Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý hành chính công: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 28)

Thứ nhất, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính hướng tới bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng giữa các cơ quan, đơn vị trong việc phối hợp cùng thực hiện thủ tục hành chính, có tính đến mức độ, trách nhiệm và công sức bỏ ra trong môi trường làm việc giống nhau. Thường xuyên rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chương trình cải cách thủ tục hành chính Nhà nước trong hệ thống chính trị và ngoài xã hội nhằm tạo nhận thức đầy đủ và sâu sắc trong từng cán bộ và nhân dân. Phối hợp chặt chẽ, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính. Các cơ quan, đơn vị phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo phối hợp hiệu quả hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính được giao; đổi mới tư duy và hành động, đẩy mạnh triển khai các mô hình, giải pháp mới, các cách làm hay, có hiệu quả của các cơ quan, địa phương khác.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ chế kiểm tra, thanh tra việc thực thi công vụ của đội ngũ công chức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Xử lý nghiêm người vi phạm và khen thưởng kịp thời người thi hành xuất sắc nhiệm vụ. Có cơ chế pháp lý hữu hiệu đối với các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính không còn phù hợp.

Thứ tư, hoàn thiện cơ sở pháp lý quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cũng như việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thông qua việc ứng dụng công nghệ mới, thực hiện giám sát theo thời gian thực.

Thứ năm, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, sự năng động, trung thực, kỷ cương, gương mẫu, tận tâm phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý hành chính công: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w