Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 ( Theo Gso.gov.vn)
Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid 19 thì đó là một thành công của - nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Myanmar, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm 2020; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD, vượt Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaysia (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Philippin 367,4 tỷ USD).
Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình thu nhập của - khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và - nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ.
Trong năm 2020, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng chậm, thậm chí sụt giảm mạnh như FDI, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu và
thị trường trong nước còn yếu. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế vĩ mô được đánh giá cơ bản vẫn ổn định nhờ lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, đạt mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính trong nước tồn tại một số điểm tối, sáng đan xen nhau, cụ thể:
Trên thị trường tài chính, tính đến thời điểm ngày 20/3/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,55% (cùng kỳ năm 2019 tăng 2,54%). Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,51% (cùng kỳ năm 2019 tăng 1,72%). Tín dụng của nền kinh tế tăng 0,68% (cùng kỳ năm 2019 tăng 1,9%). Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Ngân hàng lãi cao, dư nợ xấu tăng cao, lãi suất giảm mạnh
Năm 2020 là năm vất vả và đầy trách nhiệm của hệ thống ngân hàng trong tạo điều kiện tiếp sức cho doanh nghiệp và cá nhân khôi phục sản xuất kinh doanh trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất điều hành và mặt bằng lãi suất cho vay VND có xu hướng giảm so với cuối năm 2019. Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm; lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức từ 3 - 6%/năm,
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến tháng 11 2020, cho thấy các tổ chức tín dụng đã - cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 272.183 khách hàng với dư nợ 341.855 tỷ đồng. Bên cạnh đó, miễn, giảm, hạ lãi suất cho 552.725 khách hàng với dư nợ 931.018 tỷ đồng. Đồng thời, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23-1 đạt 2.017.761 tỷ đồng cho 356.385 khách hàng.
Tính đến thời điểm 21-12-2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,56% so với cuối năm 2019 (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,1%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,87% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,48%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,14% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,14%).
Bên cạnh đó, một trong những nỗi lo lớn của ngành ngân hàng hiện nay là sự phình to của khối nợ xấu. Dù kết thúc quý 3 2020, nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng -
dương, nhưng các báo cáo về nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng năm nay chưa thể hiện đúng thực chất, bởi họ được phép không chuyển nhóm nợ theo Thông tư số 01/2020/TT NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức - tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Báo cáo mới nhất từ Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS) cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng được thống kê tại ngày 30-9-2020 là hơn 111.000 tỷ đồng, tăng 29,5% so với đầu năm, trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh đến 70%.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểmquý I/2020 đạt mức tăng cao, ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8%. Nguyên nhân do các công ty bảo hiểm nhân thọ đã cung cấp nhiều gói sản phẩm linh hoạt mang tính thời điểm, tăng các gói hỗ trợ nhằm thu hút khách hàng sở hữu các hợp đồng bảo hiểm phù hợp.
Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm ngày 15/3/2020 ước tính đạt 311,3 nghìn tỷ đồng, bằng 20,6% dự toán năm. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2020 ước tính đạt 20 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước. Giá vàng trong nước biến động trái chiều với giá vàng thế giới, do các nhà đầu tư trong nước có xu hướng nắm giữ vàng trong thời điểm thị trường chứng khoán, bất động sản không ổn định. Chỉ số giá vàng tháng 3/2020 tăng 3,87% so với tháng trước; tăng 11,37% so với tháng 12/2019 và tăng 25,31% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2020 tăng 0,17% so với tháng trước; tăng 0,51% so với tháng 12/2019 và tăng 0,17% so với cùng kỳ năm 2019.
Năm 2020 thành công về lãi suất và tỷ giá: lãi suất thấp, tỷ giá ổn định
Lãi suất có xu hướng giảm do cầu tín dụng yếu trong khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các ngân hàng thương mại đã có nhiều động thái trong việc hỗ trợ giảm lãi suất. Trong năm 2020, NHNN đã 3 lần thực hiện giảm lãi suất điều hành với mức giảm từ 1,5 2% (là một trong các NHTW có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn -
nhất trong khu vực). Ngoài ra, NHNN cũng giảm 0,6 1%/năm trần lãi suất tiền gửi giảm - 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên để giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân. Một số ngân hàng có lãi suất cho vay bằng VND giảm mạnh như TPBank, VPBank, MBBank, VietBank… Tính đến cuối tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ở mức 4,5%/năm.
Tỷ giá sau khi biến động mạnh trong 2 tuần cuối tháng 3/2020 đã quay trở lại trạng thái ổn định với xu hướng giảm trong giai đoạn còn lại. Tính đến thời điểm tháng 12/2020, tỷ giá USD/VND trung tâm, liên ngân hàng, tự do lần lượt biến động nhẹ là - 0,04%; -0,2% và 0,22%. Nguyên nhân chính giúp tỷ giá ổn định trong năm là nhờ xu hướng giảm giá rõ rệt của đồng USD trên thị trường quốc tế; cán cân thương mại tiếp tục thặng dư và kiều hối tuy có sụt giảm song vẫn tương đối tích cực.
Tín dụng thấp nhất trong 7 năm trở lại đây do tác động của dịch bệnh
Tăng trưởng tín dụng ở mức thấp kể từ năm 2013, ghi nhận giảm ở hầu hết các ngành kinh tế.
Tính đến ngày 16/6/2020, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 2,13%, thấp hơn nhiều so với mức 5,7% cùng kỳ năm 2019. Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm 2020 ghi nhận mức thấp nhất trong 6 năm. Tính đến cuối tháng 5/2020, tăng trưởng huy động cũng chỉ đạt 1,85%.Trong đó, tăng trưởng tín dụng gặp khó khăn ở những tháng đầu năm và phục hồi khá tại các tháng cuối năm. Tăng trưởng tín dụng thấp do cầu tín dụng thấp.
Theo đó, ngành thương mại dịch vụ có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất khoảng 9%; ngành công nghiệp xây dựng ước tăng 7,6%; ngành nông, lâm nghiệp thủy sản ước tăng 7,89%. Tuy nhiên, so sánh với quy mô kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, tăng trưởng tín dụng vẫn góp phần hỗ trợ cho phát triển kinh tế. Theo đó, dư nợ tín dụng/GDP khoảng 137%, cao hơn so với 136% của năm 2019.
Các ngân hàng đẩy mạnh thực hiện lộ trình của Basel II
Thực tế đã chứng minh, chuẩn mực Basel II là giải pháp tối ưu để các ngân hàng thương mại trụ vững trước những biến động khó lường của thị trường tài chính. Với Basel II, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp rủi ro.
Tăng vốn tự có là một trong những mục tiêu quan trọng của các ngân hàng trong năm 2020 để nâng cao tiềm lực tài chính, đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong giai đoạn tới trong bối cảnh phải tuân thủ quy định về an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Năm 2020, có 11 NHTM cổ phần tư nhân trong nước đã tăng vốn điều lệ với số vốn tăng thêm khoảng 26 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều NHTM cũng thực hiện tăng phát hành trái phiếu đủ điều kiện để tính vào vốn cấp 2, bổ sung vốn cho hoạtđộng kinh doanh.
Trong những tháng đầu năm, TTCK Việt Nam đã chứng kiến những đợt giảm điểm mạnh do tác động của dịch bệnh COVID 19, kết thúc quý I/2020, chỉ số VN- -Index giảm 33% so với giá trị cuối năm 2019.
Quy mô vốn hóa TTCK Việt Nam 2011-2020 ( Theo hungdainam.com)
Tuy nhiên, từ quý II đến nay, TTCK Việt Nam vẫn có sự phục hồi và khởi sắc nhờ thông tin tích cực của nền kinh tế và hoạt động điều chế vắc xin và động lực dòng tiền từ - các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường.
Tính đến hết ngày 18/12/2020, chỉ số VN index đã vượt mốc 1050 điểm, tăng 61,4% so với thời điểm đáy hồi tháng 3 và tăng 12,1% so với đầu năm. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao, lên tới hơn 10.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 12/2020.
Thị trường trái phiếu tăng trưởng khá
Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm với mức lãi suất hợp lý, trong khi tốc động tăng trưởng của trái phiếu doanh nghiệp tăng
nhanh góp phần giảm áp lực huy động vốn cho kênh tín dụng. Chỉ trong 10 tháng năm 2020, KBNN đã huy động được 260.116 tỷ đồng TPCP, tăng 17,8% so với cả năm 2019, hoàn thành 100% kế hoạch năm. Trong đó, lãi suất phát hành bình quân đạt 2,9%/năm (năm 2019: 4,6%/năm); lãi suất trúng thầu giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn so với thời điểm cuối năm 2019 từ 0,37 đến 0,95 điểm %. Đối với trái doanh nghiệp, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 13% GDP năm 2019 (tăng 2,15% so với mức 10,85% GDP của thời điểm cuối năm 2019), vượt mục tiêu đề ra trong năm 2020 tại Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Giao dịch số hóa tăng trưởng đột biến
Bên cạnh những khó khăn, dịch COVID-19 cũng đem lại cơ hội và động lực thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ cho lĩnh vực tài chính, phù hợp với xu hướng số hóa lĩnh vực tài chính, ngân hàng trên thế giới. Theo thống kê sơ bộ trong 6 tháng đầu năm, số lượng khách hàng thực tế sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, đặc biệt là internet banking, mobile banking tăng cao so với cùng kỳ, từ 1,4 đến 2,6 lần và chiếm trên 40% tổng số giao dịch. Trong thanh toán không dùng tiền mặt có sự chuyển dịch rất mạnh cơ cấu giao dịch. Theo số liệu từ NAPAS, giao dịch chuyển mạch của khách hàng qua NAPAS từ chủ yếu giao dịch rút tiền mặt từ ATM chiếm 90% tổng giao dịch năm 2015 đã giảm xuống chỉ còn 26,6% trong năm 2020. Trong khi đó, số lượng giao dịch chuyển tiền nhanh 24/7 đã tăng từ chỗ chỉ chiếm 1,1% năm 2015 lên 66,6% số lượng giao dịch vào năm nay. Giá trị giao dịch cũng dịch chuyển tương ứng với tỷ trọng tổng giá trị giao dịch rút tiền mặt qua ATM từ 84,4% năm 2015 xuống chỉ còn 5,4% năm 2020; lượng giá trị giao dịch chuyển tiền nhanh 24/7 tăng 11 lần, từ 6,3% năm 2015 lên 93,5% năm 2020. Tuy nhiên thị trường tài chính trong nước cũng tồn tại một số thách thức:
(i) Rủi ro nợ xấu của ngân hàng vẫn còn hiện hữu có thể bộc lộ rõ hơn trong năm 2021 do độ trễ tác động của nền kinh tế cũng như kết thúc các chương trình hỗ trợ lên hệ thống ngân hàng;
(ii) Quá trình tái cơ cấu ngân hàng có thể bị chậm. dưới tác động tiêu cực của đại dịch. Hiện nay, hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi dự báo năm 2021 tín dụng tiếp tục tăng chậm, nợ xấu tăng nhanh, khiến quá trình tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng gặp khó khăn;
(iii) Chuyển đổi hệ thống ngân hàng số đòi hỏi khuôn khổ pháp lý và bộ máy điều hành cần có những thay đổi nhất định để thích ứng,
2.5.3.3.Nguyên nhân
2020 là một năm biến động chưa từng có đối với kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu chủ yếu do chịu tác động bởi đại dịch COVID-19. Thậm chí, năm 2020 được ghi nhận là năm tồi tệ nhất kể từ đại khủng hoảng kinh tế những năm 1930.
Sự suy giảm kinh tế toàn cầu khiến chính phủ và ngân hàng trung ương các nước thực hiện hàng loạt các chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô rất lớn, chưa từng có tiền lệ. Những yếu tố đó đã khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh, các tài sản tài chính liên tục ghi nhận các mức kỷ lục. Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ. Một phần cũng nhờ phong trào chống dịch tốt của Chính phủ, ý thức chống dịch tốt của toàn dân, nên thị trường không bị sụt giảm quá nhiều.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
3.1. Tiềm năng và định hướng phát triển thị trường tài chính
3.1.1. Ấn Độ
Ấn Độ được đánh giá là một trong những quốc gia hiện đang phải chịu hậu quả trầm trọng nhất do đại dịch COVID 19 gây nên, những làn sóng lây nhiễm liên tiếp đang - cản trở đà phục hồi kinh tế và làm tăng rủi ro gây ra những tác động tiêu cực về dài hạn.
Moody's Investors Service –một tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của Ấn Độ, có tính đến lạm phát từ mức 13,7% đưa ra trước đó xuống còn 9,3% cho tài khóa 2021 2022 và từ 6,2% lên 7,9% - trong tài khóa 2022-2023. Tổ chức này xếp hạng tín nhiệm Baa3 đối với Ấn Độ kèm theo triển vọng tiêu cực, cho rằng những trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế, nợ cao và hệ thống tài chính yếu kém đang làm hạn chế triển vọng tín nhiệm quốc gia. Tuy nhiên, Moody's đánh giá tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Ấn Độ sẽ chỉ giới hạn trong quý từ tháng 4 6/2021, sau đó sự phục hồi mạnh mẽ sẽ diễn ra trong nửa cuối năm.-
Điều kiện tiên quyết để Ấn Độ phục hồi kinh tế chính là kiểm soát tốt thứ được gọi là ‘khủng hoảng COVID 19” ở nước này. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đẩy nhanh nỗ - lực hỗ trợ khẩn cấp cho Ấn Độ. Theo Nhà trắng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe