Quan điểm của Hồ Chí Minh về con ngườ

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (Trang 26 - 33)

III. VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚ

2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con ngườ

Trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh không có tác phẩm nào bàn riêng về con người nhưng những vấn đề về con người được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt là nét đặc sắc trong quan niệm của Hồ Chí Minh về con người là nhìn nhận đặc điểm con người Việt Nam, những quan hệ trong xã hội Việt Nam. Thông quan luận điểm con người là một chỉnh thể thống nhất giữa trí lực, tâm lực, thể lực đa dạng các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (quan hệ gia đình dòng họ, láng giềng, giềng, giai cấp, dân tộc…) và các mối quan hệ xã hội (quan hệ: chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo…). Hồ Chí Minh đã định nghĩa về con người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”. Đối với Hồ Chí Minh, con người không phải là những cá thể biệt lập mà trong các mối quan hệ, trong các hoạt động phải có sự kết nối và gắn kết con người lại. Con người là sản phẩm của xã hội và để tồn tại, con người phải lao động.

Theo Hồ Chí Minh, con người muốn tồn tại thì phải có ăn, mặc, ở, đi lại... Nhưng đời sống con người không chỉ dừng lại ở vật chất, mà còn những nhu cầu tinh thần, văn hóa là những đặc trưng của con người. Tất cả nhu cầu về vật chất và tinh thần đó được đáp ứng hay không, lại hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ xã hội, vào hình thái kinh tế - xã hội mà con người đang sống.

Tuy nhiên, con người là một “thực thể sinh vật xã hội” luôn có mặt tích cực, tiêu cực, có xấu, có tốt trong bản thân… Dù xấu hay tốt đều có “tình người”, có xu hướng vươn tới Chân- Thiện- Mỹ.

Hồ Chí Minh nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào...): đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng cũng như năm ngón tay dài, ngắn khác nhau, nhưng đều hợp nhau lại nơi bàn tay: mấy mươi triệu người Việt Nam, có người thế này, thế khác, nhưng đều cùng là nòi giống Lạc Hồng: đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc . Đấy cũng chính là nét đặc sắc trong tiếp cận con người của Hồ Chí Minh là luôn gắn con người với giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, dân tộc.. đặc biệt là trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Tiếp cận này giúp Hồ Chí Minh giải quyết tốt mối quan hệ giữa Dân tộc và Giai cấp; Dân tộc, Giai cấp với cá nhân con người.

2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

2.2.1. Con người là mục tiêu của Cách mạng

Thứ nhất, theo Bác, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Người đã từng nói “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Con người đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội. Với trí tuệ, tài năng, óc sáng tạo và sức lao động của mình con người biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng. Con người đã làm nên lịch sử của chính mình. Con người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Hồ Chí Minh khẳng định mạng. Người đã phân tích những phẩm chất tốt đẹp của dân ta. Đó là lòng yêu nước, sự trung thành, tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, ý chí kiên cường, không sợ khó khăn gian khổ, hy sinh, tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Với những phẩm chất đó, Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng cách mạng của ta chẳng những có thể thắng lợi mà nhất định thắng lợi.

2.2.2 Con người là động lực của Cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Theo tính chất cách mạng của mỗi nước mà quyết định động lực cách mạng bao gồm những giai cấp nào. Tính chất cách mạng của ta là cách mạng dân chủ mới, cho nên động lực cách mạng gồm có những giai cấp: công nhân,

nông dân, tiểu tư sản. Trong một thời kỳ và một trình độ nhất định, giai cấp tư sản dân tộc cũng là động lực cách mạng”. Hơn thế, Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công- nông làm nền tảng. Chính vì điều đó, con người là vốn quý nhất, động lực, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp Cách mạng. Nhân dân là những người sáng tạo chân chính ra lịch sử thông qua các hoạt động thực tiễn cơ bản nhất như lao động sản xuất , đấu tranh chính trị - xã hội, sáng tạo ra các giá trị văn hóa. Nhân dân là lực lượng, trí tuệ, quyền hành, lòng tốt, niềm tin, đó chính là gốc, động lực cách mạng. Đất nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì. Vì vậy, chúng ta phải thực hiện: “làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành”. Muốn vậy, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước phải lấy lợi ích chính đáng của con người làm gốc . Con người được đặt vào vị thế trung tâm, trở thành mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội. Điều này được thể hiện rõ trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

III. VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI

Nếu như luận điểm về con người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh thì vấn đề “trồng người” lại chiếm vị trí quan trọng trong luận điểm xuyên suốt ấy. Bác nói đến “lợi ích trăm năm” của nó. Bởi trong bất cứ thời kỳ nào cũng cần có những con người tài giỏi để xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc, kiến thiết nước nhà. “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Người nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác “trồng người” trong từng bước đi lên của đất nước. Việc đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng là điều tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Bác nói “ muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Theo quan niệm của Bác “con người mới xã hội chủ nghĩa” đó là con người kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống và hình thành những phẩm chất mới như có tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ, có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.

Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đó là chiến lược của cả dân tộc, là nhiệm vụ của toàn thể dân chúng nước Nam. Để thực hiện được chiến lược đó thì giáo dục – đào tạo là biện pháp quan trọng nhất. Bởi muốn xây dựng một xã hội mới với một đời sống mới phải nâng cao dân trí. Dân trí là sức mạnh của một dân tộc, là tầm vóc vị hế đất nước so với nhân loại.

Bác dạy “học để làm việc, làm người,làm cán bộ” “làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Người nhận rõ vai trò của giáo dục trong việc cải tạo phát triển con người, làm biến đổi con người cũ, xây dung con người mới. Người viết “Thiện ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên”. Với ý nghĩa đó giáo dục quyết định đến sự biến đổi tư tưởng, tâm lý và nâng cao trình độ nhận thức của con người. Như C.Mac cũng đã từng viết: “con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục…”. Giáo dục tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội: vai trò của giáo dục là cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Để đạt được những mục tiêu của chính sách kinh tế xã hội, theo Hồ Chí Minh trước hết phải tạo ra những con người có đủ năng lực, phẩm chất làm chủ xã hội và làm chủ bản thân. Giáo dục được coi là một mặt trận quan trọng trong cách mạng Việt Nam. Theo Người: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Nội dung xây dựng con người mới

Như đã đề cập, con người chủ nghĩa cần có những nét tiêu biểu của của xã hội chủ nghĩa như lý tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong xã hội chủ nghĩa. Vận dụng quan điểm Mác về con người để xây dựng con người mới, những con người mang thế giới quan và nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Theo Người, để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa phải chú ý cả hai phương diện.

- Thứ nhất, mỗi người tự giác phấn đấu vươn lên không ngừng, đấu tranh với những mặt lạc hậu, mặt xấu được tồn tại như bản năng tự nhiên của con người, đông thười học tập, tư dưỡng đạo đức cách mạng được xem như tinh hoa văn hóa của nhân loại.

- Hai là, tham gia tích cực vào việc cải tạo xã hội theo hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội mà đối với nước ta trước đó là cách mạng giải phóng dân tộc và hiện nay là chống phản động, giữ vững độc lập, bài trừ những hành động hay tổ chức chống chủ nghĩa xã hội. - Xây dựng con người mới, toàn diện trên những nội dung, khía cạnh sau:

+ Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “minh vì mọi người, mọi người vì mình”

+ Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ tổ quốc + Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng

+ Nâng cao đạo đức cách mạng, dẹp sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng về năng lực trí lực, trình độ lý luận chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ sức khỏe.

+ Tự thân rèn luyện sức khỏe thân thể; rèn luyện học tập, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, xã hội, khoa học – kỹ thuật, ý thức tốt, đạo đức tốt xây dựng bản thân cả về đức và tài.

Phương pháp xây dựng

Với những tư tưởng, quan điểm, biện pháp xây dựng con người trong công cuộc đổi mới, tư tưởng, đạo đức và lối sống của con người Việt Nam hiện nay đã có những chuyển biến tích cực, quan trọng. Các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được đề cao, kế thừa, phát triển; đồng thời nhiều giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức mới từng bước được hình thành. Tính năng động và tích cực của mỗi người được phát huy, sở trường và năng lực sáng tạo cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển.

Bên cạnh những mặt đã đạt được thì sự tha hóa, lối sống xa hoa, phù phiếm, giả dối, cá nhân, vị kỷ, vô cảm ... có xu hướng ngày càng phát triển, bệnh thành tích và hình thức ngày càng lan rộng; đạo đức, lối sống, nhân cách của người Việt Nam nhiều nơi, nhiều lúc đang ở mức báo động.

- Phương pháp được Hồ Chí Minh quan tâm và chú ý là phương pháp nêu gương, thống nhất giữa lời nói với việc làm, giữa lý luận với thực tiễn. Gương mẫu trong việc làm, trong cuộc sống, mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trước quần chúng, nêu gương tốt để quần chúng noi theo. Người chủ trương viết sách về người tốt, việc tốt nhằm nêu gương những chiến công nổi bật, vang dội, những công việc ích nước lợi dân, từ đó lôi cuốn đông đảo nhân dân kể cả các cụ già, cháu nhỏ thi đua làm việc tốt. Đó cũng là cách khơi dậy các tiềm năng tốt đẹp như tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục sẵn có ở người Việt Nam. Đây là những chất liệu để xây dựng con người mới phát triển toàn diện.

- Cùng với phương pháp nêu gương tốt, việc tốt theo cách nhìn của Hồ chủ tịch và quan điểm cảu Mác - Lênin thì mỗi người đều có cái thiện và cái ác nên ta phải biết làm mặt tốt nảy nở như hoa mùa xuân và phấn đấu mất dần cái xấu, có nghĩa con người phải xoá bỏ tất cả các quan hệ làm tha hoá con người, phải giải phóng con người khỏi mọi sự tha hoá, trả lại vị trí làm chủ và sáng tạo cho con người.

- Giáo dục từ trước đến này luôn có vai trò quan trọng với xã hội và sự phát triển của con người, xã hội và kinh tế. Giáo dục ảnh hưởng đến con người ngay từ khi còn nhỏ vậy nên phải giáo dục về tính tự giác, về tự rèn luyện bản thân, về tính giác ngộ, hình thành tư tưởng cho con người, bồi dưỡng con người không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức, giúp hình thành và xây dựng con người mới. Giáo dục không bó hẹp trong phạm vi trường lớp mà còn là giáo dục từ phía gia đình, từ xã hội từ những việc, người xung quanh.

IV. KẾT LUẬN

Theo Hồ Chí Minh, "trong bầu trời không quý bằng nhân dân. trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Vì vậy, 'Vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả". Người cho rằng "việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mẩy có dân liệu cũng xong". Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết "giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra"'. Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thực hiện con đường cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi.

Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt: lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân. Con người vừa là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà nước mới theo tư tưởng của Hồ Chí Minh lấy công - nông - trí làm nền tảng.

Người vận dụng quan điểm mác về con người để xây dựng con người mới, những con người mang thế giới quan và nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Theo Người, để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa phải chú ý cả hai phương diện. Một mặt, là sự phấn đấu vươn lên không ngừng của mỗi người theo hướng tự giác đấu tranh với những mặt lạc hậu, mặt xấu vốn tồn tại như mặt bản năng tự nhiên của con người, đồng thời học

tập, tu dưỡng đạo đức cách mạng được xem như tinh hoa văn hóa của nhân loại. Mặt khác, đó là sự tham gia tích cực của con người vào việc cải tạo xã hội theo hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội, đối với nước ta là thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, kết hợp với cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w