Tác hại của tái sử dụng không đúng cách

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VẤN ĐỀ TÁI SỬ DỤNG BAO BÌ PLASTIC (Trang 39 - 43)

Khi tái sử dụng sai cách các bao bì plastic sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với người tiêu dùng, đặc biệt nhất là sức khỏe người tiêu dùng. Một số trường hợp tái sử dụng sai cách và sử dụng quá hạn tuổi thọ của bao bì chiếm tỉ trọng lớn nhất. Phổ biến nhất là người tiêu dùng tái sử dụng các loại bì dùng một lần như các loại chai nước giải khát, túi nilong,….

Đối với các loại nhựa sử dụng một lần thì có thể chưa các chất hóa dẻo, phẩm màu, chì, cadimi… sẽ lây nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng. Các chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ con người. Hợp chất Bisphenol-A (BPA) là một hoá chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate như hộp đựng thức ăn, bình sữa trẻ em, đồ chơi… Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học và Cơ quan Quốc tế nghiên cứu về ung thư chỉ rằng BPA là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao, ngoài ra BPA còn có tác động làm não chậm phát triển, gây rối loạn nội tiết, vô sinh..

Một nghiên cứu được tiến hành trên 820 người dân đang sinh sống tại thành phồ Huế từ tháng 12/2019 – 5/2020 nhằm mô tả thực trạng sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần hiện nay. Kết quả thống kê của bài khảo sát cho thấy hầu hết các hộ gia đình đều sử dựng đồ nhựa ít nhất một lần trong ngày. Trong đó túi nilong được người dân sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất với 92,8% (trung bình 5,3 túi/ngày). Trong số 820 người được khảo sát thì có đến 58,7% người dân có thói quen tái sử dụng đồ nhựa dùng một lần và đặc biệt chai nhựa được tái chế nhiều nhất với gần 89,6% người sử dụng[12].

34

3.4.Các loại nhựa có thể sử dụng

Bảng 3.1. Ký hiệu và ứng dụng của các loại nhựa

Ký hiệu nhựa và loại nhựa Sản phẩm được tạo ra từ nhựa nguyên sinh

Polyethylene terephthalate

Chai đựng nước, nước ngọt, nước xốt salad, bơ đậu phộng, và dầu thực vật, hộp đựng trứng, thảm và vải cho áo phông, áo khoác, túi

tote, v.v.

High-density polyethylene

Hộp sữa và nước trái cây, hộp đựng chất tẩy rửa, chai sữa tắm,và container chở hàng, đồ

chơi,…

Polyvinyl chloride

Vật liệu đóng gói, ống nhựa, ván sàn, các sản phẩm dây và cáp, túi đựng máu và ống y tế,…

Low-density polyethylene

Tã lót dùng một lần, vỏ bọc cáp, màng bọc co và màng dẻo, túi nhựa, hộp,…

Polypropylene

Chai đựng thuốc, ống hút, hộp đựng sữa chua, bơ và

bồn ngâm bơ thực vật, phụ tùng ô tô và thảm

Polystyrene

Hộp đựng trứng, cốc, hộp đựng thực phẩm, nĩa nhựa và xốp bao bì

Tất cả các loại nhựa hoặc hỗn hợp khác nhựa

Đĩa CD, nhựa hỗn hợp hoặc bao bì nhựa nhiều lớp,…

35

Hình 3.1. Ký hiệu và ứng dụng của các loại nhựa

Hầu hết các sản phẩm nhựa được dán nhãn với biểu tượng tái chế với một số (1-7) trong vòng tam giác với các mũi tên nối đuôi nhau, tất cả đều có thể tái chế sau khi sử dụng. Tuy nhiên không phải tất cả chúng đều an toàn để có thể tái sử dụng.

Hộp đựng bằng nhựa số 1 – polyethylene terephthalate (PET), mặc dù FDA đã tuyên bố rằng loại nhựa này an toàn để sử dụng 1 hoặc nhiều lần tuy nhiên theo hướng dẫn về nhựa của Sierra Club (tổ chức môi trường quần chúng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất tại Mỹ) không nên tái sử dụng loại nhựa này để chứa đụng thực phẩm, thay vì tái sử dụng hãy tái chế những hộp đựng này.

Tương tự như vậy, với nhựa 3 6 và 7 không được tái sử dụng lại những bao bì được làm từ ba loại nhựa này vì theo NIEHS (Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia), nó có thể chứa BPA, đây là chất có khả năng phá hủy nội tiết tố làm tăng khả năng gây ung thư và nhiều loại bệnh nguy hiểm khác ở người.

Các loại nhựa an toàn nhất để tái sử dụng tại nhà là nhựa 2, 4 và 5. Nhựa số 2 – HDP là loại nhựa dùng để sản xuất các loại bình nhựa cứng, loại nhựa này an toàn và không thải ra các chất độc hại; số 4 – LDPE là loại nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp, loại nhựa này tương đối an toàn tuy nhiên càn tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng các chất độc hại; số 5 – PP chịu được nhiệt độ trên 1000C.

36

3.5.Các phương pháp tái sử dụng

3.5.1.Tái sử dụng để chứa đựng

Thay vì sử dụng gallon, chai hoặc thùng nhựa rất thích hợp để chứa sơn, chúng tiện lợi và bớt cồng kềnh hơn. Hoặc cũng có thể sử dụng các chai, thùng chứa bằng nhựa để chứa đựng những vật liệu trong nhà kho, gara như ốc, vít, phụ kiện,… giúp cho không gian trở nên gọn gàng hơn

Các loại hộp hoặc chai nhựa cũng có thể tái sử dụng để chứa các loại thực phẩm như bánh, kẹo, các loại hạt hoặc các loại gia vị, các loại sốt,….

Hình 3.2. Sử dụng lọ nhựa chứa thực phẩm

Hình 3.3. Khay đựng dụng cụ bằng nhựa

Một số lưu ý khi tái sử dụng nhựa để chứa đựng

Trong đó các loại này đều an toàn để bảo quản thực phẩm và có thể được tái sử dụng cho đến khi chúng bắt đầu có dấu hiệu hao mòn. Nếu như hộp nhựa bắt đầu trầy xước hoặc đổi màu, tốt nhất là nên tái chế chúng để ngăn chặn bất kỳ hóa chất nào xâm nhập vào bên trong thực phẩm.

37

Lưu ý rằng chỉ tái sử dụng các loại bao bì nhựa an toàn, tuyệt đối không sử dụng các loại bao bì phi thực phẩm để chứa đựng thực phẩm[9].

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VẤN ĐỀ TÁI SỬ DỤNG BAO BÌ PLASTIC (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)