Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự từ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 107)

từ thực tiễn tỉnh ĐắkLắk

3.2.1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự

Ngày 25/11/201 , tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Ngày 18/7/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP để hướng dẫn thi hành Luật. Việc ban hành Luật, Nghị định, Thông tư liên tịch, Thông tư đã tạo ra hệ thống pháp luật thi hành án cơ bản đồng bộ, từ chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức bộ máy; trình tự, thủ tục

tổ chức thi hành án… Trên cơ sở đó, việc tổ chức thi hành Luật đã đạt được

nhiều kết quả quan trọng, nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò của công tác thi hành án dân sự được nâng lên rõ rệt; vị thế cơ quan Thi hành án dân sự được nâng lên một bước; nhờ đó, kết quả công tác thi hành án dân sự đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả khả quan.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, Luật sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn,

vướng mắc nhất định, như

- Có những vấn liên quan đến Luật Thi hành án dân sự, những vấn đề

liên quan đến Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định còn thiếu, chưa rõ, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Có những vấn đề đã được Luật, Nghị định quy định và các văn bản

hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cơ quan Thi hành án

dân sự địa phương còn lúng túng, còn có cách hiểu khác nhau, chưa thống nhất.

định, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thi hành án.

- Có những vấn đề liên quan đến các văn bản khác có liên quan cần sửa

đổi, bổ sung cụ thể (như Luật Tương trợ Tư pháp năm 2007; Nghị định số

110/2013/NĐ-CP (được Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 1 /8/2015 sửa

đổi bổ sung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện công việc phải làm theo bản án); Thông tư liên tịch số

03/2012/TTLT-BTP-BCA, ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an cần bổ sung quy định lực lượng Công an phối hợp bảo vệ cưỡng chế, tạm giữ tài sản

trong thi hành án dân sự;Thông tư số 08/2015/TT-BTP về hệ thống mẫubiểu).

Nhằm góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nêu trên, thể chế pháp luật về thi hành án dân sự cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, cụ thể như

3.2.1.1. Về kê biên tài sản

Việc viện dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 98 Luật thi hành án dân sự là

không phù hợp, cụ thể

“2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp

hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:

a)....…

b)...

c) Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này”. [57, tr.50].

Trong trường hợp này, Chấp hành viên chủ động ký Hợp đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp thi hành án chủ động theo khoản 2 Điều 36 Luật (khoản 1 Điều 36 của Luật quy định về ra quyết định thi hành án theo đơn yêu

cầu). Do vậy, phảisửa khoản 2Điều 98 Luật thi hành án dân sự cho phù hợp.

Khoản 2 Điều 110 Luật thi hành án dân sự quy định về quyền sử dụng đất được kê biên, bán đấu giá để thi hành án

2. Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó” [57, tr.55].

Tuy nhiên, Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng

cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, theo đó: “a)

Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này” [56, tr.55].

Như vậy, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 110 Luật thi hành án dân

sự có sự mâu thuẫn với quy định của Luật Đất đai, gây khó khăn cho Chấp

hành viên khi kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án.

3.2.1.3. Những vấn đề khác chưa có quy định Về chuyển giao nghĩa vụ thi hành án

Luật Thi hành án dân sự quy định trường hợp thi hành nghĩa vụ về tài

sản mà người phải thi hành án chết; tuy nhiên, đối với trường hợp người có

quyền lợi nghĩa vụ liên quan đứng tên chủ sở hữu, sử dụng tài sản đảm bảo thi hành án chết (trong các vụ việc tín dụng, ngân hàng) thì luật chưa có quy định. Việc tài sản đảm bảo thi hành án là tài sản thế chấp đứng tên sở hữu, sử dụng của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được thông qua hợp đồng ủy quyền hoặc bảo lãnh. Theo quy định của Luật dân sự khi bên ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt; trường hợp bên bảo lãnh là cá nhân chết thì bảo lãnh chấm dứt, nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển giao cho người thừa kế. Theo đó, có thể thấy khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng tên chủ sở hữu, sử dụng tài sản đảm bảo thi hành án chết được xác định là sự kiện

pháp lý ảnh hưởng đến việc xử lýtài sản đảm bảo thi hành án, nhưng Luật sửa đổi, bổ sung không quy định cụ thể đã ảnh hưởng đến quá trình thi hành án.

Về thi hành quyết định giám đốc thẩm

Khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2011 và Điều 3 3 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, theo đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án; sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 201 chưa quy định về thi hành quyết định giám đốc thẩm hủy một phần và sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án.

Về phối hợp bảo vệ tạm giữ tài sản

Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Bộ

Tư pháp và Bộ Công an chỉ quy định về phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự, chưa quy định hỗ trợ Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài

sản. Do đó, cần có sự nghiên cứu để bổ sung quy định lực lượng Công an

phối hợp bảo vệ cưỡng chế, tạm giữ tài sản trong thi hành án dân sự.

Bên cạnh đó, có thể nói rằng, trong tổ chức cưỡng chế thi hành án, thì Chấp hành viên là người đóng vai trò trung tâm. Hiệu quả tổ chức cưỡng chế

thi hành án một phần phụ thuộc vào hiệu quả tác nghiệp của Chấp hành viên,

và muốn Chấp hành viên tác nghiệp đạt hiệu quả cao, thì quyền hạn được

pháp luật trao cho Chấp hành viên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Quy định về

quyền hạn của Chấp hành viên hiện nay tuy cơ bản đã đầy đủ, nhưng chưa có

cơ chế bảo đảm cho các quyền này phát huy hiệu quả, nhất là khi Chấp hành viên yêu cầu đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc cơ quan,

tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các nội dung công việc có liên quan

hiện, thực hiện không đầy đủ, không đúng yêu cầu, làm ảnh hưởng đến tiến

độ, kết quả, chất lượngvà hiệu quảtổ chức thi hành án.

3.2.2. Xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong quá trình cưỡng chế thi hành án dân sự

Hiện nay, pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự tuy đã có các quy

định về trách nhiệm của các chủ thể trong cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, trách nhiệm chủ yếu vẫn là của Chấp hành viên, nếu Chấp hành viên vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự thì sẽ bị xử lý theo quy định. Trong khi đó, trách nhiệm của các bên đương sự, đặc biệt là trách nhiệm của người phải thi hành án tuy có quy định, nhưng những quy định này chưa

mang tính ràng buộc, chưa có chế tài đủ mạnh, chưa đề cao tính nghiêm khắc

và nghiêm minh, nên chưa phát huy được tính răn đe và hiệu quả thực thi

quyền lực nhà nước trong thi hành án dân sự, dẫn đến rất nhiều trường hợp ý

thức tuân thủ pháp luật của một số tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành án, nhất là của người phải thi hành án chưa cao, có trường hợp cố tình chây ỳ, tẩu tán tài sản, thậm chí là chống đối quyết liệt, gây khó khăn cho việc

tổ chức thi hành án; nhiều trường hợp cố tình khiếu nại vượt cấp nhằm mục

đích kéo dài thời gian thi hành án, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án; nhiều

trường hợp đương sự không hợp tác, nhiều cơ quan hữu quan không phối hợp,

không thực hiện trách nhiệm của mình đã được pháp luật quy định.

Vì vậy, pháp luật về thi hành án dân sự cần tiếp tục được hoàn thiện, cần

đề cao tính nghiêm khắc và nghiêm minh trong thi hành án dân sự, quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia quá trình tổ chức thi hành án, nhất là cần làm rõ thêm trách nhiệm của người phải thi hành án, trách nhiệm của

người được thi hành án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

3.2.3. Nâng cao năng lực thực thi công vụ của Chấp hành viên

Để nâng cao năng lực cho Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành

án dân sựtrong tổ chức thực hiện việc kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án, cần thực hiện các giải pháp sau đây

Thứ nhất, cần tổ chức tập huấn chuyên sâu về nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản để thi hành án, các quy định của pháp luật

có liên quan.

Thứ hai,tổ chức kiểm tra các hoạt động kê biên, xử lý tài sản để thi hành án, nhất là các vụ việc có giá trị lớn. Kịp thời phát hiện các sai sót để khắc phục, thông tin rộng rãi, phổ biến các dạng sai sót, vi phạm, tồn tại, hạn chế trong tác nghiệp thi hành án trong toàn hệ thống để Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án tổ chức nghiên cứu, đối chiếu và rút kinh nghiệm chung.

Thứ ba, tập trung chỉ đạo Chấp hành viên thực hiện tốt công tác xác minh

điều kiện thi hành án của đương sự. Trong đó, tập trung xác minh, làm rõ các

thông tin về tài sản, trên cơ sở đó, làm việc với cơ quan nhà nước quản

lýchuyên ngành để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh, làm

rõ trường hợp nào có thể kê biên thì áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản đảm bảo thi hành án và trường hợp nào không thực hiện được việc kê biên thì

cần kịp thời báo cáo, phối hợp với cơ quan hữu quan hoặc có biện pháp giải

quyết phù hợp, đúng quy định.

3.2.4. Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có trách nhiệm trong cưỡng chế thi hành án dân sự

Để công tác thi hành án dân sự, nhất là trong tổ chức cưỡng chế thi hành án đạt hiệu quả, thì các cơ quan có trách nhiệm liên quan phải phối hợp chặt

chẽ, nhịp nhàng và đồng bộ, giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn

phát sinh trong việc phối hợp, đặc biệt là trong tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Các cơ quan có liên quan đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc phối hợp các cơ quan có liên quan và tổ chức cưỡng

chế thi hành án dân sự. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

ngành, đơn vị mình, các cơ quan hữu quan phải có trách nhiệm chỉ đạo hoặc

đề xuất chỉ đạo đối với tập thể, cá nhân thuộc ngành, đơn vị mình phối hợp

chặt chẽ với cơ quan Thi hành án dân sự. Cùng tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn

vị mình xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến chỉ đạo việc tổ chức

phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự; chỉ đạo việc tổ

chức cưỡng chế thi hành án dân sự thuộc chức năng quản lý của ngành, đơn vị

mình để phối hợp thực hiện.

3.2.5. Đẩy mạnh xã hội hóa thi hành án dân sự

Việc triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại giúp cơ quan Thi hành

án dân sự giảm tải được các công việc về tống đạt văn bản thi hành án, xác

minh điều kiện thi hành án. Hoạt động trực tiếp tổ chức thi hành án của Thừa

phát lại góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan Thi hành án

dân sự, tạo cơ chế vừa phối hợp, hỗ trợ vừa cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thi hành án, góp phần hạn chế một số tiêu cực trong hoạt động thi hành án. Từ vai trò, tác động của việc thực hiện chế định Thừa phát lại có thể thấy, mô hình này là cần thiết cho người dân, xã hội nói chung, cho hoạt động Tư

pháp nói riêng. Hiệu quả hoạt động Thừa phát lại bước đầu đã cho thấy đây là

một hướng đi đúng về xã hội hóa hoạt động Tư pháp, hoạt động thi hành án

dân sựmà chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.

3.2.6. Các giải pháp riêng cho tỉnh Đắk Lắk

Nhóm giải pháp thứ 01: Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Chấp hành viên của tỉnh.

Thực hiện phương châm “đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, yêu cầu cán bộ, công chức toàn Ngành Thi hành án

dân sự của tỉnh phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện nghiêm túc quy chế làm

việc, quy định những điều cán bộ, công chức không được làm, bộ chuẩn mực

đạo đức nghề nghiệp của Chấp hành viên.

Tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ cho đội ngũ Chấp hành viên; Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong công tác cho Chấp hành viên, công chức thi hành án. Những Chấp hành viên trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp còn yếu, tiếp tục bố trí cho đi học hoặc buộc tự học lại chương trình nghiệp vụ Chấp hành viên, đồng thời tăng cường bồi dưỡng phát triển nguồn Chấp hành viên mới.

Tổ chức và động viên các Chấp hành viên đăng ký thi Chấp hành viên giỏi bằng các sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt có giá trị thực tiễn. Từng bước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 107)