III. Giáo án minh họa
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và truyên ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi nói riêng.
8. Những thông tin cần được bảo mật : không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Điều kiện lớp học thoáng mát, sạch sẽ, cơ sở vật chất đầy đủ cho tiết học. Học sinh tích cực trong việc được giao nhiệm vụ.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến: kiến:
“Vận dụng phương pháp dạy học tích cực khi dạy truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi” là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Để thấy được hiệu quả của sáng kiến tôi đã tiến hành kiểm tra trên những yêu cầu giống nhau giữa những đối tượng học sinh của hai lớp có thái độ và năng lực học tập giống nhau và đã thu được kết quả như sau.
1. Tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài ở lớp 12A1 và đối chứng với lớp 12A5, đều là hai lớp học chương trình Ngữ Văn Ban cơ bản, trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học, năm học 2018-2019. Khi dạy bài học theo đổi mới PPDH thu được kết quả như sau:
- Giờ học trở nên sôi nổi: Học sinh thoải mái, tự tin, tìm tòi, khám phá và thảo luận để tìm ra những phương diện nghệ thuật đặc sắc làm nên giá trị của tác phẩm.
- Các em còn hào hứng phân tích, chứng minh sự hấp dẫn, sức cuốn hút của những phương diện nghệ thuật ấy đối với độc giả. Học sinh thấy bằng bút pháp nghệ thuật tài năng của nhà văn đã làm nên vẻ đẹp riêng cho tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” đồng thời thể hiện được phong cách truyện ngắn độc đáo của nhà văn- chiến sĩ Nguyễn Thi.
- Học sinh hiểu rõ hơn hiện thực đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh hùng, kiên cường, bất khuất của nhân dân miềm Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình cảm yêu nước, cách mạng, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Từ đó, HS rút ra những bài học thực tế quý báu:
+ Biết trân trọng yêu thương và cảm phục những con người bình thường mà trung hậu, dũng cảm đã đem máu xương để bảo vệ đất nước.
+ Biết xác định cho mình lý tưởng, mục đích học tập, rèn luyện để góp sức mình xây dựng và bảo vệ tổ quốc,…
+ Rút ra bài học kinh nghiệm khi đọc hiểu tác phẩm truyện: Cần chú trọng phân tích làm rõ các yếu tố nghệ thuật như nghệ thuật trần thuật, khắc hoạ tính cách
và phân tích tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú,...của các tác phẩm khi đọc hiểu văn bản.
2. Sau khi dạy thực nghiệm đối chứng ở bài học ở hai lớp 12A1, 12A5, tôi đã tiến hành cho cả hai lớp làm bài kiểm tra để đối chứng kết quả, trong 90 phút.
Đề: Những phương diện nghệ thuật đặc sắc làm nên vẻ đẹp độc đáo và sức hấp dẫn của truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
(Đáp án: Hs cần trình bày được)
* Các phương diện nghệ thuật đặc sắc: Bốn ý chính: - Tình huống truyện.
- Nghệ thuật trần thuật của tác phẩm.
- Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật. +Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
+ Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật.
* Tạo nên nét độc đáo của tác phẩm và ngòi bút của nhà văn
- Ngôn ngữ đậm đà màu sắc dân gian mà hiện đại.
- Lối kể chuyện tự nhiên như cách cảm, cách nghĩ của người nông dân Nam Bộ.
Kết quả kiểm tra:
Lớp Số
bài
Điểm 0- 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 – 10 SL TL SL TL SL TL SL TL 12A1 42 0 0% 26 62 % 15 35,7 % 1 2,3 % 12A5 42 2 4,7 % 28 68,8 % 12 28,5 % 0 0 %
-> Rõ ràng, việc áp dụng thực nghiệm đề tài đã tạo ra kết quả học tập cao hơn cho học sinh, đây là điều không chỉ học sinh mà giáo viên đều mong muốn.
PHẦN KẾT LUẬN
Từ đề tài trên có thể thấy, khám phá những phương diện nghệ thuật đặc sắc để tìm hiểu mọi giá trị của tác phẩm là một trong những con đường hữu hiệu để tiếp cận và cảm nhận văn bản văn học “Những đứa con trong gia đình ”. Từ đó các em không chỉ yêu mến truyện ngắn, nhà văn, mà còn có ý thức rèn luyện và lựa chọn lối sống đúng đắn, cao đẹp biết tiếp thu những gì mới mẻ tiến bộ, khoẻ khoắn, để sống đúng là chính mình, có ý nghĩa. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Học sinh nhớ nhiều, học nhiều là điều đáng khuyến khích nhưng đó quyết không phải là điều chủ yếu. Điều chủ yếu là dạy học sinh cách suy nghĩ sáng tạo. Chúng ta phải xem lại cách giảng dạy văn trong trường phổ thông của chúng ta, không nên
dạy như cũ bởi vì dạy như cũ thì không những việc dạy văn không hay mà việc đào tạo con người cũng không có kết quả. Vì vậy dứt khoát chúng ta phải có cách dạy khác, phải dạy cho học viên biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình và diễn tả suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất”. Chính vì vậy, thiết nghĩ, dạy học sinh biết suy nghĩ sáng tạo trong giờ đọc văn là điều cần thiết để từ đó góp phần trau dồi và hoàn thiện về tâm hồn, nhân cách của mỗi con người. Theo tôi, điều cốt yếu là người giáo viên trước hết cần có lòng yêu nghề, có sự nhiệt huyết và hiểu biết đầy đủ, vững vàng về từng đối tượng học sinh để có thể áp dụng những phương pháp phù hợp nhằm tạo ra sự tập trung, hứng thú, say mê của các em với mỗi giờ học, để thầy và trò cùng là những người đồng hành trên con đường khám phá tri thức.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu : Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Thái Học Giảng dạy 2 Nguyễn Thị Lợi Trường THPT Nguyễn Thái Học Giảng dạy
Vinh Yên, ngày tháng năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Vinh Yên, ngày 5 tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đổi mới giảng dạy văn trong nhà trường. (ĐHSP Huế- 2002).
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, ki năng môn Ngữ văn lớp 12 (NXBGD Việt Nam, 2010).
3. Ngữ văn 12 (sách giáo khoa và giáo viên chỉnh lý năm 2006- NXBGD). 4. Giaoan.violet.vn,…
5. Truyện và kí – NXB Văn học HN, 1978.
6. Văn bản Ngữ Văn lớp 12, gợi ý đọc hiểu và lời bình – NXB GD, 2007, Vũ Dương Quỹ- Lê Bảo.
7. Thiết kế bài giảng Ngữ văn, lớp 12- tập hai- NXB GD, 2008, Phan Trọng Luận (chủ biên).
8. Phân tích tác phẩm Ngữ Văn , lớp 12 – NXB GD, 2008, Trần Nho Thìn (chủ biên). 9. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT. H. 2014.