Phân tích sự khác biệt về lòng trung thành của khách hàng theo đặc điểm cá

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến lòng trung thành của khách hàng đối với các Ngân hàng Thương mại tại Hà Nội (Trang 52 - 55)

4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.3.3.Phân tích sự khác biệt về lòng trung thành của khách hàng theo đặc điểm cá

cá nhân

Trong phần này sẽ thực hiện kiểm định nốt 2 giả thuyết còn lại của nghiên cứu là:

- H4: Có sự khác biệt về lòng trung thành của khách hàng theo giới tính khách hàng.

- H5: Có sự khác biệt về lòng trung thành của khách hàng theo thời gian sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng.

3.3.3.1. Xem xét sự khác biệt giữa hai nhóm giới tính về lòng trung thành

Để xem xét vấn đề này, ta thực hiện qua hai kiểm định sau:

45

- H0: Phương sai của hai tổng thể không khác nhau

- H1: Phương sai của hai tổng thể khác nhau

- Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Leneve (kiểm định F) < 0,05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1  sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances not assumed. Và ngược lại nếu giá trị Sig. trong kiểm định Leneve (kiểm định F) > 0,05 thì bác bỏ H1, chấp nhận H0  sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed.

- Thứ hai là kiểm định Sample- t- test với 2 giả thiết:

- H0: Không có sự khác biệt ý nghĩa về trung bình của hai tổng thể.

- H1: Có sự khác biệt ý nghĩa về trung bình của hai tổng thể.

- Nếu Sig. của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa) thì bác bỏ H0, chấp nhận H1. Ngược lại, nếu nếu Sig. của kiểm định t >= a (mức ý nghĩa) thì bác bỏ H1, chấp nhận H0.

Bảng 19. Đánh giá tác động giới tính bằng t- test với Lòng trung thành

Levene‟s Test for Equality of

Variances

t- test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. 2- tailed Mean Differe -nce Std. Error Differ- ence 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper loy Equal variances assumed 2,960 ,087 -,246 155 ,806 -,03135 ,12738 -,28297 ,22028 Equal variances not assumed -,240 129 ,811 -,03135 ,13068 -,28991 ,22721

46

Theo kết quả kiểm định F, Sig.= 0,087 > 0,05 nên sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed. Sig. = 0,806 > 0,05 nên không có sự khác biệt ý nghĩa về trung bình của hai tổng thể, hay nói cách khác ta phủ nhận giả thuyết H6, tức là không có đủ cơ sở để nhận xét sự khác biệt về lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng với giới tính khác nhau.

3.3.3.2. Xem xét sự khác biệt về lòng trung thành giữa các nhóm thời gian giao dịch với ngân hàng

Phân tích phương sai một yếu tố (phân tích ANOVA) được dùng để xem xét vấn đề này. Do một trong những giả định khi phân tích ANOVA là „”Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất” nên trước đó ta cần thực hiện kiểm định Levene như sau

H0: Phương sai của hai tổng thể không khác nhau H1: Phương sai của hai tổng thể khác nhau

Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Leneve (kiểm định F) ≤ 0,05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1  phương sai giữa các lựa chọn của biến biến định tính đang xem xét khác nhau.

Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Leneve (kiểm định F) > 0,05 thì bác bỏ H1, chấp nhận H0  xem tiếp kết quả ở bảng phân tích ANOVA. Nếu Sig. > 0,05 kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm biến định tính, còn nếu Sig.≤ 0,05 thì kết luận có sự khác biết giữa các nhóm biến định tính.

Kết quả kiểm định Levene có Sig.= 0,093> 0,05 đủ điều kiện phân tích ANOVA. Giá trị Sig. trong bảng ANOVA là 0,896> 0,05 nên không có sự khác biệt giữa các nhóm biến định tính. Như vậy, ta bác bỏ giả thuyết H7, nói cách khác là không có sự khác biệt về lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng đối với thời gian giao dịch khác nhau.

47

Bảng 20. Phân tích ANOVA về tác động của thời gian giao dịch với Lòng trung thành

Sum of Squares df Mean

Square F Sig. Between Groups 0,138 2 0,069 0,110 0,896 Within Groups 97,169 154 0,631 Total 97,308 156 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Do tác giả thu thập được từ kết quả chạy SPSS)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến lòng trung thành của khách hàng đối với các Ngân hàng Thương mại tại Hà Nội (Trang 52 - 55)