c) Tính toán độ trễ mạng và tìm nạp
2.4. Thu thập và phân tích dữ liệu ứng dụng (Analytics)
Khi ứng dụng được sử dụng, sẽ nhiều các điểm truy cập bởi người dùng vào ứng dụng, và trong quá trình sử dụng, ứng dụng có thể sẽ không hoạt động như mong muốn ban đầu mà sẽ phát sinh ra nhiều các sự cố, vấn đề trong nội hàm của nó hoặc từ phía thiết bị. Vì thế, việc thu thập dữ liệu, tổng hợp các kết quả, xây dựng các báo cáo về dữ liệu và vấn đề phát sinh từ dữ liệu là một điều rất quan trọng. Việc thu thập và phân tích này gọi là Real User Measurements (RUM). Từ việc theo dõi và phân tích dữ liệu thu thập giúp nhà sản xuất, nhà phát triển ứng dụng có thể phát hiện ra các vấn đề phát sinh, lỗ hổng, sai sót trong hệ thống ứng dụng và từ đó phát triển, sửa lỗi để có những bản cập nhật tiếp theo, đem lại trải nghiệm tốt hơn tới người dùng của mình.
Có rất nhiều công cụ RUM trên thị trường đã và đang được sử dụng bởi rất nhiều công ty, nhà sản xuất ứng dụng như: Firebase Crashlytics, Google Analytics, New Reli, Crittercism, …
2.4.1. Firebase Crashlytics
Firebase Crashlytics là bộ phát triển phần mềm để báo cáo sự cố, ghi nhật ký ứng dụng, đánh giá trực tuyến và phân tích thống kê nhật ký ứng dụng. Không những thế, Firebase Crashlytics có thể gom hàng nghìn sự cố, tổng hợp chúng lại thành lượng nhỏ hơn khoảng hàng trăm, và rút ngắn gọn xuống chỉ khoảng hàng chục lỗi phổ biến nhất cần sửa lỗi và vá lỗi. Ban đầu nó là một open-source, nhưng tới 2017 đã được mua lại bởi Google và tích hợp và hệ sinh thái Firebase.
Có nhiều các màn hình thống kê sự cố khác nhau có thể theo dõi và xem trên
https://console.firebase.google.com/ .
Đây là một số lý do nên sử dụng Firebase Crashlytics:
• Dễ thiết lập và tích hợp mã code vào ứng dụng (iOS, Unity, Android, Flutter, ReactNative, …)
• Cảnh báo và báo cáo sự cố realtime
• Phân tích sâu sự cố
• Theo dõi ngoại lệ (try-catch exception)
• Dễ dàng xuất báo cáo hoặc chia sẻ báo cáo
2.4.2. Google Analytics
Google Analytics (viết tắt là GA) là một dịch vụ miễn phí của Google cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách đã ghé thăm một trang web. Và giờ đây đã có thể theo dõi và đưa ra báo cáo các ứng dụng Android và iOS bằng các native SDK với các tính năng tương đương với Website.
Hình 2.20.Cách hoạt động của Google Analytics
Cách hoạt động của GA:
• Data Collection – thu thập dữ liệu: Bước đầu, sau khi tích hợp mã code GA vào với ứng dụng (hoặc website), hệ thống bắt đầu tiến hành thu thập dữ liệu xoay quanh hoạt động của người dùng trên ứng dụng
hoặc website. Các thông tin về nhân khẩu học, thông tin thiết bị, … được thu thập và gửi về máy chủ của Google.
• Configuration – chuyển đổi dữ liệu: Dữ liệu thô được chuyển đến ban đầu, dần dần chuyển thành dạng dữ liệu thứ cấp, có nghĩa cho việc xây dựng báo cáo.
• Processing – chọn chỉ số theo dõi: Các chỉ số được cung cấp cho bên người dùng GA và áp vào những biểu đồ, hình ảnh, bảng, … thống kê cho bên phía nhà quản trị ứng dụng, websites.
• Reporting – báo cáo: Bên quản trị website, ứng dụng nhận lại báo cáo đẩy đủ mọi thống kê liên quan đến hoạt động của website, ứng dụng của mình.
Một số chức năng cơ bản của GA:
• Hỗ trợ thống kê theo khung thời gian thực:
Hình 2.21.Thống kê lượng truy cập realtime
Nhờ vào thống kê này, ta có thể nắm bắt được thời điểm nào trong ngày có lượng người truy cập cao nhất. Đây là cơ sở để đánh giá và triển khai các KPIs phù hợp, các kỹ thuật quảng báo, chiến lược marketing nào đó…
• Thu thập thông tin về ngôn ngữ, thiết bị người dùng sử dụng:
Không chỉ cung cấp thông tin về lưu lượng truy cập của người dùng trong ngày mà GA còn cho biết người dùng tìm đến website, ứng dụng thông qua những kênh, dịch vụ, nền tảng nào (mạng xã hội, website khác, ứng dụng khác, công cụ tìm kiếm, quảng cáo, …)
Hình 2.22: GA - thông tin về ngôn ngữ, hoạt động của ứng dụng, websites
Những thông tin này rất hữu ích cho các nhà quản trị để đưa ra hoặc điều chỉnh các chiến lược nội dung và kênh quảng bá.
Ngoài ra GA cũng cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thiết bị sử dụng để truy cập websites, ứng dụng của bạn như: thông tin về Sở thích, Hành vi, Hệ điều hành, thiết bị sử dụng, …
Hình 2.23.GA cung cấp các thiết bị người dùng
• Theo dõi thói quen của người dùng:
Ngoài thông tin về lưu lượng truy cập, nguồn gốc truy cập đến từ đâu thì Google Analytics còn phản ánh khá chính xác thói quen của người dùng trên
website, ứng dụng. Sở hữu bạn có thể theo dõi được hành vi của người dùng chính là nhờ vào phần chỉ số về thời gian ở lại website trung bình trong một lần truy cập.
Hình 2.24.GA cung cấp phản ánh hành vi của người dùng
Bên cạnh đó là những thống kê quan trọng khác như bài viết nào trên web có lượng tìm đọc cao nhất, mức độ thoát, lượng người dùng truy cập và sử dụng chức năng nào nhiều, … Chúng cho biết thông tin hữu ích về hành vi của người dùng và giúp đội ngũ quản trị website, ứng dụng tìm ra phương án nâng cao trải nghiệm của người dùng.
• Phân tích lưu lượng truy cập:
Quá trình phân tích của Google Analytics không đơn thuần chỉ là tổng lượng truy cập mà còn kèm theo nhiều số liệu về nhân khẩu học khác. Chẳng hạn như giới tính, sở thích, vị trí địa lý, ... Tất cả đều được hệ thống của Google thu thập nhờ vào máy chủ định vị hoặc cookies của người dùng.
2.4.3. Crittercism
Crittercism là một trình quản lý hiệu suất ứng dụng di động nền tảng được sử dụng để theo dõi, ưu tiên, khắc phục sự cố và xu hướng hiệu suất ứng dụng dành cho thiết bị di động của bạn. Crittercism cung cấp chế độ xem toàn cầu theo thời gian thực về chẩn đoán ứng dụng và lỗi ứng dụng trên các ứng dụng iOS, Android, Windows Phone 8, Hybrid và HTML5.
Hình 2.25.GA cung cấp phản ánh hành vi của người dùng
Các tính năng của Crittercism:
• Hỗ trợ nhiều hệ điều hành và thiết bị
• Dữ liệu lớn realtime: hàng trăm tiệu giao dịch mỗi ngày được phân tích chi tiết và xuất ra các báo cáo
• Bảo mật dữ liệu: dữ liệu được bảo mật và danh tính của người dùng cuối được xáo trộn một cách an toàn
• Tính khả dụng và giám sát hiệu suất: giám sát và cung cấp SLA cho hiệu suất nền tảng.
Hình 2.26.Crittercism