp đó có học sinh vi phạm, giúp GVCN tháo gỡ, giải quyết những khó khăn trong những tình huống học sinh vi phạm những lỗi nặng, hay liên tục vi phạm. Mặt khác, cùng với GVCN tạo nên những mối quan hệ tốt với cha mẹ học sinh, tạo niềm tin tưởng cho cha mẹ học sinh, cùng họ giải quyết những vấn đề khi con họ mắc lỗi, vi phạm.

* Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn

Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự tâm huyết với học sinh của mình, phải là linh hồn của lớp học mới tạo nên khối đoàn kết trong tập thể lớp. Luôn giữ liên lạc với cha mẹ học sinh, cập nhật nhanh tình hình lớp học của mình phụ trách trong từng giờ học, buổi học, báo cáo ngay cho cha mẹ học sinh nếu học sinh có những biểu hiện bất thường về sức khỏe, thái độ, ý thức học tập, rèn luyện, quan hệ bạn bè...

Giáo viên bộ môn không chỉ thực hiện nhiệm vụ dạy kiến thức mà còn phải chú ý đến ý thức, tư cách của học sinh trong tiết dạy học của mình. Nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định; báo cáo ngay với GVCN những trường hợp học sinh vi phạm, những biểu hiện không ổn từ phía học sinh để GVCN tìm hiểu nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.

Đề tài là tâm huyết của chúng tôi, mong rằng những ý kiến này sẽ đóng góp được phần nào trong việc tạo hứng thú và những việc làm thiết thực cho công tác chủ nhiệm. Trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý đồng nghiệp để đề tài sáng kiến

kinh nghiệm này đầy đủ hơn và có thể áp dụng có hiệu quả hơn nữa ở mọi môi trường và mọi địa bàn trong toàn tỉnh.

.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT – BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

2. Điều 91 Luật Giáo Dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) quy định về trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh

3. Lê Duy Hùng, Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 50/2013, tr. 29-37.

4. Phan Ngọc Quang, Giáo dục đạo đức trong nhà trường

Nguồn: https://www.giaoduc.edu.vn/giao-duc-dao-duc-trong-nha-truong-2.htm. 5. Nguồn: http://www. Google.com

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu SKKN giải pháp phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trong giáo dục phẩm chất, đạo đức học sinh THPT vùng biển cửa (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w