5. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.3.1. Hậu quả đối với cá nhân thanh thiếu niên sống “ảo”
Thanh thiếu niên sống “ảo” luôn chìm đắm trong thế giới ảo của mình, tạo ra một bức tường ngăn cách họ với cuộc sống thực tại. Họ quan tâm đến trang mạng xã hội Facebook của mình hơn bất cứ điều gì trong thực tế và đang tiêu tốn quá nhiều thời gian của bản thân, lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, không biết trân trọng thời gian vào những việc bổ ích cho xã hội. Họ dành quá nhiều thời gian chỉ để chỉnh sửa những bức ảnh thật kỹ lưỡng, chăm chút cho những dòng trạng thái để đăng lên mạng xã hội Facebook, rồi lại dành thời gian để ý phần bình luận, phản hồi tin nhắn
những bức ảnh, trạng thái họ vừa đăng, xem những lời khen chê từ mọi người với hi vọng nhận được nhiều lượt tương tác nhất. Khi đó, thanh thiếu niên sẽ bỏ lỡ những cơ hội tốt ở thực tại và khiến cho tâm lý của họ quen dần với sự ảo tưởng, với cuộc sống mà được mọi người để ý, quan tâm.
Một hệ lụy khác mà sống “ảo” để lại là gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của thanh thiếu niên. Chiếc điện thoại là vật bất ly thân và luôn luôn phát sáng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về thần kinh, thị lực, xương khớp… Sức khỏe của thanh thiếu niên sẽ bị giảm sút và ảnh hưởng nghiêm trọng nếu tiếp xúc liên tục trong thời gian dài với những thiết bị di động. Nguy hiểm hơn, thanh thiếu niên sống “ảo” phải đối mặt với nguy cơ của các bệnh tâm lý để lại những hậu quả không chỉ trong cuộc sống hiện tại mà cả tương lai sau này. Một số căn bệnh tâm lý có thể kể đến là: rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm, tâm thần phân liệt, mặc cảm ngoại hình… Họ dễ bị cô đơn, thậm chí là đau khổ nếu như không nhận được sự chú ý từ người khác, họ dễ rơi vào những suy nghĩ tiêu cực, hoảng loạn nếu bị mọi người trên mạng chê bai, chỉ trích, họ cũng sẽ cảm thấy áp lực, khó chịu nếu bài đăng của mình có lượt tương tác thấp. Họ bỏ ra công sức, đầu tư cho bản thân mình thật đẹp trên mạng xã hội để nghe được những lời khen ngợi từ những người xa lạ, khi đó, họ cảm thấy cuộc sống ngoài đời thực thật phức tạp, làm họ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực ở thực tại và càng kéo họ vào thế giới ảo do chính họ tạo ra sâu hơn. Thanh thiếu niên sống “ảo” cảm thấy mọi thứ mà họ tìm thấy trên mạng xã hội dường như đều tốt hơn so với thực tế. Vì những suy nghĩ đó mà họ đôi khi họ cũng có những ý nghĩ không tốt về những người thân yêu xung quanh họ, ngay cả bố mẹ, họ cũng không dành nhiều thời gian quan tâm và ngày càng xa lánh hơn. Tâm lý của họ không chỉ dễ dàng bị ảnh hưởng ở môi trường trên mạng mà những thanh thiếu niên sống “ảo” khi ở trong cuộc sống thực tế cũng vậy, họ nhạy cảm hơn và tâm lý của họ cũng dễ dàng bị lung lay.
Sống “ảo” làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách và lối sống của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay. Việc thanh thiếu niên chỉ chăm chăm vào cuộc sống trên mạng khiến họ trở nên ít giao tiếp, tiếp xúc với mọi người xung quanh, dần dần càng
trở nên xa rời với cuộc sống thực tại. Sự cảm nhận vấn đề của họ chỉ thông qua màn hình điện thoại, hình thành lối sống ảo chỉ sống trong hình ảnh, màu sắc, những thứ đem lại sự thích thú và cảm giác thành tựu cho họ. Đối với họ hoạt động nhộn nhịp trên mạng xã hội làm họ cảm thấy vui vẻ, tốt đẹp hơn các hoạt động xã hội, ngoại khóa ở cuộc sống thực tại nên họ sẵn sàng bỏ mặc những hoạt động bổ ích ngoài kia để đắm chìm trong thế giới ảo mà họ tạo ra. Họ hoàn toàn cho rằng cuộc sống trên mạng mới là cuộc sống của mình và dần dần, cho dù trên mạng xã hội, họ có hào nhoáng, xuất sắc đến mức nào thì ở thực tại, họ chỉ là một con người thụ động, tự ti, thậm chí không được xã hội coi trọng.
Những mối quan h xã h i, xã giao t t sệ ộ ố ẽ được hình thành t vi c nhìn nh n ừ ệ ậ cuộc sống như thế nào, cu c s ng tiêu c c cho ta nhộ ố ự ững người b n tiêu c c, cu c s ng ạ ự ộ ố nhiều ni m vui cho ta nhề ững ngườ ại b n mà luôn thấy được s l c quan t hự ạ ừ ọ. Thực tế, đối với thanh thiếu niên hiện nay tạo những mối quan hệ tốt không khó nhưng để giữ v ng m i quan hữ ố ệ đó bền lâu thì l i không d dàng. Khi sạ ễ ống “ảo” hình thành ở thanh thi u niên, viế ệc giao lưu, kế ạt b n sẽ được hình thành trên m ng xã h i nhiở ạ ộ ều hơn. Môi trường ảo với những người bạn không hề quen biết ngoài đời thực, thường dùng nh ng l i hay nói v thanh thi u niên sữ ờ ề ế ống “ảo” qua những tấm ảnh h ọ đăng lên, qua ti u s h ghi, nhể ử ọ ững người đó hầu như hoàn toàn không biết họ ở ngoài đời thực như thế nào. Mối quan hệ ả o mặc dù mang đến cho thanh thiếu niên niềm vui trước mắt nhưng tác hại về sau là khiến họ mất đi những tình bạn thật, tình bạn đẹp, trân quý, tình b n mà luôn bên c nh h khi h m t mạ ạ ọ ọ ệ ỏi, áp lực ở thực tại.