2.2.1. Thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 ra đời đánh dấu sự đổi mới tư duy từ quản lý trực tiếp sản phẩm sang quản lý cả quá trình sản xuất ra sản phẩm. Đây được xem là một chính sách quan trọng của Luật ATTP; theo đó,việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được xác định theo hướng quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định cụ thể như sau:
Trang 42
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm;
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm;
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương” [36].
Pháp luật về an toàn thực phẩm đã có bước tiến vượt bậc trong việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ngành quản lý ATTP trên thị trường, tránh được sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành. Với việc giao cho 03 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y Tế và BộCông Thương đã hình thành hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm từ trung ương tới tỉnh, huyện và xã/phường/thị trấn. Hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm này giúp cho việc thực thi quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo chuỗi, và giúp kiểm soát an toàn thực phẩm tại nơi phát sinh ra mối nguy hại, tạo thuận lợi để phát huy hiệu lực và hiệu quả quản lý.
Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương đã phối hợp và thống nhất ban hành Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT- BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế quản lý 09 sản phẩm/nhóm sản phẩm gồm: nước uống đóng chai; nước khoáng thiên nhiên; thực phẩm chức năng; các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; phụ gia thực phẩm; hương liệu thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; đá thực phẩm. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý 19 sản phẩm/nhóm sản phẩm, bao gồm: ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt;thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư); rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ quả; trứng và
Trang 43 các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gien; gia vị; đường; chè; cà phê; ca cao; hạt tiêu; điều; nông sản thực phẩm khác; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ Công thương quản lý 08 sản phẩm/nhóm sản phẩm: bia; rượu, cồn và đồ uống có cồn; nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; bột, tinh bột; bánh, mứt, kẹo; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Trên cơ sở phân định thẩm quyền quản lý đối với sản phẩm/nhóm sản phẩm, 03 Bộtrên cũng đã ban hành các văn bản quy định phân cấp cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ quản lý theo hệ thống ngành dọc, làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện quản lý nhà nước về ATTP.
Công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và Thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 01/12/2011 triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới ”. UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch số 4118/KH-UBND ngày 25/7/2012 triển khai thực hiện Kế hoạch số 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; ban hành Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2012-2015; Chỉ thị số 12/CT-UBND năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng vật
Trang 44 tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn Tỉnh và các văn bản phân định trách nhiệm, cơ chế phối hợp, cụ thể:
+ Đối với các lĩnh vực do ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý: Căn cứ Thông tư số 45/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND Tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2489/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 “Về việc phân công cơ quan thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 45/TT-BNNPTNT ngày
03/12/2014 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, theo đó, giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện kiểm tra các đối tượng sau: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản do cấp Trung ương, tỉnh, huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Phòng đăng ký kinh doanh tại Khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn; trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm ngành hàng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của nhiều cơ quan cấp tỉnh, căn cứ điều kiện thực tế và năng lực các cơ quan kiểm tra, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành khác có liên quan để tổ chức thực hiện [44].
Căn cứ Thông tư số 51/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND Tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2490/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 “Về việc phân công quản lý các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản ban đầu nhỏ lẻ theo Thông tư số 51/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh”, theo đó,
Trang 45 giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê các loại hình cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; tổ chức tập huấn, hướng dẫn điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với từng loại hình cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, thực hiện ký cam kết với từng cơ sở; tiến hành kiểm tra và xử lý cơ sở vi phạm cam kết theo quy định [45].
+ Đối với các lĩnh vực do ngành y tế quản lý: căn cứ Điều 8, Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế “hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” quy định: “…2. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụăn uống có quy mô kinh doanh từ 50 - 200 suất ăn/lần phục vụ; 3. Trạm y tế xã, phường, thị trấn quản
lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50 suất
ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn đường phố”. UBND Tỉnh Đắk Lắk cũng đã ban hành công văn chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện theo phân cấp tại Thông tư 47.
+ Đối với các lĩnh vực do ngành Công thương quản lý:
Căn cứ Thông tư số 46/TT-BCT ngày 28/12/2012 của BộCông thương “Quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công
Thương”, Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công thương “quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương” và Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương “quy định điều kiện
đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương”, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 “Ban hành quy
Trang 46
quản lý nhà nước của ngành công thương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, theo đó, tại Điều 4 của Quy định nêu cụ thể: phân cấp cho UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các đối tượng sau: các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm: rượu, bia, nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột; bánh, mứt, kẹo; dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên; cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành công thương trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
1. Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ được cơ quan đăng ký kinh
doanh thuộc UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ bao gồm cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong các chợ (trừ chợ đầu mối và chợ đấu giá nông sản) được cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối
tượng đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Buôn bán hàng rong (là đối tượng kinh doanh thực phẩm không
có địa điểm kinh doanh cốđịnh).
5. Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định (là các hộ kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu sử dụng các trang thiết bị, dụng cụđể duy trì các yêu cầu về nhiệt độ, độẩm, ánh sáng và các yếu tố
bảo quản khác theo yêu cầu của nhà sản xuất nhằm bảo đảm chất
lượng, an toàn thực phẩm).
* Việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện
Trang 47 Trên cơ sở phân định thẩm quyền của UBND Tỉnh, UBND Thành phố Buôn Ma Thuột đã cụ thể hóa việc thực hiện quản lý nhà nước về ATTP cho các phòng chuyên môn thuộc UBND Thành phố cụ thể như sau:
+ Đối với lĩnh vực ATTP do ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý: Giao Phòng Kinh tế Thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở NN&PTNT Tỉnh và các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP thuộc Sở NN&PTNT Tỉnh, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản đóng trên địa bàn Thành phố, trong đó chú trọng các cơ sở sản xuất, chế biến, rang xay cà phê, nhằm giữ vững uy tín, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đối với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Phòng Kinh tế Thành phố đang triển khai thực hiện Công văn số 1960/UBND-VP ngày 18/9/2015 của UBND Thành phố về việc rà soát, thống kê các loại hình cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo Thông tư số 51/TT- BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; tổ chức tập huấn, hướng dẫn điều kiện đảm bảo ATTP đối với từng loại hình cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, thực hiện ký cam kết với từng cơ sở. Dự kiến triển khai ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trong năm 2017.
+ Đối với lĩnh vực ATTP do ngành y tế quản lý: Ngày 08/4/2015 UBND Thành phố Buôn Ma Thuột ban hành Công văn số 597/UBND-YT giao Phòng Y tế Thành phố quản lý các cơ sởkinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể có quy mô suất ăn nhỏ, vừa từ 50-200 suất ăn/lần phục vụ; ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể tại các trường học có suất ăn phục vụdưới 200 suất/lần phục vụ và xác nhận kiến thức an toàn thực
Trang 48 phẩm cho chủcơ sở, người trực tiếp chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụăn uống.
+ Đối với lĩnh vực ATTP do ngành công thương quản lý: do các văn bản phân cấp, hướng dẫn triển khai thực hiện của Trung ương chậm ban hành nên một sốlĩnh vực đến cuối năm 2016, đầu năm 2017 UBND Tỉnh mới phân cấp về cho UBND cấp huyện.
* Công tác phối hợp thực hiện:
Để phối hợp, chỉđạo triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động bảo đảm ATTP trên địa bàn, UBND Thành phốđã ban hành quy chế phối hợp liên ngành giữa các phòng, ban Thành phố với Ủy ban nhân dân các phường, xã và các đơn vị liên quan trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủtướng Chính phủ về việc “tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”, Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm (còn gọi là Ban chỉ đạo 08) phân công Phó chủ tịch UBND Thành phố phụ trách văn xã làm Trưởng ban, Trưởng phòng Y tếlàm Phó trưởng ban Thường trực, thành viên ban chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể thành phố. Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và chỉđạo triển khai thực hiện các chủtrương, chính sách của Đảng, nhà nước về ATTP, sơ kết, tổng kết các kế hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn về ATTP tại địa phương.
Phòng Y tế hiện đã tham mưu cho UBND Thành phố quyết định kiện toàn lại Ban chỉ đạo liên ngành ATTP theo tinh thần Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủtướng Chính phủtheo đó Chủ tịch UBND Thành phố trực tiếp làm nhiệm vụTrưởng ban chỉđạo liên ngành an toàn thực phẩm; chủ
Trang 49 động tổ chức lực lượng, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn [43].
Công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ATTP được tổ chức chặt chẽ, thường xuyên giữa các phòng, ban, mặt trận, đoàn thể Thành phố. Việc phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm đối với các cơ quan trên địa bàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: