D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
a. Giai cấp công nhân trên phương diện kinh tế xã hộ
Thứ nhất, giai cấp công nhân với phương thức lao động công nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa: đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.
Mô tả quá trình phát triển của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục vụ máy móc16
Theo C.Mác, Ph.Ăngghen, công nhân công nghiệp công xưởng là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiện đại.
Các ông nhấn mạnh rằng, … “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng 16 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội. 1995, tr.23, tr.605
với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”17 và “công nhân cũng là một phát sinh thời đại mới, giống như máy móc vậy” … “ công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”18.
Thứ hai, giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là giai cấp của những người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản, công nhân là những người lao động tự do, với nghĩa là tự do bán sức lao động của mình để kiếm sống. Chính điều này khiến giai cấp công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản.
Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm từ bữa ăn một, là một hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác, vì thế, họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường.19
Như vậy, đối diện với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân trong chế độ tư bản chủ nghĩa theo C.Mác và Ph.Ăngghen, là giai cấp vô sản, “giai cấp công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”20.
Mâu thuẩn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng rộng lớn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn cơ bản này thể hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn về lợi ích của công nhân và giai cấp tư sản. Lao động sống của giai cấp công nhân là nguồn gốc giá trị thặng dư và sự giàu có của giai cấp tư sản cũng chủ yếu nhờ vào việc bóc lột được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư.
Mâu thuẫn đó cho thấy, tính chất đối kháng không thể điều hòa giữa giai cấp công nhân( giai cấp vô sản) với giai cấp tư sản trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
17 C.Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, Nxb. CTQG, Hà Nội. 1995, t.4, tr.610
18 C.Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, Nxb. CTQG, Hà Nội. 1993, t.12, tr.11
19 C.Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, Nxb. CTQG, Hà Nội. 1995, t.4, tr.605