Nhà nước 85.642 7,60 87.601 7,52 75.959 6,61 102,29 86,71 94,18
Ngoài nhà nước 1.040.279 92,34 1.076.856 92,43 1.073.154 93,34 103,52 99,66 101,57
Có vốn đầu tư
nước ngoài 686 0,06 555 0,05 609 0,05 80,90 109,73 94,22
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2021
Biểu đồ 3.3: Số lượng lao động phân theo loại hình kinh tế
Về số lượng lao đông phân theo khu vực: Căn cứ vào bảng 3.4, số lượng lao động ở khu vực nông thôn trung bình là 850.000 người gấp hơn 3 lần so với thành thị là 290.000 người, cho thấy mức độ đô thị hóa của tỉnh diễn ra chậm, khu vực nông thôn vẫn là địa bàn sinh sống và làm việc quan trọng đối với người dân.
Bảng 3.4. Số lượng và cơ cấu lao động phân theo khu vực
Khu vực
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%)
SL (người) % SL (người) % SL (người) % 2019/ 2018 2020/ 2019 TĐPTBQ Khu vực thành thị 280.262 24,88 306.280 26,29 290.517 25,27 109,28 94,85 101,81
Khu vực nông thôn 846.345 75,12 858.732 73,71 859.205 74,73 101,46 100,06 100,76
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2021
Biểu đồ 3.4: Số lượng lao động tỉnh Đắk Lắk phân theo khu vực
Cơ cấu lao động ở khu vực thành thị tăng 1,41% vào năm 2019 và giảm 1.02% năm 2020 (Biểu đồ 3.5). Năm 2020 lao động làm việc ở thành thị giảm, nông thôn tăng là do dịch bệnh Covid – 19 xảy ra làm cho nhiều việc làm ở lĩnh vực dịch vụ tại thành thị bị cắt giảm và họ chuyển về khu vực nông thôn. Mặc dù biến động nhưng tốc độ phát triển bình quân cả hai khu vực đều tăng 0,76% - 1,81% (Bảng 3.4)
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2021
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu lao động tỉnh Đắk Lắk phân theo khu vực
3.2.1.2. Phát triển về chất lượng
Trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh ngày càng được nâng cao. Về cơ cấu lao động, tính đến cuối năm 2020, lực lượng qua đào tạo là 60% so với lao động đang làm việc, trong
đó số lao động có bằng cấp tín chỉ chiếm 19.53% (Sở LĐTB&XH,2020), cụ thể giai đoạn 2018-2020 số lao động có trình độ đại học là cao nhất trung bình 47,85%/năm, tăng mạnh vào năm 2020chiếm 50,08%, tiếp đến là trung cấp dao động từ 25% đến 31,1%, còn lại là cao đẳng ở mức 23% đến 24,93% (Biểu đồ 3.6). Nguyên nhân là do thiếu các cơ sở đào tạo các ngành nghề kỹ thuật đặc biệt các ngành nghề kỹ thuật cao, chất lượng đào tạo còn thấp chưa đáp ứng được nhu cấu người tuyển dụng lao động, các cơ sở giáo dục chưa chủ động trong việc nâng cao chất lượng dạy và quảng bá ngành học, hiệu quả đạt được ngành đào tạo, ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề còn hạn chế chưa thu hút các nguồn lực khác đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học vẫn chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển khoa học công nghệ, các trường học ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn, chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các khu vực, nhất là vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.
Bảng 3.5: Số lượng và cơ cấu lao động phân theo trình độ
Trình độ
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%)
SL (người) % SL (người) % SL (người) % 2019/
2018 2020/ 2019 TĐPTBQ Trung cấp 3.242 28,96 3.143 31,10 2.920 25,00 96,95 92,90 94,90 Cao đẳng 2.574 23,00 2.371 23,46 2.912 24,93 92,11 122,82 106,36 Đại học 5.377 48,04 4.591 45,43 5.850 50,08 85,38 127,42 104,31 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2021
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2021
Biểu đồ 3.6: Cơ cấu lao động tỉnh Đắk Lắk phân theo trình độ
3.2.1.3. Phát triển về cơ cấu
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh Đắk Lắk biến đổi theo chiều hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và chuyển dịch sang ngành công nghiệp và dịch vụ, nhưng năm 2020 tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng trở lại thêm 0,86%, ngành công nghiệp giảm 0.4% so với năm 2019, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên công nghiệp và dịch vụ nhiều hơn nông nghiệp. Sự dịch chuyển chậm giữa các ngành nhất là ngành công nghiệp chỉ chiếm 7%-8% và dịch vụ khoảng 30% (Bảng 3.6) cho thấy sự ảnh hưởng của việc đô thị hóa chậm, các điều kiện phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh còn hạn chế và phần nào đã phản ánh tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế trong GRDP của tỉnh. Dù tỷ lệ lao
động chiếm trên 61%nhưng đóng góp về giá trị của ngành nông nghiệp chỉ chiếm từ hơn 36% đến 43% (UBND Tỉnh Đắk Lắk, 2020) đã cho thấy năng suất lao động của ngành nông nghiệp thấp và là cơ sở để tạo điều kiện cho sự dịch chuyển lao động sang hai ngành còn lại. Đây cũng là tiền đề để các cơ sở đào tạo nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ được thực hiện.
Bảng 3.6: Số lượng và cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
Ngành kinh tế
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%)
SL (người) % SL (người) % SL (người) % 2019/2018 2020/2019 TĐPTBQ
Nông nghiệp 700.118 62,14 713.729 61,26 714.236 62,12 101.94 100,07 101.003
Công nghiệp &
Xây dựng 139.035 8,27 158.148 8,05 152.599 7,65 113.75 96,49 104.76
Dịch vụ 287.454 29,59 293.135 30,69 282.887 30,23 101.98 96,50 99.2
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2021
Biểu đồ 3.7: Số lượng lao động tỉnh Đắk Lắk phân theo ngành kinh tế
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Đắk Lắk
3.2.2.1. Trình độ phát triển kinh tế xã hội
Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP – theo giá so sánh 2010) ước định 262.578 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 8,75%/năm đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Quy mô nền kinh tế tăng cao, năm 2020 ước tính đạt 62.500 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực Nông lâm, lâm thủy sản tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ngày càng tăng, năm 2020 ước đạt khoảng 54,55 triệu đồng (tương đương 2.400 USD), mức giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân là 2,87%/năm tính đến năm 2020 tỉ lệ hộ nghèo còn 4,99% (UBND Tỉnh Đắk Lắk, 2020). Tỉnh Đắk Lắk là một trong những tỉnh đang phát triển ở trình độ còn thấp, chủ yếu vẫn là tỉnh phát triển về nông nghiệp, công nghiệp chưa thực sự phát triển. Kinh tế giữa các vùng miền phát triển chưa đồng đều, còn có sự chênh lệch lớn về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, thiếu tính kết nối vùng. Tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa giao thông nông thôn còn thấp, vùng dân tộc thiểu số đang thiếu nguồn điện để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
Trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk thấp dẫn đến chất lượng cuộc sống, cơ cấu hạ tầng chưa được nâng cao nên khó khăn cho việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, đặc biệt là thu hút và tạo điều kiện cho lực lượng có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đến làm việc.
3.2.2.2. Giáo dục và đào tạo
Công tác đào tạo nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, mở rộng hình thức, quy mô và chất lượng đào tạo nghề cơ bản phù hợp với số lượng, chất lượng yêu cầu của các ngành kinh tế, nội dung phương pháp giáo dục, đào tạo đã có đổi mới. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng lao động ước đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 19,53%, đào tạo nghề
cho 13.882 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo trên 80% (Sở LĐTB&XH, 2020). Cơ sở vật chất, trang bị cho công tác giáo dục, đào tạo được quan tâm đầu tư, đa dạng hóa các nguồn lực. Chất lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên được nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại đó là: thiếu các cơ sở đào tạo các ngành nghề kỹ thuật đặc biệt các ngành nghề kỹ thuật cao, chất lượng đào tạo còn thấp chưa đáp ứng được nhu cấu người tuyển dụng lao động, có nhiều trường được tuyển dụng nhưng phải đào tạo lại, các cơ sở giáo dục chưa chủ động trong việc nâng cao chất lượng dạy và quảng bá ngành học, hiệu quả đạt được ngành đào tạo, ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề còn hạn chế chưa thu hút các nguồn lực khác đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,trang thiết bị trường học vẫn chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục, nhất là ở ngành học mầm non, các trường học ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn, chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các khu vực, nhất là vùng đồng bằng dân tộc thiểu số. Nhiều trường học không đạt chuẩn quốc gia do thiếu quỹ đất để mở rộng, thiếu kinh phí để đầu tư trang thiết bị dạy học, vẫn còn tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở các trường, các địa phương.
Giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng của bất kỳ quốc gia hay địa phương nào trên con đường phát triển. Với tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Đắk Lắk chưa được nâng cao và đổi mới sẽ tạo ra nguồn nhân lực kém chất lượng, hạn chế về năng lực, kiến thức, kỹ năng, vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhất là thị trường lao động công nghệ cao. Cơ sở vật chất, chương trình đào tạo thấp, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám của tỉnh, đa số sinh viên giỏi chuyển ra tỉnh khác học tập và ở lại làm việc, làm mất đi lượng nhân tài cống hiến cho tỉnh nhà.
3.2.2.3. Trình độ phát triển khoa học công nghệ
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng CNH-HĐH chậm, cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2020: Nông, lâm, thủy sản chiếm 36,05%, công nghiệp – xây dựng chiếm 16,52%, dịch vụ chiếm 45,19% (UBND Tỉnh Đắk Lắk, 2020). Hiện nay tỉnh Đắk Lắk vẫn là thuần nông chưa có vùng chuyên canh về nông nghiệp, vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và chủ yếu là phát triển theo hình
thức tự phát chăn nuôi nhỏ lẻ theo mùa vụ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì vậy năng suất lao động còn thấp, qua hệ số doanh nghiệp cơ sở hoạt động công nghiệp chế biến và xây dựng, thương mại và dịch vụ ít, vị trí việc làm trong lĩnh vực này còn hạn chế vì vậy người lao động tốt nghiệp đại học cao đẳng trung học tìm được việc làm ít hoặc là làm việc trái với chuyên môn đã đào tạo, dẫn đến tình trạng thất nghiệp, hoặc làm công việc phổ thông gây lãng phí cho xã hội.
Phát triển khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm,…Nhiều sản phẩm mới ra đời phong phú, đa dạng, đa năng, mẫu mã đẹp, kích thước nhỏ nhẹ hơn. Chu kỳ sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể và là động lực phát triển nguồn nhân lực có trình độ áp dụng khoa học và công nghệ cao, nhưng mặt tiêu cực của phát triển khoa học và công nghệ đó là tình trạng dư thừa lao động, máy móc dần thay thế con người, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, lao động chưa qua đào tạo mất việc làm.
3.2.2.4. Trình độ phát triển y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Công tác xã hội hóa y tế được thúc đẩy mạnh mẽ và đạt được kết quả đáng khích lệ, dự kiến đến năm 2020, có 27 giường bệnh/vạn dân, 6,85 bác sĩ/vạn dân, 100% trạm y tế xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia, 100% số xã có bác sĩ (UBND Tỉnh Đắk Lắk, 2020). Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được triển khai khá đồng bộ. Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất thiết bị khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhất là đối với các yêu cầu khám chữa bệnh kỹ thuật cao. Nguồn nhân lực và số lượng bác sĩ, cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao vẫn còn thiếu, mất cân đối ở tất cả các tuyến nhưng chưa có cơ chế chính sách thực tập hấp dẫn để thu hút, tình trạng quá tải ở các bệnh viên tuyến tỉnh vẫn còn cao, sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị của tuyến cơ sở chưa thật hiệu quả, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, tăng nhanh công tác tuyên truyền chưa sâu rộng nên ý thức của một bộ phận nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh chưa cao, công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh trên một số địa bàn trong thời gian vừa qua chưa kịp thời, hiệu quả.
Phát triển của y tế và chăm sóc sức khỏe của tỉnh chưa hiệu quả làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, thể trạng chưa được nâng cao. Nếu không có một cơ thể cường tráng và thể lực tốt, tâm hồn thoải mái, phát triển hài hòa thì không có nguồn nhân lực chất lượng tốt, giảm năng suất làm việc
3.2.2.5 Truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa
Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ngày càng sâu rộng. Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức từ tỉnh đến cơ sở đã góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân. Các lễ hội lớn của địa phương được tổ chức thành công như: Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, liên hoan Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,.. đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân. Mặc dù được phát triển mạnh mẽ nhưng nhiều công tác trùng tu, tôn giáo, quản lí di tích trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức, một số di tích đã xuống cấp nhưng chưa được đề xuất trùng tu, tôn giáo kịp thời. Cơ sở vật chất và hệ thống thiết chế văn hoá thể thao ở cơ sở vừa thiếu lại vừa yếu, hoạt động chưa hiệu quả, nhiều địa phương chưa bố trí được quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hoá. Việc triển khai thực hiện phong trào gia đình văn hoá, cơ quan, địa vị văn không đạt tiêu chí đề ra.
Truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa góp phần nâng cao đạo đức cho nguồn nhân lực gồm: ý thức, tôn sư trọng đạo, lòng yêu nước, thương người, tinh thần bất khuất, dũng cảm, hiếu học, lối sống lành mạnh, lòng nhân ái, sẵn sàng tương trợ người khác trong những lúc khó khăn hoạn nạn…đây là những phẩm chất cần có để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đắk Lắk.
3.2.2.6. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế và quảng bá địa phương ở nước ngoài được tỉnh chú trọng thực hiện, đẩy mạnh trên cả 3 lĩnh vực: Ngoại giao, chính trị, kinh tế và văn hóa; tạo môi trường để hội nhập quốc tế, huy động nguồn lực phát triển và nâng cao vị thế của tỉnh. Hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước được mở rộng, góp phần đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin, nhất là trên một số lĩnh vực như: Y tế, du lịch,... Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng trong khu vực Tam giác phát triển nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng chưa có sự cải thiện do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng thông
thương, giao lưu thương mại, thông tin đối ngoại hạn chế, sản phẩm thông tin đối ngoại còn ít, kỹ năng xây dựng dự án kêu gọi viện trợ yếu. Lực lượng lao động ở