Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số (Trang 27 - 47)

8. Cấu trúc của luận án

1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến quản lý nhà nước

1.1.2.1. Nghiên cứu vềđào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức

Trong các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, có khá nhiều công trình nghiên cứu về ĐTBD CBCCVC nói chung. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu dưới đây:

Tác giả Trần Thanh Bình (2003) với công trình “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam”, đã tiếp cận nguồn nhân lực ở nông thôn khá đầy đủ. Từ cách tiếp cận chuyên ngành kinh tế, tác giả đã làm rõ nét đặc thù của đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH. Chương trình, nội dung đào tạo phải luôn gắn với nông nghiệp, nông thôn, các yêu cầu cơ bản của CNH, HĐH nông thôn, gắn với sự đa dạng nông nghiệp, ngành nghề sản xuất nông thôn. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH nông thôn đòi hỏi có nhiều hình thức đào tạo phong phú, phù hợp với đặc điểm yêu cầu CNH, HĐH của từng vùng nông thôn [4].

Tác giả Trần Văn Hùng (2005) với công trình “Đào tạo, bồi dưỡng và sử

dụng nguồn nhân lực tài năng”, đã trình bày những kinh nghiệm trong phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số quốc gia châu Âu (Đức, Pháp, Anh), châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Á khác). Từđó, tác giảđã đưa ra vấn đề: Việt Nam cần đổi mới các chính sách ĐTBD và sử dụng nguồn tài năng hiện có. Công trình nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với nước ta trong việc phát hiện, đào tạo, sử dụng tài năng khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và công cuộc đổi mới đất nước [36].

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân (2005) với công trình “Giáo dục với phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, đã phân tích vai trò của giáo dục với phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNH, HĐH; chỉ ra thực trạng và một số vấn đề bất cập của giáo dục trong vấn đề này; đề xuất một số ý kiến đổi mới giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐHđất nước [96].

Nghiên cứu “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã” của tác giả Mạc Minh Sản (2006). Trong nghiên cứu, tác giả đã đánh giá và phân tích thực trạng về công tác ĐTBD cán bộ, công chức

chính quyền cấp xã trong những năm qua. Kết quả phân tích cho thấy, mặc dù đã có những cố gắng nhất định trong việc trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ hành chính cấp xã song công tác ĐTBD cán bộ, công chức còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, thiếu sót. Trên cơ sởđánh giá nguyên nhân của những hạn chế này, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để thực hiện những mục tiêu và định hướng đề ra đối với việc đổi mới và tăng cường công tác ĐTBD cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thời gian tới [67].

Tác giả Phạm Hồng Tung (2008) với công trình “Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam”, đã đánh giá tương đối toàn diện, súc tích về những mặt tốt và hạn chế của thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân tài của ông cha ta trong các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ dựng nước, đến thời kỳ Bắc thuộc, trải qua thời kỳ buổi đầu xây dựng Nhà nước quân chủ độc lập từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV và trong lịch sử trung đại Việt Nam cùng với quan niệm dân gian Việt Nam về nhân tài; bên cạnh đó, là quan niệm mới về nhân tài ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự xuất hiện của đội ngũ trí thức Tây học. Trên cơ sở đó, tác giả đã đúc rút ra bài học kinh nghiệm hữu ích, góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển, sử dụng, trọng đãi, tôn vinh nhân tài ở nước ta hiện nay [78].

Tập thể tác giả Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ (2009) với công trình “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế”, đã tập hợp những bài viết về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; nhiều bài đã phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, chỉ ra hạn chế, bất cập của nguồn nhân lực nước ta trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế; làm rõ những vấn đề hạn chế do giáo dục và đào tạo; xác định những vấn đề cơ bản đối với giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế [15].

Tác giả Nguyễn Ngọc Vân (2008) làm rõ được cơ sở khoa học của ĐTBD cán bộ, công chức hành chính gắn với nhu cầu công việc. Tác giả cho rằng, công tác ĐTBD cán bộ, công chức phải xuất phát từ chính yêu cầu công việc của người học thì mới đạt hiệu quả tốt trong ĐTBD [97]. Tác giả Huỳnh Văn Thới (2013) đã làm rõ các nhu cầu trong thiết kế chương trình đào tạo theo chức danh trong các cơ quan nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương, trong đó đã thiết kế được khung chương trình đào tạo đối với một số chức danh cơ bản cho cơ quan nhà nước các cấp [88].

Tác giả Nguyễn Đức Tôn (2015) cũng nhận định: Xây dựng chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến chất lượng đội ngũ công chức xã hiện nay [75]. Tác giả Nguyễn Văn Thâm (2016), cũng cho rằng cần đổi mới khung chương trình đào tạo, để việc ĐTBD xuất phát từ nhu cầu người học, tránh sự chồng chéo, lặp lại chương trình trong các khóa bồi dưỡng khác nhau, nhất là bồi dưỡng ngạch chuyên viên hiện nay [87].

Về thực hiện nội dung phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay, tác giả Trương Quốc Việt (2012) cho rằng để tránh sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ. Hiện nay, vấn đề phân cấp QLNN về ĐTBD công chức còn chưa rõ, cả Trung ương và địa phương đều tham gia vào công tác ĐTBD cho công chức, thậm chí, một công chức có thể tham gia khá nhiều lớp được mở ở các cấp khác nhau ngay tại địa phương về cùng một chương trình. Vì vậy, theo tác giả, để tránh sự chồng chéo này, cần có sự phân cấp rõ ràng, việc xây dựng chương trình bồi dưỡng cũng cần hợp lý, khoa học hơn, có tính toàn diện hơn [100].

Khi bàn tới vấn đề: “Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ trong hệ

thống chính trị, nhân tố đảm bảo năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của

đảng” tác giả Phạm Đức Chính (2012) cho rằng cần thiết phải có các chương trình bồi dưỡng phù hợp, có chuyên môn sâu, nhất là trong bối cảnh

chúng ta đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Việc đào tạo cán bộ cần gắn với định hướng xã hội chủ nghĩa, họ phải là những người thực sự am hiểu đường lối, chính sách của Đảng, đưa những quan điểm ấy vào thực tiễn [12]. Tác giả Đào Thị Kim Lân (2016), chỉ ra một trong những giải pháp để nâng cao năng lực thực thi công vụcho đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề ĐTBD. Công tác bồi dưỡng phải gắn với yêu cầu công việc, mang tính chuyên sâu, đồng thời, phải nắm rõ được các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Nội dung bồi dưỡng cũng phải đáp ứng được các yêu cầu này, tránh dàn trải hoặc chồng chéo [55].

Tác giả Cao Anh Đô (2018) trong đề tài “Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là

người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc” bàn về công tác ĐTBD CBCCVC người DTTS có những đặc điểm sau: Một là, đối tượng ĐTBD là những CBCCVC người DTTS làm việc trong hệ thống chính trị (các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập) từ Trung ương đến địa phương; Hai là, nội dung ĐTBD CBCCVC người DTTS là trang bị, cập nhật những thông tin, kiến thức mới về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. ĐTBD căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra ĐTBD nhằm phục vụ cho việc thi nâng ngạch của công chức, viên chức; Ba là, chứng chỉ của những CBCCVC người DTTS theo học các chương trình ĐTBD không phải là do Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là cơ quan thay mặt nhà nước quản lý về giáo dục và đào tạo cấp, mà đó là sự chứng nhận của các cơ sở đào tạo trên nguyên tắc phân cấp của Chính phủ và các cơ quan quản lý có thẩm quyền; Bốn là, chứng chỉ được cấp trong ĐTBD CBCCVC người DTTS là cơ sở để cho công chức, viên chức được xếp nâng ngạch, được hưởng các chế độ, chính sách của những ngạch công chức, viên chức theo quy định pháp luật; Năm là, việc ĐTBD CBCCVC người DTTS

được thực hiện theo quy định pháp luật về CBCCVC. Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ quản lý chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức chương trình ĐTBD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; Các Bộ, cơ quan ngang bộ, tham gia quản lý chương trình, nội dung, phương pháp, tài liệu…theo nguồn ngân sách nhà nước [20].

Tác giả Tạ Ngọc Tấn (2012) với công trình “Phát triển giáo dục và đào

tạo nguồn nhân lực, nhân tài, một số kinh nghiệm của thế giới”, đã phân tích khá sâu sắc những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, nhân tài và phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài của một số nước trên thế giới. Tác giả qua tổng kết đã rút ra những kinh nghiệm bổ ích đối với Việt Nam trong thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đất nước [74].

“Xây dựng và hình thành hệ thống chính sách dân tộc ở Việt Nam”, do Lê Ngọc Thắng (chủ biên), đây là một công trình khoa học, hệ thống bàn về việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống CSDT ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt đã đề cập đến chính sách giáo dục và ĐTBD CBCCVC người DTTS đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hiện nay. Đây là công trình tham khảo rất có giá trị cho tác giả luận án [86].

Công trình nghiên cứu “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính” của tác giả Nguyễn Thị La (2015). Trong nghiên cứu, tác giả đã nêu ra các tiêu chuẩn của cán bộ, công chức trong cải cách hành chính những thành công hạn chế của ĐTBD... từ đóđề xuất giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD như: hoàn thiện công tác quy hoạch; ĐTBD gắn với bố trí, sử dụng; đổi mới nội dung, chương trình ĐTBD; đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo... Tuy nhiên, nghiên cứu lại không đi sâu phân tích nội dung của công tác ĐTBD cũng như chưa đánh giá được tác động của công tác này đến năng lực và hiệu quả công việc của cán bộ, công chức [53].

học và công nghệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tác giả Đào Thị Ái Thi (2016) đề cập đến việc nâng cao chất lượng ĐTBD công chức, trong đó phải đặc biệt chú ý đến việc thiết kế các chương trình giảng dạy tránh trùng lặp và đáp ứng được yêu cầu của người học. Các kiến thức QLNN trên các lĩnh vực xã hội, giáo dục...cũng cần được quan tâm [89]. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải (2015) cũng đề cập đến một khía cạnh cơ bản trong ĐTBD hiện nay, đó là xây dựng khung chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính. Khung chương trình đó phải phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh, hiệu quả. Việc thiết kế khung chương trình cũng phải phù hợp với yêu cầu công việc, vị trí việc làm [24]. Cũng quan tâm vềđội ngũ nữ cán bộ, tác giả Lưu Kiếm Thanh (2014), đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng chính sách tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nữ làm việc và khuyến khích tài năng nữ phát triển để họ vừa hoàn thành tốt chức năng xã hội, vừa thực hiện tốt chức năng người mẹ; Thứ hai,thường xuyên khảo sát, đánh giá đúng thực chất đội ngũ cán bộ, công chức nữ về năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực của họ; Thứ ba, thực hiện giai đoạn đầu tiên của quy trình “Đào tạo, bồi dưỡng - tuyển chọn - bổ nhiệm”; Thứ tư, tăng cường việc tự bồi dưỡng của chính đội ngũ cán bộ, công chức nữ [82].

Khi nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực hành chính cấp xã ởnước ta hiện nay, tác giả Hồ Tấn Sáng (2015) cho rằng, công tác bồi dưỡng công chức cấp xã có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ này. Muốn vậy, việc thiết kế khung chương trình bồi dưỡng là rất quan trọng, trong đó có các kiến thức và kỹnăng cơ bản phục vụ trực tiếp cho công việc của công chức cấp xã [66].

Một số tác giả tập trung sâu hơn về năng lực cần có của đội ngũ cán bộ. Chẳng hạn như Lê Ngọc Hồng (2015) đi sâu phân tích năng lực của đội ngũ tham mưu trong tổ chức hành chính nhà nước, theo đó, tác giả cho rằng, đội ngũ này cần được ĐTBD chuyên sâu gắn với chức năng nhiệm vụ quyền hạn.

Họ phải là những người am hiểu đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, do vậy, việc bồi dưỡng năng lực cho họ cũng xuất phát từ những yêu cầu này [32]. Bài báo “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ theo yêu cầu xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trong thời kỳ mới”,tác giả Hoàng Minh Thảo (2015) đã cung cấp một số kiến thức cơ bản mà người cán bộ không thể thiếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay, trong đó có những kiến thức về dân tộc, tôn giáo, an ninh quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân [81]. Trong công trình nghiên cứu của mình về đào tạo đội ngũ nữ cán bộ, hai tác giả Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Đình Sơn (2015) cho rằng việc bồi dưỡng nhóm cán bộ này cần có những đặc thù riêng, phù hợp với yêu cầu, vị trí công việc, cũng vì vậy, thiết kế các chương trình dành cho cán bộ nữ cần phải có đầy đủ những kiến thức cơ bản như vấn đề giới, dân tộc, tôn giáo...[68]. Nhóm tác giả Đinh Văn Tiến - Trần Bội Lan (2013) xác định đặc điểm của các học viên là công chức đã tác động tới việc học tập của họ biểu hiện trên các mặt sau: Học tập chỉ là hoạt động hỗ trợ; Các học viên là công chức, là những người đã có vị thế xã hội, nên xác định vị thế người đi học chỉ là thứ yếu. Công việc ở cơ quan công tác nhiều khi cuốn hút thời gian của họ; Các học viên là công chức có kinh nghiệm thực tiễn đời sống và công tác nên trong học tập có đòi hỏi cao về nội dung kiến thức, thông tin khoa học...[58].

Trước tình trạng việc ĐTBD đội ngũ CBCCVC còn có những bất cập, Tác giả Hoàng Chí Bảo (2014) đưa một số giải pháp sau: Thứ nhất, thực hiện phương châm đào tạo phải cơ bản, có hệ thống, đặt yêu cầu chất lượng lên hàng đầu, cần số lượng nhưng không chạy theo số lượng; Thứ hai, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, chuyển giáo dục, đào tạo từ chỗ thiên trang bị tri thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho người học, phải đặt

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số (Trang 27 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)