Tính bền vững của việc tái sử dụng bao bì plastic

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN vấn đề tái sử DỤNG BAO bì PLASTIC (Trang 52 - 59)

Mỗi năm trên thế giới sản xuất khoảng hơn 300 triệu tấn nhựa [3]. Thiên nhiên không thể giải quyết lượng rác thải nhựa ở một tốc độ đủ nhanh để ngăn chặn nguy cơ gây hại cho hệ sinh thái. Đặc biệt là trong đại dịch COVID-19 vừa qua theo thống kê của viện môi trường lượng rác thải nhựa năm 2020 có sự tăng vọt từ 1500 tấn lên đến hơn 6000 tấn mỗi ngày, nguyên nhân là do lượng thức ăn được giao về được chưa đựng trong các bao bì plastic.

Hình 3.14. mô hình kinh tế tuyến tính và mô hình kinh tế tuần hoàn

Bao bì nhựa chiếm đa số trong các loại bao bì, tuy nhiên nhựa là một vật liệu không bền vững, và nhựa chắc chắn là một vấn đề lớn, nhưng chúng không phải là một vấn đề tất yếu. Vấn đề chính là với mô hình kinh tế tuyến tính: hàng hóa được sản xuất, tiêu dùng, rồi thải bỏ. Mô hình này giả định tăng trưởng kinh tế vô tận nhưng không bền vững. Ngày nay với mục tiêu hướng tới tương lai bền vững, mô hình kinh tế tuyến tuyến dần bị loại bỏ, một mô hình kinh tế mới được áp dụng, đó là mô hình kinh tế tuần hoàn, song song đó các loại bao bì nhựa tái sử dụng cũng trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Mô hình kinh tế tuần hoàn vận hành như một chu trình khép kín, trong đó tận dụng tất cả những gì phát sinh trong quá trình sản xuất thông qua phân loại, tái sử dụng, tái chế. Trong nền kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng đóng một vai trò then chốt. ở đây tái sử dụng còn đóng một vai trò như một bước chuyể giao giữa tiêu dùng và tái chế, bằng việc tái sử dụng các bao bì nhựa, sẽ phát huy được hết công năng của chúng, giảm bớt các gánh nặng tài nguyên môi trường. Ví dụ,nếu bạn tái sử dụng một chai nước 5 lần, tức là bạn đã giảm được 5 vỏ chai nhựa bị thải bỏ ra ngoài môi trường, hay tiết kiệm một lượng năng lượng cần thiết để sản xuất hoặc tái chế.

Tuy nhiên nhiều người vẫn lo ngại về mức độ an toàn của nhựa, vậy thay vì tái sử dụng lại bao bì nhựa tại sao không, loại bỏ và thay thế nhựa bằng vật liệu khác?

Vấn đề này gây rất nhiều tranh cãi, nếu xét theo lợi ích ngắn hạn, giấy có thể thân thiện với môi trường hơn. Nhưng khi được xem xét trong toàn bộ vòng đời của bao bì, giấy và bìa cứng thì

lại thấy có nhiều vấn đề hơn, năng lượng tiêu thụ cho sản xuất bao bì giấy và bìa cứng cũng như khí nhà kính tạo ra từ quá trình sản xuất cao hơn nhiều so với các sản phẩm tương đương bằng nhựa của chúng. Sản xuất bìa cứng gần như là cách sử dụng năng lượng công nghiệp lớn thứ ba trên hành tinh. Nếu như việc sản xuất nhựa làm tiêu hao tài nguyên dầu mỏ thì việc sản xuất giấy và bìa cứng cũng biến nhiều cánh rừng thành các đồi trọc. Mối quan tâm thứ hai là nhiều sản phẩm giấy và bìa cứng sẽ phân hủy yếm khí ở các bãi chôn lấp, trong quá trình này tạo ra khí nhà kính, CH4. Song song đó, một điều chắc chắn rằng, nhựa không bị thối rữa, ẩm mốc.

Bảng 3.1. So sánh mức tiêu thụ năng lượng và tác động đến môi trường giữa sản xuất bao bì giấy và nhựa(số lượng 1000 túi)

Ô nhiễm không khi do đốt rác

Còn nếu chúng ta hoàn toàn loại bỏ việc sử dụng nhựa, hậu quả sẽ không chỉ đơn thuần là sự gián đoạn trong tăng trưởng kinh tế mà cơ hội để chúng ta xây dựng một tương lai chung bền vững cũng sẽ không còn. Ví dụ, nhựa đang đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống, từ bao gói, cung cấp thực phẩm và nước uống sạch cho đến sản xuất các thiết bị y tế. Không chỉ vậy, các sản phẩm nhựa còn góp phần giúp người khuyết tật có một cuộc sống tốt hơn. Nói tóm lại, cho dù là ô nhiễm nhựa, hay loại bỏ hoàn toàn nhựa, cuộc sống của chúng ta sẽ đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Ngoài ra tái sử dụng cũng mở khóa tiềm năng và hướng tới một tương lai bền vững hơn cho ngành nhựa, ngành bao bì,...Nhờ tính bền vững có tác động đáng kể lên nhận thức về thương hiệu Các nhà sản xuất không ngừng nỗ lực tìm ra các giải pháp để cải tiến bao bì nhựa có khả năng tái sử dụng, kéo dài tuổi thọ và gia tăng số lần tái sử dụng của bao bì.bởi nó giúp giảm bớt các gánh nặng về ô nhiễm chất thải nhựa, đồng thời góp phần xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn cho chất liệu nhựa.

KẾT LUẬN

Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, và không ai có thể đảm bảo rằng tất cả mọi người đều sẽ tái sử dụng lại bao bì plastic hoặc chí ít là tái sử dụng đúng cách, nhưng việc tái sử dụng bao bì plastic trong những năm qua ngày càng được đề cao và quan tâm hơn, điều này đã đem lại nhiều tác động tích cực, lượng rác thải nhựa dần được giảm bớt, hệ sinh thái dần được cải thiện. Theo quan điểm của nhóm, tái sử dụng bao bì mang tính bền vững và hiệu quả hơn so với phương pháp tái chế hoặc thay thế plastic bằng vật liệu giấy, khi bạn tái sử dụng thay vì tái chế hay sản xuất bao bì giấy, bạn sẽ tiết kiệm được tất cả năng lượng cần thiết để sản xuất các sản phẩm đó. Điều này cũng làm giảm ô nhiễm và chất thải vì nhu cầu về nguyên liệu thô giảm, giúp tiết kiệm nước và nguồn tài nguyên rừng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] M. H. Mansour and S. A. Ali, “Reusing waste plastic bottles as an alternative sustainable building material,” Energy Sustain. vol. 24, pp. 79–85, 2015, doi:

10.1016/j.esd.2014.11.001.

[2] D. Twede and R. Clarke, “Supply chain issues in reusable packaging,” J. Mark. Channels,

vol. 12, no. 1, pp. 7–26, Oct. 2005, doi: 10.1300/J049V12N01_02.

[3] “Global plastic production 1950-2020 | Statista.” https://www.statista.com/statistics/282732/global-production-of-plastics-since-1950/ (accessed 10-01-2021).

[4] H. Pålsson, C. Finnsgård, and C. Wänström, “Selection of packaging systems in supply chains from a sustainability perspective: The case of volvo,” Packag. Technol. Sci., vol. 26, no. 5, pp. 289–310, Aug. 2013, doi: 10.1002/PTS.1979.

[5] Jambeck, J. R., Geyer, R., Wilcox, C., Siegler, T. R., Perryman, M., Andrady, A., ... & Law, K. L. (2015). “Plastic waste inputs from land into the ocean”. Science, 347(6223), 768-771.

[6] L. Rigamonti, L. Biganzoli, and M. Grosso, “Packaging re-use: a starting point for its

quantification,” J. Mater. Cycles Waste Manag., vol. 21, no. 1, pp. 35–43, Jan. 2019, doi: 10.1007/S10163-018-0747-0.

[7] M. Cordella, A. Tugnoli, G. Spadoni, F. Santarelli, and T. Zangrando, “LCA of an Italian lager beer,” Int. J. Life Cycle Assess., vol. 13, no. 2, pp. 133–139, Mar. 2008, doi: 10.1065/LCA2007.02.306.

[8] M. Levi, S. Cortesi, C. Vezzoli, and G. Salvia, “A comparative life cycle assessment of

disposable and reusable packaging for the distribution of italian fruit and vegetables,” Packag. Technol. Sci., vol. 24, no. 7, pp. 387–400,

[9] M. Susan Brewer. 1992. “Reusing Food Packaging . . .Is It Safe?” Pp 4 – 5 [10] Marianne Gilbert. “Chapter 1 Plastics Materials Introduction and Historical Development. Brydson's Plastics Materials”. Elsevier. 2017. Pp 1-18.

[11]Muralisrinivasan Natamai Subramanian. Chapter 2: Plastics Materials, “The Basics of Troubleshooting in Plastics Processing: An Introductory Practical Guide”. Scrivener Publishing

[12]Nguyễn Thị Minh Thương và cộng sự. Thực trạng sử dụng đồ nhựa dùng một lần và một số yếu tố liên quan ở người dân thành phố huế năm 2020. Tạp chí y học dự phòng. Tập 31, số 6 2021. DOI: 10.51403/0868-2836/2021/381.

[13] P. M. Coelho, B. Corona, R. ten Klooster, and E. Worrell, “Sustainability of reusable

packaging–Current situation and trends,” Resour. Conserv. Recycl. X, vol. 6, p. 100037, May 2020, doi: 10.1016/J.RCRX.2020.100037.

[14] P. Panyakapo and M. Panyakapo, “Reuse of thermosetting plastic waste for lightweight,”

[15] no. 9, pp. 1581–1588, 2008, doi: 10.1016/j.wasman.2007.08.006.

[16] R. Accorsi, A. Cascini, S. Cholette, R. Manzini, and C. Mora, “Economic and

environmental assessment of reusable plastic containers: A food catering supply chain case study,”

Int. J. Prod. Econ., vol. 152, pp. 88–101, Jun. 2014, doi: 10.1016/J.IJPE.2013.12.014.

[17]S. P. Singh, V. Chonhenchob, and J. Singh, “Life cycle inventory and analysis of re-usable plastic containers and display-ready corrugated containers used for packaging fresh fruits and vegetables,” Packag. Technol. Sci., vol. 19, no. 5, pp. 279–293, Sep. 2006, doi: 10.1002/PTS.731.

[18]Thang, N. T., Anh, D. T. P., & Anh, N. T. N. (2021). “Policy and Legislations on Microplastics Pollution Management in Vietnam”. VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, 37(2).

[19] TS. Hoàng Văn Chuyển. “Bài giảng bao bì thực phẩm”. 2021. Pp 75-89.

[20] V. A. Lofthouse, T. A. Bhamra, and R. L. Trimingham, “Investigating customer

perceptions of refillable packaging and assessing business drivers and barriers to their use,”

Packag. Technol. Sci., vol. 22, no. 6, pp. 335–348, Oct. 2009, doi: 10.1002/PTS.857.

[21]V. Duan, “Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới,” Tạp chí Ban Tuyên Giáo Trung Ương, Oct. 18, 2021. https://tuyengiao.vn/khoa-giao/moi-truong/viet-nam-nam-trong-so-20-quoc-gia-co-luong- rac-thai-lon-nhat-va-cao-hon-muc-trung-binh-cua-the-gioi-136175 (accessed 10-22- 2021).

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN vấn đề tái sử DỤNG BAO bì PLASTIC (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w