Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu thành phần loài và phân bố Da gai khu vực ven biển Vịnh Hạ Long Quảng Ninh (Trang 36 - 38)

Việc nghiên cứu hệ động vật đáy nói chung và nhóm da gai nói riêng đã được tiến hành từ khá sớm từ những năm 1930 do người nước ngoài thực hiện. Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ, 1978 đã thống kê toàn bộ các công trình nghiên cứu hệ động vật đáy biển Việt Nam, tác giả đã thống kê được 74 công trình nghiên cứu trên toàn lãnh thổ và tiêu biểu trong các công trình nghiên cứu đó là của các tác giả nước ngoài và chuyến tầu khảo sát liên kết giữa Việt Nam - Trung Quốc. Các công trình có thể kể đến là: Công trình nghiên cứu của R. Sérène, C. Dawydoff từ năm 1930 - 1952. E.F. Gurjanova và đội điều tra Việt- Trung từ năm 1959 -1962 đã có những đóng góp đáng kể trong kết quả chung về thành phần khu hệ động vật đáy biển Việt Nam.

Ngành Da gai ở biển Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đáng chú ý là các báo cáo của C. Dawydoff (1952), Báo cáo điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ (1955-1962).

Từ năm 1980 đến nay, nhiều cuộc điều tra khảo sát về sinh vật biển Việt Nam đã được thực hiện và đã bổ sung cho danh mục động vật da gai một số loài đáng kể. Gần đây, các báo cáo của các tác giả như Đào Tấn Hỗ (2002, 2005, 2006), Đào Tấn Hỗ & Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007).

27

Năm 2009 Đào Tấn Hỗ cùng các cộng sự đã xác định được 45 loài động vật da gai (ngành Echinodermata) trong bộ mẫu sinh vật biển. Trong số này có 12 loài lần đầu tiên phát hiện ở vùng biển Việt Nam, gồm: Diplocrinus alternicirrus, Saracrinus nobilis (Lớp huệ biển - Crinoidea) ; Tethyaster aulophorus, Podosphaeraster polyplax, (Lớp sao biển - Asteroidea);

Ophiacantha tenuispina, Ophiocamax rugosa, Ophiochiton fastigatus, Ophiopeza spinosa (Lớp đuôi rắn - Ophiuroidea); Psychocidaris ohshimai, Lovenia triforis, Heterobrissus niasicus, Platybrissus roemeri (Lớp cầu gai - Echinoidea) qua 2 chuyến điều tra (tháng 01/2005 và 5-6/2007) trên tàu “Viện sĩ OPARIN” tại nhiều vùng biển khác nhau của Việt Nam [33], năm 2013 Nguyễn Thị Mỹ Ngân & Đào Tấn Hỗ … cũng đã góp phần bổ sung một số loài mới cho thành phần loài động vật da gai ở biển Việt Nam

Năm 2019, Hoàng Đình Trung đã công bố kết quả điều tra tổng hợp về thành phần loài của ngành da gai và thân mềm ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên trong hai năm 2017–2018. Đã xác định được 93 loài thuộc 5 lớp, 18 bộ, 38 họ, 59 giống và 2 ngành (Da gai – Echinodermata và Thân mềm – Mollusca). Trong đó, ngành thân mềm chiếm ưu thế hơn với 74 loài thuộc 2 lớp (Chân bụng và hai mảnh vỏ), 12 bộ, 26 họ, 44 giống; ngành da gai có 19 loài thuộc 3 lớp (Sao biển, Hải sâm, Cầu gai), 6 bộ, 12 họ, 14 giống. Nghiên cứu đã bổ sung mới cho thành phần loài Da gai và Thân mềm của vịnh Xuân Đài 26 loài, 11 giống, 13 họ [34].

28

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu thành phần loài và phân bố Da gai khu vực ven biển Vịnh Hạ Long Quảng Ninh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)