* Hệ thống đứt gãy: Khu vực nghiên cứu nằm trong á địa khu Phan Si Pan có các đá móng két tinh lộ ra trong các cấu tạo dạng tuyến phương Tây Bắc - Đông Nam xếp vào hệ tầng Suối Chiếng và hệ tàng Sin Quyền. Các đá của hai hệ tầng biến chất đến tướng epidot - amphibolit trong điều kiện áp suất trung bình - cao. Trong khu vực nghiên cứu có 3 đứt gãy gồm: đứt gãy Sông Hồng, đứt gãy Sin Quyền và đứt gãy Sơn Bang.
- Đứt gãy Sông Hồng: Nằm ở phía Đông Bắc và gồm nhiều đứt gãy gần như song song cùng phương cấu trúc. Phần lớn là những đứt gãy thuận, nghiêng về phía Đông Bắc. Các đứt gãy tạo nên dạng địa hình bậc thang thấp dần về phía Sông Hồng.
- Đứt gãy nghịch Sin Quyền nằm ở phía Đông Bắc vùng quặng và có mặt trượt cắm dốc đứng về Tây Nam, là ranh giới kiến tạo giữa hệ tầng Sin Quyền và hệ tầng Cam Đường. Đứt gãy Tây Bang ở phía Tây nam khu vực nghiên cứu và có phần lớn chiều dài là ranh giới kiến tạo giữa hệ tầng Sin Quyền và hệ tầng Suối Chiềng. Hai đứt gãy này có vai trò quan trong là khống chế khối cấu tạo Sin Quyền là một bộ phận của móng kết tinh cổ được nâng lên.
* Hệ thống khe nứt: Sự xuất hiện các hệ thống khe nứt kiến tạo trong khu vực mỏSin Quyền rất phức tạp nhưng rất quan trọng vì nó liên quan với tích tụ quặng. Dựa theo đường phương phân ra 3 hệ thống khe nứt chính là hệ thống khe nứt có phương tây bắc - đông nam, hệ thống khe nứt có đường phương đông bắc - tây nam và hệ thống khe nứtcó phương á vĩ tuyến. Các hệ thống khe nứt này là các khe nứt trước quặng.